Tiếp tục khám phá bí ẩn về Hòm Bia Giao Ước

Hòm Bia Giao Ước chứa hai tấm bia khắc Mười Ðiều Răn là một trong những cổ vật quan trọng nhất trong lịch sử Kitô giáo, và đến nay, con người vẫn không từ bỏ nỗ lực tìm kiếm báu vật vô giá này.

Trong nhiều thế kỷ, con người luôn nỗ lực tìm kiếm những cổ vật và thánh tích linh thiêng từng được đề cập trong Kinh Thánh. Trong số những cổ vật được nhiều thế hệ săn lùng nhất chính là Hòm Bia Giao Ước. Tương truyền cổ vật này đã biến mất vào năm 587 trước Công nguyên, khi người Babylon chiếm đóng Jerusalem.

Mô phỏng hình ảnh Hòm Bia Giao Ước

Thánh tích nổi tiếng

Cổ vật huyền thoại là một cái rương được người Do Thái chế tạo cách đây khoảng 3.000 năm để chứa hai tấm bia đá khắc Mười Ðiều Răn mà Thiên Chúa đã truyền cho nhà tiên tri Moses trên núi Sinai. Theo các thông tin do Kinh Thánh ghi lại, Hòm Bia Giao Ước có kích thước tương tự như một chiếc rương của thủy thủ vào thế kỷ 19, bằng gỗ nạm vàng ròng, bên trên là hai bức tượng cỡ lớn khắc họa hình ảnh thiên thần. Khi di chuyển, người xưa dùng các cây đòn đưa xuyên qua những chiếc vòng ở các cạnh rương, và nhấc lên.

Khu khảo cổ Shiloh

Hòm Bia Giao Ước có liên quan một số phép lạ trong Cựu Ước. Thánh tích này đã “dọn dẹp” những động vật có độc gây chướng ngại trên đường đi của những người Do Thái trong sách Xuất hành. Và khi họ băng qua sông Jordan tiến vào Miền Ðất Hứa, Kinh Thánh ghi lại dòng chảy của con sông đã ngừng lại vào thời khắc những người khiêng Hòm Bia đi ngang qua. Một phép lạ khác là khi người Do Thái bao vây Jericho, họ mang theo Hòm Bia đi quanh cổ thành này và thổi kèn trong vòng 1 tuần. Ðến ngày thứ bảy, các bức tường thành sụp đổ, cho phép họ dễ dàng vào thành.

Tuy nhiên, đến năm 597 và 586 trước Công nguyên, đế quốc Babylon xâm chiếm Israel. Hòm Bia Giao Ước đã biến mất trong cảnh loạn lạc, và từ đó đến nay chưa từng lộ diện trong lịch sử. Chẳng ai biết liệu Hòm đã bị phá hủy, cướp đoạt hoặc cất giấu vào một nơi nào đó.

Lều Hội Ngộ

Những giả thuyết

Một trong những giả thuyết nổi tiếng nhất về tung tích của Hòm Bia Giao Ước chính là, trước khi người Babylon chiếm đóng Jerusalem, cổ vật thiêng liêng này đã lên đường đến Ethiopia, và đến ngày nay vẫn được bảo quản tại Vương Cung Thánh Ðường Ðức Bà Maria xứ Zion thuộc thị trấn Aksum. Tuy nhiên, chỉ có người bảo hộ Hòm Bia mới được phép nhìn thấy cổ vật này, và không cho phép ai bên ngoài tiếp cận.

Tiến sĩ Scott Stripling

Theo một giả thuyết khác, Hòm Bia Giao Ước đã bị giấu bên trong các đường hầm phía dưới Ðền thờ Thứ nhất ở Jerusalem trước khi quân Babylon ập đến và phá hủy nơi này vào năm 586. Thế nhưng, manh mối trên vẫn không thể được kiểm chứng vì nơi đây là điểm đặt Mái Vòm Ðá, một đền thờ Hồi giáo trên Núi Ðền của cổ thành Jerusalem. Mọi hoạt động đào bới đều bị cấm tại khu vực. Hòm Bia Giao Ước nổi tiếng đến nỗi đã trở thành đề tài của màn ảnh rộng. Năm 1981, Hollywood đã công chiếu bộ phim “Raiders of the Lost Ark” (tựa Việt là Indiana Jones và Chiếc Rương thánh tích), được khán giả trên toàn thế giới yêu thích.

Một lần nữa, câu chuyện cổ vật từng xuất hiện trong Kinh Thánh chuẩn bị tiếp tục tái hiện, lần này thông qua thể loại phim tài liệu. Kênh truyền hình nổi tiếng Discovery Channel vào ngày 28.10.2020 sẽ khởi động dự án quay bộ phim tài liệu về cổ vật - thánh tích nổi tiếng của Kitô giáo. Ðược bắt đầu thực hiện ở Trường Kinh Thánh ở TP Katy, bang Texas, bộ phim có tựa đề “Những bí mật của Hòm Bia Giao ước đã mất tích” (tên tiếng Anh là “Secrets of the Lost Ark”). Với tổng cộng 6 kỳ, bộ phim dự kiến sẽ kể lại cuộc hành trình tìm kiếm thánh tích.

Vương cung thánh đường Đức Bà Maria xứ Zion

Ðoàn làm phim của Discovery Channel sẽ đến Trường Kinh Thánh phỏng vấn tiến sĩ Scott Stripling, nhà khảo cổ học đang tham gia dự án tại Shiloh, khu vực có thể nắm giữ những manh mối quan trọng về tông tích của Hòm Bia Giao Ước đang mất tích. Theo tiến sĩ Stripling, Shiloh là thủ đô của Israel trước thời Jerusalem, và là nơi đặt Lều Hội ngộ, tấm lều tạm được dựng lên thờ Thiên Chúa. Tương truyền Hòm Bia đã được lưu giữ tại đây suốt hơn 3 thế kỷ. “Tôi sẽ có mặt trong toàn bộ 6 tập phim trong vai trò của chuyên gia về nội dung, kể lại cuộc hành trình khi người Do Thái bắt đầu rời Ai Cập, thời điểm Hòm Bia và Lều Hội ngộ được đóng và xây dựng, cũng như con đường mà thánh tích đã đi qua”, nhà khảo cổ học tiết lộ.

LING LANG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

1.700 người lãnh nhận Bí tích Rửa tội ở Malaysia
1.700 người lãnh nhận Bí tích Rửa tội ở Malaysia
Trong đêm vọng Phục Sinh 2024, Giáo hội tại Malaysia có hơn 1.700 dự tòng lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Trong những năm gần đây, số người trưởng thành xin lãnh nhận Bí tích Rửa tội gia tăng tại Malaysia.
Cuộc hành hương Laudato Si ở Bangladesh
Cuộc hành hương Laudato Si ở Bangladesh
Ủy ban Giám mục về Công lý và Hòa bình Bangladesh đã tổ chức cuộc hành hương “Laudato si Quốc gia”, cổ vũ chăm sóc thiên nhiên và môi trường, cũng như nhận thức được vai trò của mỗi người trong vấn đề biến đổi khí hậu.
Thay đổi lối sống tiêu dùng và hưởng thụ
Thay đổi lối sống tiêu dùng và hưởng thụ
Đức Giám mục Hormat mời gọi tất cả tín hữu thay đổi suy nghĩ để trở nên toàn diện và hài hòa, coi vũ trụ, con người và Đấng Tạo Hóa đều ở trong một mạng lưới liên kết với nhau và hình thành nên một gia đình phổ quát.
1.700 người lãnh nhận Bí tích Rửa tội ở Malaysia
1.700 người lãnh nhận Bí tích Rửa tội ở Malaysia
Trong đêm vọng Phục Sinh 2024, Giáo hội tại Malaysia có hơn 1.700 dự tòng lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Trong những năm gần đây, số người trưởng thành xin lãnh nhận Bí tích Rửa tội gia tăng tại Malaysia.
Cuộc hành hương Laudato Si ở Bangladesh
Cuộc hành hương Laudato Si ở Bangladesh
Ủy ban Giám mục về Công lý và Hòa bình Bangladesh đã tổ chức cuộc hành hương “Laudato si Quốc gia”, cổ vũ chăm sóc thiên nhiên và môi trường, cũng như nhận thức được vai trò của mỗi người trong vấn đề biến đổi khí hậu.
Thay đổi lối sống tiêu dùng và hưởng thụ
Thay đổi lối sống tiêu dùng và hưởng thụ
Đức Giám mục Hormat mời gọi tất cả tín hữu thay đổi suy nghĩ để trở nên toàn diện và hài hòa, coi vũ trụ, con người và Đấng Tạo Hóa đều ở trong một mạng lưới liên kết với nhau và hình thành nên một gia đình phổ quát.
Hiệp lòng dập tắt lửa oán ghét
Hiệp lòng dập tắt lửa oán ghét
Nhân tháng Ramadan của Hồi giáo (11.3 - 10.4.2024), Tòa Thánh đã công bố sứ điệp chúc mừng các tín hữu Hồi giáo trên thế giới, và kêu gọi cùng nhau dập tắt ngọn lửa chiến tranh và thắp lên ngọn nến hòa bình.
Giám mục Philippines lên tiếng bảo vệ Ðồi Sôcôla
Giám mục Philippines lên tiếng bảo vệ Ðồi Sôcôla
Đức cha Alberto Sy Uy, Giám mục giáo phận Tagbilaran ở Philippines đã nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo tồn Đồi Sôcôla (Chocolate Hills), sau khi một khu nghỉ dưỡng gây tranh cãi ở khu vực này tạm thời ngừng hoạt động vào ngày 15.3.2024
Ngày Cầu nguyện và Ăn chay ở Ấn Ðộ
Ngày Cầu nguyện và Ăn chay ở Ấn Ðộ
Đức Tổng Giám mục Andrews Thazhath, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ấn Độ (CBCI), đã yêu cầu Giáo hội ở Ấn Độ cử hành Ngày Cầu nguyện và Ăn chay vào thứ Sáu 23.3.2024. Việc cử hành long trọng này phục vụ hai mục đích: nâng cao tâm hồn...
Tổng Giáo phận Lipa mở hội nghị về dinh dưỡng
Tổng Giáo phận Lipa mở hội nghị về dinh dưỡng
Đây là hội nghị lần II về dinh dưỡng có chủ đề “Hãy để thực phẩm là thuốc của bạn: Mở đường cho một thế giới khỏe mạnh hơn vào năm 2024 và hơn thế nữa!”.
Lạc quyên Thứ Sáu Tuần Thánh giúp Thánh địa
Lạc quyên Thứ Sáu Tuần Thánh giúp Thánh địa
Hội đồng Giám mục Thụy Sĩ kêu gọi các tín hữu tham gia cuộc lạc quyên truyền thống vào Thứ Sáu Tuần Thánh năm 2024 để trợ giúp cộng đoàn Kitô tại Thánh địa, đang ở trong tình trạng tang thương vì chiến tranh.
Phụ nữ, người xây dựng nhân loại
Phụ nữ, người xây dựng nhân loại
Tại hội nghị quốc tế về chủ đề “Phụ nữ trong Giáo hội: Những người xây dựng nhân loại” ngày 7.3.2024 ở Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc nhìn nhận và đánh giá cao những đóng góp của nữ giới trong Giáo hội.