Ðức Bênêđictô XVI, vị “Giáo Hoàng Xanh”

Trong triều đại của mình, Ðức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nhiều lần được cộng đồng quốc tế tôn vinh vì những nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường.

Ðức Thánh Cha Phanxicô rất quan tâm đến “Ngôi nhà chung của Chúa” và luôn làm mọi biện pháp để mời gọi mọi người gìn giữ thiên nhiên, chẳng hạn qua thông điệp Laudato Si, hay sắp tới đây là Thượng Hội đồng Giám mục ngoại thường về Amazon. Ðiều quan trọng là ngài luôn nhấn mạnh rằng những gì mình làm là sự nối tiếp tinh thần bảo vệ môi trường của các vị tiền nhiệm. Ðiển hình là Ðức Bênêđictô XVI từng được giới truyền thông xưng tụng là vị “Giáo Hoàng Xanh”. Tên gọi này xuất hiện sau khi ngài tổ chức Ngày Thế giới vì Hòa bình năm 2010. Ngài chọn chủ đề cho ngày này là “Nếu bạn muốn nuôi dưỡng Hòa bình, hãy bảo vệ Công trình Sáng tạo của Chúa”. Ðức Bênêđictô XVI giảng giải khi con người “ngược đãi”, phá hoại Trái đất - Công trình vĩ đại của Chúa - thì sẽ gây ra muôn vàn hậu họa như đất đai xói mòn dẫn đến lũ lụt; biến đổi khí hậu khiến nhiều người mất nơi sinh sống, khủng hoảng lương thực, là mầm mống của bất ổn chính trị, thậm chí xung đột, chiến tranh.

Đức Bênêđictô XVI đã cho lắp dàn pin quang điện trên nóc Đại sảnh đường Phaolô VI - ảnh: AFP

Vì vậy, bảo vệ Trái đất, không chỉ bởi vì đây là “công trình của Thiên Chúa”, mà còn vì điều này rất cần thiết cho sự chung sống hòa bình của nhân loại. Sự vô nhân đạo của con người đối với con người đã làm nảy sinh nhiều mối đe dọa lớn đến hòa bình và sự phát triển toàn diện của nhân loại. Tuy nhiên, không ít các mối đe dọa trở nên nghiêm trọng hơn từ sự thờ ơ trước tình trạng đáng báo động của hành tinh Xanh. Ðức Bênêđictô XVI không chỉ nói suông về việc bảo vệ sự sáng tạo, mà hành động của ngài luôn đi đôi cùng lời nói. Ngài đã phê duyệt một kế hoạch bao phủ mái của Ðại sảnh đường Phaolô VI bằng những tấm pin điện mặt trời, đủ để cung cấp năng lượng cho việc chiếu sáng, sưởi ấm, và làm mát một phần ở Vatican. Ðức Bênêđictô XVI cũng đã ủy quyền cho Ngân hàng Vatican trong việc tài trợ trồng rừng. Ngài từng sử dụng một chiếc “tông xa” (papamobile) chạy được cả bằng điện và xăng.

Với những nền tảng đã được vị tiền nhiệm xây dựng, Ðức Phanxicô đã trở thành một trong những tiếng nói có uy tín nhất trong việc bảo vệ Trái đất và bảo vệ những cộng đồng thiểu số vốn rất dễ bị tổn thương khi môi trường bị phá hủy.

Minh Hùng (theo Aleteia)

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Giáo hội có 21 tân Hồng y
Giáo hội có 21 tân Hồng y
Trưa ngày 6.10.2024, sau giờ kinh Truyền Tin và cầu nguyện cho hòa bình nhân loại, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố danh sách các tân Hồng y.
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 2): Phân tích thêm về vết máu
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 2): Phân tích thêm về vết máu
Kết quả phân tích mới thực hiện trên Vải liệm Turin cho thấy các vết máu phù hợp với những mô tả của Thánh Kinh về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Trước khi rời Luxembourg ngày 26.9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện trước tượng của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, Đấng an ủi những người đau khổ đã trở thành thánh bổn mạng của quốc gia châu Âu này từ năm 1666.
Giáo hội có 21 tân Hồng y
Giáo hội có 21 tân Hồng y
Trưa ngày 6.10.2024, sau giờ kinh Truyền Tin và cầu nguyện cho hòa bình nhân loại, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố danh sách các tân Hồng y.
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 2): Phân tích thêm về vết máu
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 2): Phân tích thêm về vết máu
Kết quả phân tích mới thực hiện trên Vải liệm Turin cho thấy các vết máu phù hợp với những mô tả của Thánh Kinh về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Trước khi rời Luxembourg ngày 26.9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện trước tượng của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, Đấng an ủi những người đau khổ đã trở thành thánh bổn mạng của quốc gia châu Âu này từ năm 1666.
Bữa ăn với người nghèo ở nhà thờ Bỉ
Bữa ăn với người nghèo ở nhà thờ Bỉ
Ngày 28.9, trước khi bắt đầu lịch trình trong ngày, Đức Phanxicô đã ăn sáng cùng những người có hoàn cảnh khốn khó ở nhà thờ giáo xứ St. Giles xây từ thế kỷ XIX.
Hoàng hậu Bỉ được mặc trang phục trắng đón Ðức Giáo Hoàng
Hoàng hậu Bỉ được mặc trang phục trắng đón Ðức Giáo Hoàng
Trong những chuyến thăm chính thức hoặc tại những buổi tiếp kiến công chúng ở Tòa Thánh, nữ giới được quy định mặc trang phục đen khi đứng trước Ðức Giáo Hoàng.
Khi Ðức Giáo Hoàng đi uống cà phê
Khi Ðức Giáo Hoàng đi uống cà phê
Ngày 26.9, khi ở Luxembourg, Ðức Phanxicô đã có hoạt động bất ngờ ngoài chương trình tông du. Sau bữa ăn trưa, ngài cùng một vài trợ lý đến một quán cà phê tên Gruppetto gần Tòa Tổng Giám mục.
Chuyến tông du đến “trái tim” châu Âu
Chuyến tông du đến “trái tim” châu Âu
Từ ngày 26 đến 29.9, Ðức Giáo Hoàng Phanxicô thực hiện chuyến thăm Luxembourg và Bỉ - chuyến tông du thứ 46 trong triều đại của ngài, mang thông điệp quan trọng về vai trò tương lai của nơi được xem là “trái tim” châu Âu.
Tranh Đức Mẹ Hàn Quốc ở Vườn Vatican
Tranh Đức Mẹ Hàn Quốc ở Vườn Vatican
Lễ làm phép khánh thành bức tranh khảm Đức Mẹ Hòa Bình theo phong cách Hàn Quốc vừa diễn ra tại Vườn Vatican vào ngày 20.9.2024.
Khai mạc Đại hội đồng thứ hai của Thượng Hội đồng Giám mục
Khai mạc Đại hội đồng thứ hai của Thượng Hội đồng Giám mục
Đại hội đồng thứ hai của Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ 16 về Hiệp hành diễn ra từ ngày 2 đến 27.10.2024 tại Vatican.