Tinh thần dân chủ trong Giáo hội

ĐTC đang tham khảo ý kiến các linh mục và giáo dân thành Rome để chọn vị đại diện tới đây của giáo phận Rome, là người kế vị ĐHY Agostino Vallini. ĐHY sẽ từ nhiệm ngày 17.4.2017, theo báo La Croix.

Sự tham vấn này vô tiền khoáng hậu, vì theo truyền thống, việc chọn lựa đại diện giáo phận Rome thuộc quyền Đức Giáo Hoàng, tức giám mục giáo phận Rome.

ĐHY Agostino Vallini, 77 tuổi, đại diện Rome hiện nay sẽ từ nhiệm ngày 17.4. Các linh mục và tín hữu sẽ gởi các “gợi ý về năng lực của vị đại diện sắp tới và tạm đề cử danh tánh một số vị” qua đường bưu điện, hạn chót là ngày 12.4. Đức Phanxicô đã đưa ra đề nghị trên nhân cuộc gặp gỡ riêng với 36 vị phụ trách trong giáo phận, gồm 334 giáo xứ, với 2,8 triệu cư dân.

Phải chăng ĐTC muốn truyền dần thêm tinh thần dân chủ vào Giáo hội Công giáo ?

Tất nhiên, ngài đã chứng minh sự quan tâm của mình đối với ý kiến các tín hữu, qua việc tham vấn họ trước hai kỳ họp Thượng Hội đồng Giám mục về Gia đình, 2014 và 2015. Cha Luc Forestier, giám đốc Viện nghiên cứu tôn giáo thuộc Học viện Công giáo Paris, giải thích thêm: “Tuy vậy, điều ấy đã không liên quan gì đến việc điều hành của Giáo hội”.

Đàng khác, “việc tham vấn trước khi bổ nhiệm một giám mục, tự thân đã là một điều rất thông thường, cha Luc Forestier nhấn mạnh. Nhưng tiến trình này do Đức Khâm sứ dẫn dắt, lại khá kín đáo. Tôi cũng đã được tham vấn nhiều lần, và quen nhiều giáo dân cũng đã được tham vấn như thế một cách kín đáo”.

Theo nhà thần học này, nét mới mẻ trong việc tham khảo ý kiến hiện hành ở điểm được thực hiện công khai với mọi tín hữu, miễn là họ hội đủ thông tin.

Như thế, sáng kiến của ĐTC “rất hay; tuy nhiên cần thận trọng khi nói nó tương tự với nền dân chủ”, theo cha Forestier. Cha phát biểu: “Cần minh định về việc không thể so sánh Giáo hội với sự điều hành một hệ thống chính trị hay hiệp hội. Thực thể Giáo hội thật độc đáo và không tương tự với trần thế. Ngay cả trong các công nghị giáo phận, vị giám mục cho phép tín hữu phát biểu, nhưng rốt cuộc chính ngài luôn lãnh phần trách nhiệm”.

Tính dân chủ từ xưa đã có trong Giáo hội, nhưng đặc biệt trong khuôn khổ một số dòng tu: một ban bầu cử - thường gồm các tu sĩ vĩnh khấn - bầu chọn vị bề trên.

Nói rộng hơn, sáng kiến của ĐTC dành cho việc chọn lựa trong thời gian tới vị đại diện cho giáo phận Rome, nên được nhìn theo nhãn giới “nghị trình rất rõ khi nó đã được Công đồng Vatican II chấp thuận”, cha Forestier nhận định. “Chúng ta xác nhận một sắc thái mới mang chiều kích công nghị”, với mong muốn người tín hữu Công giáo tham gia phát biểu.

Thực sự, theo quan điểm nhà thần học, những phản kháng việc thể hiện tính công nghị do Vatican khởi hứng, tất nhiên không xuất phát từ hàng giáo sĩ, nhưng đôi khi từ chính giáo dân, và không thể giải trừ nếu không có “việc canh tân nội tâm của mọi người”.

VIẾT HIỆP (theo La Croix)

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Giáo hội có 21 tân Hồng y
Giáo hội có 21 tân Hồng y
Trưa ngày 6.10.2024, sau giờ kinh Truyền Tin và cầu nguyện cho hòa bình nhân loại, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố danh sách các tân Hồng y.
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 2): Phân tích thêm về vết máu
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 2): Phân tích thêm về vết máu
Kết quả phân tích mới thực hiện trên Vải liệm Turin cho thấy các vết máu phù hợp với những mô tả của Thánh Kinh về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Trước khi rời Luxembourg ngày 26.9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện trước tượng của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, Đấng an ủi những người đau khổ đã trở thành thánh bổn mạng của quốc gia châu Âu này từ năm 1666.
Giáo hội có 21 tân Hồng y
Giáo hội có 21 tân Hồng y
Trưa ngày 6.10.2024, sau giờ kinh Truyền Tin và cầu nguyện cho hòa bình nhân loại, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố danh sách các tân Hồng y.
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 2): Phân tích thêm về vết máu
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 2): Phân tích thêm về vết máu
Kết quả phân tích mới thực hiện trên Vải liệm Turin cho thấy các vết máu phù hợp với những mô tả của Thánh Kinh về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Trước khi rời Luxembourg ngày 26.9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện trước tượng của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, Đấng an ủi những người đau khổ đã trở thành thánh bổn mạng của quốc gia châu Âu này từ năm 1666.
Bữa ăn với người nghèo ở nhà thờ Bỉ
Bữa ăn với người nghèo ở nhà thờ Bỉ
Ngày 28.9, trước khi bắt đầu lịch trình trong ngày, Đức Phanxicô đã ăn sáng cùng những người có hoàn cảnh khốn khó ở nhà thờ giáo xứ St. Giles xây từ thế kỷ XIX.
Hoàng hậu Bỉ được mặc trang phục trắng đón Ðức Giáo Hoàng
Hoàng hậu Bỉ được mặc trang phục trắng đón Ðức Giáo Hoàng
Trong những chuyến thăm chính thức hoặc tại những buổi tiếp kiến công chúng ở Tòa Thánh, nữ giới được quy định mặc trang phục đen khi đứng trước Ðức Giáo Hoàng.
Khi Ðức Giáo Hoàng đi uống cà phê
Khi Ðức Giáo Hoàng đi uống cà phê
Ngày 26.9, khi ở Luxembourg, Ðức Phanxicô đã có hoạt động bất ngờ ngoài chương trình tông du. Sau bữa ăn trưa, ngài cùng một vài trợ lý đến một quán cà phê tên Gruppetto gần Tòa Tổng Giám mục.
Chuyến tông du đến “trái tim” châu Âu
Chuyến tông du đến “trái tim” châu Âu
Từ ngày 26 đến 29.9, Ðức Giáo Hoàng Phanxicô thực hiện chuyến thăm Luxembourg và Bỉ - chuyến tông du thứ 46 trong triều đại của ngài, mang thông điệp quan trọng về vai trò tương lai của nơi được xem là “trái tim” châu Âu.
Tranh Đức Mẹ Hàn Quốc ở Vườn Vatican
Tranh Đức Mẹ Hàn Quốc ở Vườn Vatican
Lễ làm phép khánh thành bức tranh khảm Đức Mẹ Hòa Bình theo phong cách Hàn Quốc vừa diễn ra tại Vườn Vatican vào ngày 20.9.2024.
Khai mạc Đại hội đồng thứ hai của Thượng Hội đồng Giám mục
Khai mạc Đại hội đồng thứ hai của Thượng Hội đồng Giám mục
Đại hội đồng thứ hai của Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ 16 về Hiệp hành diễn ra từ ngày 2 đến 27.10.2024 tại Vatican.