Tiệc Ly dưới lăng kính khoa học

Món đậu hầm, thịt cừu, ô liu, rau đắng, “nước mắm” La Mã, bánh mì không men... nhiều khả năng đã xuất hiện trong bữa Tiệc Ly, dựa theo nghiên cứu gần đây về ẩm thực vào thời Chúa Giêsu.

Nhờ vào tài hoa của danh họa Leonardo Da Vinci, hình ảnh của bữa Tiệc Ly đã trở thành bất tử, nhưng theo giới chuyên gia, tác phẩm bất hủ này không chắc chắn cung cấp thông tin hoàn toàn chính xác, dù nó là một trong những bức tranh nổi tiếng nhất và có tác động lớn nhất trong lịch sử loài người. “Bức bích họa của Leonardo (nằm trên tường tu viện Santa Maria delle Grazie, thành phố Milan, Ý) xuất phát từ những hình tượng được diễn giải trong nhiều thế kỷ. Thấm đẫm tinh thần của lễ kỷ niệm Chúa lập Bí tích Thánh Thể, Tiệc Ly mang theo ý nghĩa về mặt biểu tượng vô cùng to lớn, và điều này không hỗ trợ công tác tái tạo dòng lịch sử”, theo trang tin Discovery News dẫn lời Generoso Urciuoli, nhà khảo cổ học thuộc Trung tâm Petrie (Ý) và là chủ nhân blog Archeoricettevề thực phẩm cổ đại.

Bức danh tác Bữa tiệc ly của Leonardo Da Vinci từ thế kỷ 16 - Ảnh: Wikipedia

Ông Urciuoli, chuyên gia về lịch sử thời đầu của Công giáo cùng đồng tác giả Marta Berogno, nhà khảo cổ học và Ai Cập học thuộc Viện bảo tàng Turin (Ai Cập), sẽ công bố phát hiện mới vào tháng sau với việc xuất bản quyển sách “Gerusalemme: l’Ultima Cena” (Jerusalem: Bữa Tiệc Ly).

Phát hiện mới

Các món ăn không được bày lên trên bàn hình chữ nhật với ghế ngồi xung quanh giống như trong nhiều tranh ảnh về tôn giáo, mà Chúa Giêsu và các tông đồ ngả người vào những đệm đặt trên sàn, giống như kiểu ăn của người thành Rome thời đó. Để rút ra kết luận này, hai nhà khảo cổ học người Ý đã trích dẫn các đoạn trong Kinh Thánh, các bản viết tay của người Do Thái, những công trình thời La Mã cổ đại và dữ liệu khảo cổ học, nhằm phân tích thói quen ẩm thực tại Jerusalem vào những năm đầu của thế kỷ thứ nhất sau công nguyên.

Kết nối dữ liệu lịch sử và những đầu mối lấy từ các tác phẩm nghệ thuật như các bức vẽ trong hầm mộ từ thế kỷ thứ 3, các nhà nghiên cứu đã có thể tái dựng tại thói quen ăn uống và thực phẩm tại Palestine cách đây 2.000 năm. Hình ảnh thu được hoàn toàn khác với những hình tượng truyền thống lâu nay về bữa tiệc ly. Bữa tối cuối cùng của Chúa Giêsu và các tông đồ đã diễn ra trong một căn phòng trên cao của một ngôi nhà ở Jerusalem, và không phải quây quần xung quanh một cái bàn cao, dài, hình chữ nhật như các tranh vẽ. “Vào lúc đó ở Palestine, thức ăn được đặt trên những chiếc bàn thấp, và khách khứa dùng bữa trong tư thế xoải người trên các tấm nệm dưới đất và trên thảm”, theo ông Urciuoli phân tích.

Bìa cuốn sách về Bữa Tiệc Ly của hai tác giả - ảnh: Archericette

Đĩa, tô và vại nhiều khả năng làm bằng đá. Các manh mối thu được từ các vò bằng đá vào thế kỷ thứ 1 đã được tìm thấy tại vô số địa điểm gần Jerusalem và Galilee. “Người Do Thái tuân theo luật thanh tẩy, đã sử dụng vò đá vì chúng không lẫn tạp chất và không truyền lẫn những chất ô uế”, ông Urciuoli cho biết. Và một khả năng khác là sử dụng gốm sứ làm từ đất sét đỏ tinh chất, một xu hướng phổ biến khắp nơi thời bấy giờ. Vị trí của khách khứa quanh bàn tuân theo một quy luật chặt chẽ, và những người quan trọng nhất ở ngay bên cạnh tả hữu của vị khách chính. “Các đoạn trong Phúc âm theo Thánh Gioan cho thấy Judas ngồi rất gần Chúa Jesus, có lẽ là ngay bên trái. Chúng tôi được kể rằng Judas nhúng bánh mì vào đĩa của Ngài, theo truyền thống chia sẻ thức ăn từ một phần ăn chung”, chuyên gia Urciuoli diễn giải.

Thực đơn của Tiệc Ly

“Kinh Thánh đề cập nhiều về những gì đã xảy ra trong Tiệc Ly, nhưng lại không cung cấp chi tiết về những món mà Chúa Giêsu và các tông đồ đã dùng vào bữa tối”, theo chuyên gia Ý. Ông cho rằng đầu tiên, cần phải dựa trên việc Chúa Giêsu là người Do Thái. “Ngài và các tông đồ tuân theo truyền thống được truyền thừa lại từ kinh Torah và những quy định cấm liên quan đến chế độ ăn”, theo diễn giải của chuyên gia Urciuoli.

Cả hai nhà khảo cổ học Urciuoli và Berogno đã thu hẹp cuộc tìm kiếm về những món ăn trên bàn tiệc của bữa Tiệc Ly bằng cách tái dựng hai món ăn quan trọng khác đã được đề cập trong Tân Ước: tiệc cưới Cana, vốn ghi lại phép lạ biến nước thành rượu vang; và bữa tiệc của vua Hêrôđê, người đã chặt đầu Thánh Gioan Tẩy Giả. “Đám cưới tại Cana cho phép chúng tôi hiểu được các quy định ẩm thực trong tôn giáo của người Do Thái, tức kashrut, theo đó ghi rõ các món ăn nào có thể và không được phép, cũng như cách thức chuẩn bị thực phẩm. Bên cạnh đó, bữa tiệc Hêrôđê cung cấp chi tiết để chúng tôi phân tích ảnh hưởng về mặt ẩm thực của La Mã tại Jerusalem”, theo chuyên gia Urciuoli. Bên cạnh rượu vang và bánh mì, tzir (một dạng “nước mắm” làm theo kiểu La Mã), nhiều khả năng được dọn ra tại đám cưới ở Cana và bữa tiệc Hêrôđê, cũng như ở Tiệc Ly, theo các tác giả cuộc nghiên cứu.

Trình bày chi tiết các phát hiện mới trong cuốn sách sắp lên kệ, hai nhà khảo cổ học Urciuoli và Berogno cũng đưa giả thuyết rằng bữa Tiệc Ly có thể được tổ chức trong thời gian diễn ra lễ hội mùa thu có tên Lễ Lều Tạm (Sukkot), nhằm tưởng niệm những năm tháng người Israel phải trải qua cuộc sống lang bạt trong các túp lều tạm bợ trên sa mạc sau sự kiện di cư bỏ xứ Ai Cập. Tuy nhiên, trong Phúc âm Marcô, Chúa Giêsu chuẩn bị bữa Tiệc Ly “ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế Chiên Vượt Qua”. Nếu Tiệc Ly là một bữa tối vào ngày lễ Vượt Qua, có nghĩa là trong những món được dọn lên bàn tiệc cũng sẽ có thịt cừu. Kinh Thánh cũng cung cấp thêm một đầu mối khác: bánh không lên men và rượu vang đã được dùng trong bữa Tiệc Ly.

Theo các chuyên gia Urciuoli và Berogno, những món ăn khác trên bàn tiệc còn có “cholent”, một món đậu được hầm thật nhừ, những quả ô liu với cây bài hương, một dạng thảo mộc giống cây bạc hà, rau đắng với quả hồ trăn, và món chà là trộn hạt và trái cây.

LING LANG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ý nghĩa tồn tại đúng đắn của công nghệ
Ý nghĩa tồn tại đúng đắn của công nghệ
Đức Tổng Giám mục Ettore Balestrero, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế ở Geneva (Thụy Sĩ), ngày 26.8 đã trình bày quan điểm của Vatican đối với nhu cầu cần bám sát việc phát triển các hệ thống...
Vatican phê chuẩn việc sùng kính Ðức Mẹ ở Ðền thánh Pellevoisin
Vatican phê chuẩn việc sùng kính Ðức Mẹ ở Ðền thánh Pellevoisin
Trong thư ngày 22.8 được Đức Giáo Hoàng Phanxicô phê chuẩn, Bộ Giáo lý Đức tin đã tuyên bố “nihil obstat” (không gì ngăn trở) về đề xuất của Đức cha Jérôme Daniel Beau, Tổng Giám mục Bourges, liên quan đến việc sùng kính Đức Mẹ Lòng Thương Xót ở...
Ý nghĩa tồn tại đúng đắn của công nghệ
Ý nghĩa tồn tại đúng đắn của công nghệ
Đức Tổng Giám mục Ettore Balestrero, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế ở Geneva (Thụy Sĩ), ngày 26.8 đã trình bày quan điểm của Vatican đối với nhu cầu cần bám sát việc phát triển các hệ thống...
Vatican phê chuẩn việc sùng kính Ðức Mẹ ở Ðền thánh Pellevoisin
Vatican phê chuẩn việc sùng kính Ðức Mẹ ở Ðền thánh Pellevoisin
Trong thư ngày 22.8 được Đức Giáo Hoàng Phanxicô phê chuẩn, Bộ Giáo lý Đức tin đã tuyên bố “nihil obstat” (không gì ngăn trở) về đề xuất của Đức cha Jérôme Daniel Beau, Tổng Giám mục Bourges, liên quan đến việc sùng kính Đức Mẹ Lòng Thương Xót ở...
Phục hồi chuông nhà thờ bị hư hại vì bom nguyên tử ở Nagasaki
Phục hồi chuông nhà thờ bị hư hại vì bom nguyên tử ở Nagasaki
Tháp chuông đôi của nhà thờ Urakami ở TP Nagasaki (Nhật Bản) sẽ nhận được quả chuông mới thay thế cho chuông cũ bị hư hại khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố này hồi đệ nhị thế chiến, theo Japan News.
Di hài không bị phân hủy của thánh Têrêsa Avila
Di hài không bị phân hủy của thánh Têrêsa Avila
Khi quan tài bạc của thánh Têrêsa Avila được mở ra ở Alba de Tormes (Tây Ban Nha) vào ngày 28.8, những người chứng kiến xác nhận di hài của vị thánh vẫn duy trì trạng thái không bị phân hủy kể từ khi thánh nhân qua đời năm 1582.
Chuẩn nhận lòng sùng kính Ðức Mẹ Sầu Bi Chandavila
Chuẩn nhận lòng sùng kính Ðức Mẹ Sầu Bi Chandavila
Tòa Thánh vừa chính thức chấp thuận việc sùng kính Đức Mẹ Sầu Bi tại Đền thánh Chandavila, Tây Ban Nha.
Những nữ tu giúp giới khoa học hiểu hơn về Alzheimer
Những nữ tu giúp giới khoa học hiểu hơn về Alzheimer
Gần 4 thập niên trôi qua, nhân loại tiếp tục thụ hưởng thành quả đến từ tinh thần hết mình vì khoa học của các nữ tu tham gia dự án tiên phong về nghiên cứu lão khoa và chứng Alzheimer.
Chi tiết chuyến tông du hơn 32.000km  của Ðức Giáo Hoàng
Chi tiết chuyến tông du hơn 32.000km của Ðức Giáo Hoàng
Từ ngày 2.9, Ðức Phanxicô đã lên đường cho chuyến tông du kéo dài 11 ngày đến Indonesia, Papua New Guinea, Ðông Timor, và Singapore. 
Dòng Phanxicô làm sạch bãi biển
Dòng Phanxicô làm sạch bãi biển
Các nữ tu, linh mục và tình nguyện viên dòng Phanxicô đã cùng thu gom và xử lý lượng lớn rác thải vứt bừa bãi tại bãi biển Cordova, Philippines