Trùm phát xít Hitler từng âm mưu bắt cóc Ðức Giáo Hoàng

Vài tuần trước khi quân phát xít Ðức rút khỏi Rome, trùm phát xít Ðức Adolf Hitler đích thân ra lệnh cho lực lượng SS bắt cóc Ðức Giáo Hoàng với tham vọng khống chế giáo triều Rome.

Tác giả nhiều quyển sách về lịch sử quân sự Dan Kurzman là nhà báo duy nhất từng phỏng vấn tướng Karl Wolf, chỉ huy lực lượng SS tại Ý. Vài năm trước khi qua đời, ông đã xuất bản quyển sách chấn động có tựa đề: “Kế hoạch đặc biệt: Âm mưu bí mật của Hitler nhằm khống chế Vatican và bắt cóc Ðức Giáo Hoàng Piô XII”.


Ý đồ chiếm Vatican

Ngay sau khi nhà độc tài Ý Benito Mussolini bị vua Victor Emmanuel III miễn nhiệm khỏi vị trí đứng đầu chính phủ vào ngày 25.7.1943, quốc trưởng Ðức Quốc xã Adolf Hitler nảy ra ý tưởng bắt cóc Ðức Giáo Hoàng Piô XII và từ đó khống chế Vatican. Rõ ràng, theo suy nghĩ của ông ta, vị giáo hoàng được người Do Thái yêu mến đã khuyến khích vua Victor Emmanuel III và một số lãnh tụ đối lập của Mussolini lật đổ trùm phát xít Ý.

Ngày hôm sau, Hitler triệu tập hội đồng cơ mật, giao nhiệm vụ giải cứu Mussolini cho các tướng lĩnh và đưa ông ta quay về vị trí lãnh đạo chính phủ Ý. Theo chỉ đạo của Hitler, “quân Ðức Quốc xã phải chiếm đóng thành Rome”, “phá hủy tầm ảnh hưởng của Tòa Thánh, bắt giữ Giáo Hoàng, đồng thời loan tin ra bên ngoài rằng quân phát xít đang tìm cách bảo vệ Ðức Giáo Hoàng”. Vào thời điểm đó, Hitler để ngỏ khả năng sát hại Ðức Piô XII.

Hitler muốn bắt giữ ĐTC và khống chế Tòa Thánh

Khoảng 6 tuần sau, vào ngày 13.9, tướng SS Karl Wolff, chỉ huy lực lượng này tại Ý, đã nhận được cuộc gọi từ Thống chế SS Heinrich Himmler, kẻ đạo diễn toàn bộ chiến dịch trừ khử người Do Thái gây nên nạn diệt chủng thảm khốc. “Himmler rống lên rằng quốc trưởng muốn gặp tôi ngay lập tức”, tướng Wolff nói với nhà báo Kurzman. Chỉ huy SS tại Ý, trước đó giữ chức tham mưu trưởng của Himmler, nghi ngờ về lệnh triệu tập trên. Ba ngày trước đó (10.9), quân Ðức đã kéo vào Rome, và tình báo Ðức nhanh chóng đưa Mussolini khỏi nơi giam cầm. Thủ lĩnh đảng phát xít Ý giờ đây được khôi phục quyền ở miền bắc Ý, nơi quân phát xít Ðức đang kiểm soát. Và tướng Wolff được gởi đến Fasano, gần Salo, với nhiệm vụ chủ yếu là đảm bảo Mussolini nghe theo lệnh của đàn anh Hitler. Tuy nhiên, Thống chế Himmler tiết lộ quốc trưởng có thêm một sứ mệnh mật khác dành cho ông.

Sau đó, tướng Wolff biết được nhiệm vụ đó là gì. Hitler ra lệnh: “Tôi muốn ông và quân của ông phải chiếm đóng Vatican càng nhanh càng tốt, kiểm soát các tài liệu và những báu vật nghệ thuật, đưa Giáo Hoàng và thành viên giáo triều Rome về hướng bắc”, có thể là Liechtenstein. Hitler cũng đề cập đến khả năng Ðồng Minh kéo quân vào Ý và nhấn mạnh không muốn Ðức Giáo Hoàng được quân Ðồng Minh bảo vệ.

Đức Giáo Hoàng Piô XII


Sự lựa chọn của tướng SS

Tướng Wolff nhận mệnh lệnh nhưng sau đó cảm thấy không ổn. Ông cảm giác rằng một chiến dịch như thế có thể khiến cả thế giới xa lánh nước Ðức. Bên cạnh đó, tướng Wolff tôn sùng sự uy nghiêm, và Ðức Giáo Hoàng được xem là một trong những nhà lãnh đạo uy quyền nhất thế giới. Wolff cũng cảm thấy cơ hội đang đến. Ông cho rằng nếu phá hoại sứ mệnh do Hitler giao phó, mình có thể nhận được lời chúc lành của Ðức Giáo Hoàng.

Dựa trên một lá thư sau đó được một thủ lĩnh phát xít Ý viết cho đồng bọn, chi tiết của kế hoạch thật sự tàn độc như sau : sát hại Ðức Piô XII và toàn bộ người của Tòa Thánh. Theo đó, các thành viên của sư đoàn kỵ binh SS số 8 Geyer Cavalry, giả trang làm quân Ý, sẽ lợi dụng bóng đêm ập vào Vatican, giết chết mọi thành viên của giáo triều Rome và bắt giữ Ðức Giáo Hoàng làm tù binh. Kế đến, lực lượng của sư đoàn bọc thép Hermann Goering Panzer sẽ xông vào Vatican để “giải cứu” Giáo Hoàng và “giết” quân Ý do SS giả dạng. Trong trường hợp Ðức Thánh Cha tìm cách bỏ trốn, ngài sẽ bị bắn, và quân SS sẽ đổ lỗi cho người Ý về tội ác này.

Tướng Karl Wolff

Tướng Wolff đã thuật lại mệnh lệnh của Hitler cho đại sứ Ðức tại Ý Rudolf Rahn. Cùng với những người khác, đại sứ Rahn lên tiếng phản đối kế hoạch trên và đến gặp Hitler. Nhà ngoại giao phân tích cho quốc trưởng và các tướng lĩnh: Nếu người Ý biết Ðức Giáo Hoàng rơi vào tay phát xít Ðức, họ có thể nổi dậy chống lại quân Ðức. Trong khi đó, tướng Wolff tiết lộ cho Vatican rằng Ðức Piô XII đang gặp nguy hiểm. Vài tháng sau, vào tháng 5.1944, tướng Wolff bí mật yết kiến Ðức Thánh Cha, và lúc này Ðức Piô XII đã biết về vai trò của vị tướng khi ngầm phá âm ưu bắt cóc mình.

Cả Ðức Giáo Hoàng và tướng SS nhất trí rằng chiến tranh nên kết thúc. Và tướng Wolff cam đoan rằng mình sẽ tìm cách phá tan bất kỳ âm mưu mới nào nhằm chống lại vị chủ chăn của Giáo hội hoàn vũ. Cuối cùng, Hitler không thực hiện được kế hoạch bắt cóc Ðức Giáo Hoàng và trở thành kẻ thua trận trong chiến tranh thế giới thứ hai.

GIANG VÔ YÊN

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Cuộc hội thảo “Kitô giáo trong đối thoại với Hồi giáo và các tôn giáo truyền thống châu Phi: những thách thức và cơ hội” được tổ chức tại Nairobi, Kenya từ ngày 9 đến 10.4.2024
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Một trong những thủ bản Kinh Thánh cổ nhất thế giới sẽ được bán đấu giá, khởi điểm 3,8 triệu USD, vào ngày 11.6.2024 tại Luân Đôn.
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Giáo hội Công giáo tại Lào, Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, đã tròn 80 tuổi ngày 8.4.2024.
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Cuộc hội thảo “Kitô giáo trong đối thoại với Hồi giáo và các tôn giáo truyền thống châu Phi: những thách thức và cơ hội” được tổ chức tại Nairobi, Kenya từ ngày 9 đến 10.4.2024
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Một trong những thủ bản Kinh Thánh cổ nhất thế giới sẽ được bán đấu giá, khởi điểm 3,8 triệu USD, vào ngày 11.6.2024 tại Luân Đôn.
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Giáo hội Công giáo tại Lào, Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, đã tròn 80 tuổi ngày 8.4.2024.
Lạc quyên Mùa Chay ở Trung Quốc
Lạc quyên Mùa Chay ở Trung Quốc
Các tín hữu Trung Quốc đã quảng đại đóng góp cho cuộc lạc quyên năm 2024 do Jinde Charities (tổ chức từ thiện Công giáo tại Trung Quốc) khởi xướng vào Mùa Chay 2024
Ơn toàn xá cho tín hữu tham dự Ðại hội Thánh Thể ở Mỹ
Ơn toàn xá cho tín hữu tham dự Ðại hội Thánh Thể ở Mỹ
Tòa Ân giải Tối cao sẽ ban ơn toàn xá, theo các điều kiện thông thường, cho các tín hữu tham dự Cuộc hành hương Thánh Thể Quốc gia và Đại hội Thánh Thể Quốc gia diễn ra ở Indianapolis
Ðức Phanxicô tái lập tước hiệu “Thượng phụ Tây phương”
Ðức Phanxicô tái lập tước hiệu “Thượng phụ Tây phương”
Trong Niên giám Tòa Thánh năm 2024 mới xuất bản, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tái lập tước vị của ngài là “Thượng phụ Tây phương”, một điều có thể làm cho các Thượng phụ Chính thống cũng như Đông phương hài lòng.
Ðức Thánh Cha chia buồn với các nạn nhân động đất tại Ðài Loan
Ðức Thánh Cha chia buồn với các nạn nhân động đất tại Ðài Loan
Trận động đất 7.2 độ Richter xảy ra sáng ngày 3.4.2024 đã làm khoảng 10 người chết, hơn 1.000 người bị thương và chừng 700 người mất tích hoặc còn bị mắc kẹt
Kinh Thánh trọn bộ được dịch ra 743 ngôn ngữ
Kinh Thánh trọn bộ được dịch ra 743 ngôn ngữ
Kinh Thánh toàn bộ Cựu và Tân ước đã được dịch ra 743 thứ tiếng trên thế giới
Tuyên bố mới về phẩm giá con người
Tuyên bố mới về phẩm giá con người
Tuyên bố “Dignitas infinita” về phẩm giá con người được Ðức Hồng y Victor Manuel Fernández, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức Tin giới thiệu ngày 8.4.2024