Tuyệt tác về Ðức Mẹ và Chúa Hài Ðồng của Leonardo da Vinci?

Giới chuyên gia vừa công bố những chi tiết quyết định giúp chứng minh siêu phẩm “Ðức Mẹ Ðồng Trinh Maria và Chúa Hài Ðồng tươi cười” là bức tượng duy nhất còn sót lại của Leonardo da Vinci.

Bức tượng bằng đất nung đã thuộc về bộ sưu tập của Bảo tàng Victoria và Albert ở London (Anh) từ năm 1858, nhưng các nhà quản lý bảo tàng mới đây tuyên bố trong một cuộc triển lãm ở Florence (Ý) rằng, nhiều khả năng đây là tác phẩm xuất phát từ bàn tay tài hoa của bậc thầy hội họa vào thời Phục Hưng Leonardo da Vinci.

Ngoại lệ kỳ diệu

Có một số thông tin cho rằng, Leonardo da Vinci (1452-1519) ngoài việc vẽ tranh còn từng khắc tượng. Thế nhưng, đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào còn sót lại có thể xác nhận một tác phẩm điêu khắc thuộc về họa sĩ đầy tài hoa của Ý. “Ðức Mẹ Ðồng Trinh Maria và Chúa Hài Ðồng tươi cười” là một ngoại lệ kỳ diệu, theo tờ Guardian dẫn lời các nhà quản lý bảo tàng trong sự kiện triển lãm mang tên Verrocchio: Master of Leonardo, diễn ra tại cung điện Strozzi ở thành Florence. Ðây cũng đánh dấu lần gần nhất bức tượng lộ diện trước công chúng. Và có thể thấy, dấu ấn của Leonardo da Vinci trên mọi chi tiết của tượng, theo sự phân tích của một số học giả. Ông được cho đã tạc tượng vào khoảng năm 1472, khi mới 19 hoặc 20 tuổi và đang theo học tại xưởng của nghệ nhân Andrea del Verrocchio (1435-1488) của Florence.

Nước Anh có mối quan tâm đặc biệt đối với “Ðức Mẹ Ðồng Trinh Maria và Chúa Hài Ðồng tươi cười”. Bức tượng đã thuộc về bảo tàng ở thủ đô nước này từ giữa thế kỷ 19, nhưng từ lâu được cho là công trình của một nhà điêu khắc khác cũng là công dân thành phố Florence: Antonio Rossellino (1427-1479). Nguyên nhân dẫn đến sự ngộ nhận này là do giới học giả tin vào kết luận của cố sử gia nghệ thuật và nguyên Giám đốc Bảo tàng Anh John Pope-Hennessy, theo học giả Francesco Caglioti, người dẫn đầu khám phá mới. Giáo sư Caglioti, đang giảng dạy tại Ðại học Naples, nổi tiếng trong giới chuyên gia về thời Phục Hưng vì kiến thức vô song về điêu khắc của thế kỷ 15. Học giả người Ý đã chứng minh bản thân là thần đồng về mảng lịch sử nghệ thuật khi soạn thảo danh mục về bảo tàng Louvre nổi tiếng của Pháp khi mới lên 8.

Nguyên mẫu cho nụ cười bí ẩn

Theo Caglioti, những người thời Nữ hoàng Victoria chẳng gặp khó khăn nào khi phát hiện những đường nét của Leonardo da Vinci trong kho báu mỹ thuật của Viện Bảo tàng Victoria và Albert. Hình ảnh Ðức Mẹ Ðồng Trinh Maria nhìn xuống Chúa Hài Ðồng đang tươi cười trong lòng mình hoàn toàn có thể là nguyên mẫu đầu tiên cho mọi nụ cười đầy bí ẩn nhưng khó cưỡng trong các tác phẩm của Leonardo da Vinci. Và nổi tiếng nhất không gì khác ngoài nụ cười trên gương mặt của nàng Mona Lisa.

Thế nhưng, bằng cách nào đó ông Pope-Hennessy, một chuyên gia vô cùng uy tín của thế kỷ 20, lại tuyên bố bức tượng là tác phẩm của Rossellino, và các thế hệ học giả đời sau tin vào tiền nhân. Dầu vậy, ông này không hề có bằng chứng nào cho lời tuyên bố của mình, theo giáo sư Caglioti. Trong sự ngạc nhiên, các nhà báo vây quanh bức tượng bằng đất sét đỏ cao 50 cm, lắng nghe ông Caglioti giải thích lý do mà ông xác định đây là tác phẩm 100% của Leonardo da Vinci. Carmen C Bambach, học giả nổi tiếng về bậc thầy thời Phục Hưng, đang công tác tại Viện Bảo tàng Metropolitan ở TP New York, cũng có mặt để ủng hộ lập luận mới.

Họ tập trung vào hai chi tiết then chốt. Ðầu tiên là độ phồng của váy, làm từ chất liệu phức tạp phủ xuống đôi chân của Ðức Mẹ và hoàn toàn tương tự với các phác họa của Leonardo da Vinci vào thời điểm đó. Những bức phác họa, cũng được trưng bày tại Strozzi, với các đường nét đầy mê hoặc và gần như ám ảnh cho thấy nỗ lực của nhà danh họa thời trẻ đang tìm cách nghiên cứu những nếp gấp và các khoảng tối mờ ảo. Hai học giả Caglioti và Bambach khẳng định họ có thể thấy điều tương tự ở bức tượng. Thứ hai, khuôn mặt của Chúa Hài Ðồng và tư thế vô cùng duy thực và chỉ có thể được thể hiện với sự quan sát hết sức chi tiết. Nói tóm gọn, hình tượng của Chúa Con thật sự sống động. Có thể thấy được nét tương đồng trong cách thể hiện của hành vi của những nhân vật trẻ thơ khác ở những tác phẩm sau này của Leonardo da Vinci.

Bảo tàng Victoria và Albert vẫn tỏ ra hết sức thận trọng trước khi kết luận chính thức, vì ý tưởng đây là tác phẩm có hơi hướm Leonardo da Vinci từng được nêu lên lần đầu tiên vào năm 1899. Nghiên cứu của giáo sư Caglioti đã mở ra cuộc tranh luận và hướng tìm hiểu mới về đề tài này.

LING LANG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Cuộc hội thảo “Kitô giáo trong đối thoại với Hồi giáo và các tôn giáo truyền thống châu Phi: những thách thức và cơ hội” được tổ chức tại Nairobi, Kenya từ ngày 9 đến 10.4.2024
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Một trong những thủ bản Kinh Thánh cổ nhất thế giới sẽ được bán đấu giá, khởi điểm 3,8 triệu USD, vào ngày 11.6.2024 tại Luân Đôn.
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Giáo hội Công giáo tại Lào, Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, đã tròn 80 tuổi ngày 8.4.2024.
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Cuộc hội thảo “Kitô giáo trong đối thoại với Hồi giáo và các tôn giáo truyền thống châu Phi: những thách thức và cơ hội” được tổ chức tại Nairobi, Kenya từ ngày 9 đến 10.4.2024
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Một trong những thủ bản Kinh Thánh cổ nhất thế giới sẽ được bán đấu giá, khởi điểm 3,8 triệu USD, vào ngày 11.6.2024 tại Luân Đôn.
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Giáo hội Công giáo tại Lào, Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, đã tròn 80 tuổi ngày 8.4.2024.
Lạc quyên Mùa Chay ở Trung Quốc
Lạc quyên Mùa Chay ở Trung Quốc
Các tín hữu Trung Quốc đã quảng đại đóng góp cho cuộc lạc quyên năm 2024 do Jinde Charities (tổ chức từ thiện Công giáo tại Trung Quốc) khởi xướng vào Mùa Chay 2024
Ơn toàn xá cho tín hữu tham dự Ðại hội Thánh Thể ở Mỹ
Ơn toàn xá cho tín hữu tham dự Ðại hội Thánh Thể ở Mỹ
Tòa Ân giải Tối cao sẽ ban ơn toàn xá, theo các điều kiện thông thường, cho các tín hữu tham dự Cuộc hành hương Thánh Thể Quốc gia và Đại hội Thánh Thể Quốc gia diễn ra ở Indianapolis
Ðức Phanxicô tái lập tước hiệu “Thượng phụ Tây phương”
Ðức Phanxicô tái lập tước hiệu “Thượng phụ Tây phương”
Trong Niên giám Tòa Thánh năm 2024 mới xuất bản, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tái lập tước vị của ngài là “Thượng phụ Tây phương”, một điều có thể làm cho các Thượng phụ Chính thống cũng như Đông phương hài lòng.
Ðức Thánh Cha chia buồn với các nạn nhân động đất tại Ðài Loan
Ðức Thánh Cha chia buồn với các nạn nhân động đất tại Ðài Loan
Trận động đất 7.2 độ Richter xảy ra sáng ngày 3.4.2024 đã làm khoảng 10 người chết, hơn 1.000 người bị thương và chừng 700 người mất tích hoặc còn bị mắc kẹt
Kinh Thánh trọn bộ được dịch ra 743 ngôn ngữ
Kinh Thánh trọn bộ được dịch ra 743 ngôn ngữ
Kinh Thánh toàn bộ Cựu và Tân ước đã được dịch ra 743 thứ tiếng trên thế giới
Tuyên bố mới về phẩm giá con người
Tuyên bố mới về phẩm giá con người
Tuyên bố “Dignitas infinita” về phẩm giá con người được Ðức Hồng y Victor Manuel Fernández, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức Tin giới thiệu ngày 8.4.2024