Thông điệp hy vọng gởi đến các lãnh đạo Châu Âu

Chiều thứ sáu 24.3, ĐTC đã tiếp đón 27 vị lãnh đạo của các quốc gia EU. Đây là cuộc gặp gỡ ngoại thường, được tổ chức để kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp ước Rome, tạo nền móng cho việc thành lập EU. Qua diễn từ, ĐTC tiếp tục bày tỏ nỗi lo lắng của mình về tương lai của một châu Âu đang khủng hoảng. Ngài nhắc lại rằng các vị hữu trách của khu vực phải toàn tâm toàn ý đặt vấn đề nhân bản vào trọng tâm, như truyền thống của các bậc tiền nhân. “Đâu là niềm hy vọng cho châu Âu hôm nay và ngày mai?”, ĐTC hỏi. “Câu trả lời chính xác dựa trên các cột trụ, trên đó các tiền nhân sáng lập liên minh khu vực đã muốn xây dựng Cộng đồng kinh tế của lục địa này. Những yếu tố tôi từng nhắc nhở: con người phải được đặt ở trung tâm, một sự đoàn kết bền vững và có hiệu quả, sự mở ra cho thế giới, việc theo đuổi hòa bình và phát triển, đồng thời hướng về tương lai”.

ĐTC nhấn mạnh rằng yếu tố tiên quyết cho sức sống châu Âu chính là đoàn kết. Đó là tinh thần “càng cần thiết cho hôm nay, trước các lực đẩy theo hướng ly tâm, đồng thời trước cám dỗ giảm thiểu những lý tưởng nền tảng của EU thành các nhu cầu sản xuất, kinh tế và tài chánh”, ngài ghi nhận.

Ngài cũng xót xa về tính “chóng quên” là đặc điểm của thời đại, khiến chúng ta quên đi cuộc chinh phục lớn lao: đó là duy trì “thời hòa bình lâu dài nhất trong các thế kỷ vừa qua”.

Mẫu số chung của các nhà sáng lập cộng đồng kinh tế châu Âu năm 1957 “là tinh thần phục vụ, nối kết với niềm đam mê chính trị và ý thức rằng từ gốc rễ, nền văn minh châu Âu đã có Kitô giáo”, ĐTC nhận định.

Ngài giảng giải: Ý tưởng khủng hoảng chiếm lĩnh toàn diện đời sống thời đại chúng ta. “Cuộc khủng hoảng cơ chế” và cả khủng hoảng về di dân đang lan tỏa khắp nơi: “nhiều khủng hoảng che dấu nỗi sợ hãi và sự rối loạn tinh thần sâu sắc của người đương thời”. Tuy nhiên, khủng hoảng không chỉ là giây phút tồi tệ cần phải lướt qua, nhưng còn là dịp để xem xét và đánh giá. ĐTC phàn nàn về việc “đánh mất tình cảm giữa các công dân và các thể chế của châu Âu, thường được xem như xa lạ và không quan tâm đến những cảm nhận đa dạng tạo nên khối Liên minh ấy”. Do đó, chúng ta đừng quên con người phải ở vào tâm điểm và tìm lại niềm hy vọng. Bởi lẽ hy vọng là chất giải độc hữu hiệu nhất, chống lại các chính sách mị dân hiện đại.

THÀNH KHÁNH

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Nửa triệu khách hành hương đã qua Cửa Thánh
Nửa triệu khách hành hương đã qua Cửa Thánh
Hình ảnh hàng trăm nhóm tín hữu, với Thánh giá Năm Thánh dẫn đầu, tiến về phía Cửa Thánh đã trở thành những khoảnh khắc đáng nhớ.
Một tàu hải quân Ý là địa điểm hành hương Năm Thánh
Một tàu hải quân Ý là địa điểm hành hương Năm Thánh
Đức Tổng Giám mục Santo Marcianò của Giáo phận Quân đội Ý đã chỉ định con tàu Amerigo Vespucci là một địa điểm hành hương Năm Thánh 2025.
Tân Tổng Giám mục Tổng giáo phận Bangkok
Tân Tổng Giám mục Tổng giáo phận Bangkok
Ngày 11.1.2025, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức cha Phanxicô Xaviê Vira Arpondratana làm Tổng Giám mục của Tổng Giáo phận Bangkok, sau một thời gian làm Giám quản Tông tòa thay cho Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Kriengsak Kovithavanij từ chức vào tháng 6.2024.
Nửa triệu khách hành hương đã qua Cửa Thánh
Nửa triệu khách hành hương đã qua Cửa Thánh
Hình ảnh hàng trăm nhóm tín hữu, với Thánh giá Năm Thánh dẫn đầu, tiến về phía Cửa Thánh đã trở thành những khoảnh khắc đáng nhớ.
Một tàu hải quân Ý là địa điểm hành hương Năm Thánh
Một tàu hải quân Ý là địa điểm hành hương Năm Thánh
Đức Tổng Giám mục Santo Marcianò của Giáo phận Quân đội Ý đã chỉ định con tàu Amerigo Vespucci là một địa điểm hành hương Năm Thánh 2025.
Tân Tổng Giám mục Tổng giáo phận Bangkok
Tân Tổng Giám mục Tổng giáo phận Bangkok
Ngày 11.1.2025, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức cha Phanxicô Xaviê Vira Arpondratana làm Tổng Giám mục của Tổng Giáo phận Bangkok, sau một thời gian làm Giám quản Tông tòa thay cho Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Kriengsak Kovithavanij từ chức vào tháng 6.2024.
Ethiopia, một trong những quốc gia Kitô giáo lâu đời nhất thế giới
Ethiopia, một trong những quốc gia Kitô giáo lâu đời nhất thế giới
Ðức tin Kitô giáo được cho là đã du nhập vào Ethiopia trước châu Âu, dù chỉ sớm vài năm theo ghi chép trong một số cổ thư.
Nữ tu Brazil trở thành người cao tuổi nhất thế giới
Nữ tu Brazil trở thành người cao tuổi nhất thế giới
Nữ tu Inah Canabarro Lucas, người từng được Ðức Giáo Hoàng Phanxicô chúc lành vào năm 2018, đã trở thành người cao tuổi nhất thế giới.
Ðức Giáo Hoàng kêu gọi xóa nợ cho các nước nghèo
Ðức Giáo Hoàng kêu gọi xóa nợ cho các nước nghèo
Nhân dịp đầu năm 2025, Đức Phanxicô đã kêu gọi giới lãnh đạo chính trị trên toàn cầu hãy làm gương tốt bằng hành động xóa hoặc giảm nợ đáng kể cho những quốc gia nghèo nhất thế giới.
Nữ Tổng trưởng đầu tiên của Vatican
Nữ Tổng trưởng đầu tiên của Vatican
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 6.1 đã bổ nhiệm nữ tu Simona Brambilla, 60 tuổi, dòng Thừa sai Consolata, làm Tổng trưởng Bộ Các Tu hội đời sống thánh hiến và Tu đoàn Tông đồ.
Toraja đón nhận kiệt tác kiến trúc tôn giáo mới
Toraja đón nhận kiệt tác kiến trúc tôn giáo mới
Giáo hội Công giáo tại Indonesia đã khánh thành nhà thờ Sancta Familia (Thánh Gia) tại vùng đất cao nguyên Toraja, Nam Sulawesi. Ngôi thánh đường độc đáo này nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý nhờ thiết kế kiến trúc độc đáo và ý nghĩa sâu sắc.
Đừng lãng phí thực phẩm
Đừng lãng phí thực phẩm
Đức Hồng y Stephen Chow, Giám mục Hồng Kông, đã đưa ra một quan điểm sâu sắc về lãng phí thực phẩm, liên kết vấn đề này với phẩm giá của sự sống và trách nhiệm đạo đức của con người.