Thêm chi tiết về khổ nạn thập giá của Chúa Giêsu

 

Giới khoa học đã tìm ra chứng cứ hiếm hoi về mặt khảo cổ học có thể giúp người đời sau phần nào hiểu được những thời khắc cuối cùng trên thập giá của Chúa Giêsu.

 

Xác chết của một người đàn ông được chôn cất ở miền bắc Ý cách đây 2.000 năm bộc lộ các dấu hiệu cho thấy, người này thiệt mạng sau khi bị đóng đinh trên cây thập tự bằng gỗ. Đây cũng là phương pháp dùng để hành hình Chúa Giêsu như Thánh Kinh đã ghi lại. Dù đóng đinh trên thập tự giá là phương thức xử tử trọng phạm và nô lệ vào thời La Mã cổ đại, phát hiện mới được công bố là trường hợp thứ hai mà các nhà khoa học thời nay đã nắm được chứng cứ khảo cổ học trực tiếp về hình phạt vô nhân đạo này.

Kết quả nghiên cứu hài cốt còn lại của người đàn ông, tìm được gần Venice vào năm 2007, cho thấy thương tổn và vết nứt không bao giờ được chữa lành trên một trong những xương gót chân. Điều này cho thấy đối tượng đã bị đóng đinh trên thập tự giá. Nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Ferrara và Florence ở Ý bày tỏ sự tiếc nuối vì hài cốt trong tình trạng không được bảo quản tốt. Họ chưa tìm được xương gót chân còn lại và phần cổ tay không bị đóng như trong trường hợp hành hình Chúa Giêsu.

 

Chôn cất thời cổ đại

Hài cốt được tìm thấy tại Gavello, cách Venice khoảng 40km về hướng tây nam, trong quá trình đào bới và khai quật trước khi đặt hệ thống ống nước xuống nơi này, theo báo cáo đăng trên chuyên san Archaeological và Anthropological Sciences. Các chuyên gia lập tức chú ý đến điều bất thường đối với một hài cốt được chôn cất vào thời La Mã, người đã chết bị vùi thẳng vào lòng đất, thay vì phải được đặt ngay ngắn trong mộ, và không hề có bất kỳ vật phẩm nào được chôn theo.

Các nhà nghiên cứu bắt đầu tiến hành các cuộc kiểm tra gien di truyền và sinh học đối với bộ xương, phát hiện chúng thuộc về một người đàn ông có tầm vóc dưới trung bình, thân hình tong teo, từ 30 đến 40 tuổi vào thời điểm qua đời. Việc thiếu đồ vật được chôn theo người chết và dựa trên hình vóc thấp bé của người chết, nhóm chuyên gia cho rằng nạn nhân có thể là một nô lệ bị bỏ đói thường xuyên, bị chôn trong tình trạng sơ sài giống như trường hợp trừng phạt đối với những kẻ mang trọng tội vào thời La Mã cổ đại.

Một vết nứt lõm sâu nơi xương gót chân là dấu hiệu cho thấy từng có một đinh sắt đóng xuyên qua vị trí này, từ bên trong ra bên ngoài bàn chân phải, có thể bị đóng trực tiếp vào cây thập tự hoặc chỗ gác chân bằng gỗ. “Chúng tôi phát hiện một tổn thương đặc biệt ở phần xương gót chân bên phải và xuyên qua toàn bộ xương chân”, theo tác giả cuộc nghiên cứu Emanuela Gualdi, nhà nhân chủng học y khoa thuộc Đại học Ferrara.

 

Hành hình dã man

Trong báo cáo, tác giả Gualdi và các đồng sự ghi nhận rằng, người La Mã đã biết về phương pháp hành hình trên thập tự giá từ người Carthage (định cư tại nơi hiện nay là Tunisia), và lập tức xem đây là biện pháp tra tấn dẫn đến cái chết từ từ vô cùng thích hợp cho tầng lớp dưới đáy xã hội suốt hơn 1.000 năm, cho đến khi hoàng đế Constantine ban hành lệnh cấm vào thế kỷ thứ 4. Phương pháp hành hình trên thập giá dưới thời La Mã được thiết kế để gây nên nỗi đau đớn kinh khủng nhất đối với thân xác của con người trong một thời gian dài. Chân tay của nạn nhân thường bị đóng đinh vào một cây thập tự bằng gỗ, dựng ở tư thế thẳng đứng, trong khi họ chết dần chết mòn vô cùng thống khổ, thường phải mất vài ngày.

Vì vậy, phương thức hành hình như trên thường được sử dụng khi cần xử lý nô lệ vào thời La Mã, theo các nhà nghiên cứu. Thi thể thường bị bỏ mặc trên thập tự giá cho đến lúc thối rữa và bị động vật ăn xác thối rỉa đến lần mòn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp xác được gỡ xuống và chôn cất, như hài cốt tại Gavello. Quá trình kiểm định xương cho thấy, người đàn ông xấu số không bị đóng đinh vào cổ tay, mà thay vào đó, tay của nạn nhân có thể bị trói vào thập tự giá bằng dây thừng, giáo sư Gualdi phân tích.

Những vụ hành hình thường được mô tả lại trong các tư liệu viết tay từ thời La Mã cổ đại, bao gồm trường hợp lính thời đó hành hình 6.000 nô lệ sau cuộc nổi dậy do dũng sĩ giác đấu Spartacus dẫn đầu vào thế kỷ thứ nhất.

Xương gót chân bị xuyên thủng

 

Chứng cứ hiếm hoi

Không nghi ngờ gì, vụ hành hình trên thập tự giá nổi tiếng nhất mọi thời đại chính là vụ xử Đức Giêsu, được Kinh Thánh mô tả, đã diễn ra tại Giêrusalem dưới thời chính quyền La Mã cai trị vào đầu thời đại của Kitô giáo (từ giữa năm 30 đến 36). Báo cáo của nhóm các chuyên gia Ý như vậy đã cung cấp chứng cứ thứ hai cho thấy tập tục xử tử man rợ như thế trong lịch sử loài người. Trường hợp đầu tiên liên quan đến nạn nhân bị đóng đinh trên thập tự giá được tìm thấy vào năm 1968, trong quá trình khai quật các ngôi mộ vào thời La Mã cổ đại ở Giêrusalem. Nhà khảo cổ học Hy Lạp Vassilios Tzaferis đã tìm được đinh dài 18cm đóng xuyên qua xương gót chân của một hài cốt. Ở trường hợp này, đinh vẫn còn dính trong xương, kèm theo một mảnh nhỏ gỗ cây ô liu thuộc về cây thánh giá mà nạn nhân bị hành hình.

Trong trường hợp tại Ý, các chuyên gia cho rằng, nhiều khả năng đinh đã bị lấy khỏi xác trước khi chôn, giống như thói quen vào thời xưa, để tránh lãng phí.

 

LINH LANG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Ola Källenius, Tổng giám đốc điều hành hãng xe Mercedes-Benz, và các thành viên khác trong nhóm đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc “papamobile” điện hoàn toàn mới, ngày 4.12.2024.
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngày 26.11.2024, Mạng lưới Đức tin Công giáo trao Đức Hồng y Luis Antonio Tagle Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo.
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi, một tín hữu Công giáo người Congo đã được Giáo hội nhìn nhận là chứng nhân đức tin.
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Ola Källenius, Tổng giám đốc điều hành hãng xe Mercedes-Benz, và các thành viên khác trong nhóm đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc “papamobile” điện hoàn toàn mới, ngày 4.12.2024.
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngày 26.11.2024, Mạng lưới Đức tin Công giáo trao Đức Hồng y Luis Antonio Tagle Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo.
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi, một tín hữu Công giáo người Congo đã được Giáo hội nhìn nhận là chứng nhân đức tin.
Đức Mẹ và các chứng nhân đức tin là nguồn cảm hứng
Đức Mẹ và các chứng nhân đức tin là nguồn cảm hứng
Giáo hội Công giáo Campuchia đang chuẩn bị cho Năm Thánh 2025 với chủ đề tôn vinh Đức Mẹ Maria và tưởng nhớ các vị chứng nhân đức tin.
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ðồng hành  với các chuyên gia
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ðồng hành với các chuyên gia
Ðạo diễn người Pháp gốc Việt Florence Trần đã có hai năm tiếp xúc và quan sát các chuyên gia về khảo cổ, pháp y… để thực hiện phim tài liệu “Ðiều tra về những báu vật chôn dưới nhà thờ Ðức Bà Paris”, vừa được phát trên Ðài Truyền...
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Hơn 850 năm lịch sử
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Hơn 850 năm lịch sử
Khoảng 1.000 công nhân đã lao động cật lực để xây dựng tòa Vương Cung Thánh Đường trên hòn đảo nhỏ bên dòng sông Seine từ năm 1163 đến 1345, để thay thế nhà thờ cũ tại đây, theo như giải thích của Tạp chí TIME vào năm 1955:
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ngược dòng  thời gian cùng nhà thờ Ðức Bà Paris
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ngược dòng thời gian cùng nhà thờ Ðức Bà Paris
“Notre Dame” như một cuốn cổ thư sống động của nước Pháp. Trong dịp khánh thành công trình phục dựng, Công giáo và Dân tộc đã trò chuyện với Giáo sư Claude Gauvard, sử gia hàng đầu của Pháp về thời Trung Cổ, để hiểu rõ hơn về nhà thờ...
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Những người thợ lành nghề
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Những người thợ lành nghề
Các nghệ nhân, thợ thủ công, chuyên viên, kỹ thuật viên… đã góp công sức để nhà thờ Ðức Bà Paris mở cửa trở lại, nhưng chính Notre Dame cũng mở toang cánh cửa để công chúng được biết về họ và những ngành nghề tưởng chừng đã thất truyền.
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: 600m3 nước sẵn sàng
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: 600m3 nước sẵn sàng
Để tránh mọi nguy cơ xảy ra hỏa hoạn lần nữa, hơn 1km đường ống dẫn nước đường kính 300mm, tức rộng gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với đường ống cũ, đã được lắp đặt để đưa nước từ hồ chứa Montsouris đến nhà thờ Đức Bà Paris.