Vị linh mục có tên trên Mặt trăng

Nhà toán học và thiên văn học đến từ vùng Sicily của Ý, linh mục Francisco Maurolico thuộc dòng Biển Ðức đã chế tạo các dụng cụ khoa học và lập bản vẽ cho các nhà thờ, công sự và đài phun nước.

Cha Francesco Maurolico sinh ngày 16.9.1494 và mất ngày 21 hoặc 22.7.1575. Ngài là nhà toán học, kiến trúc sư và thiên văn học của Messina (nay là Sicily). Ngài đóng góp nhiều trong lĩnh vực hình học, quang học, đường conic, cơ khí, âm nhạc và thiên văn. Sinh thời, ngài cũng tham gia nỗ lực biên tập các tác phẩm của những tác giả nổi tiếng thời cổ đại như Archimedes, Apollonius, Autolycus, Theodosius và Serenus. Cha còn xây dựng các luận thuyết về toán học và tên của ngài đã được đặt cho một hõm chảo trên Mặt trăng là Maurolycus.

Gia đình danh giá và thảm kịch

Cậu bé Francesco Maurolico là một trong 7 con trai của ông bà Antonio và Penuccia Maurolico. Cha của cậu gốc Constantinople (Hy Lạp), nhưng phải bỏ xứ đến Messina để thoát khỏi sự đuổi giết của quân đội đế quốc Ottoman. Sau khi định cư ở Ý năm 1466, người cha Antonio trở thành bác sĩ và sau đó là người chịu trách nhiệm việc đúc tiền cho xứ Messina. Gia đình ông trở nên giàu có và nổi tiếng. Ða số kiến thức mà cậu Francesco học được đều đến từ người mẹ, một phụ nữ quý tộc vô cùng thông thái, còn người cha dạy con trai tiếng Hy Lap, toán học và thiên văn học. Bên cạnh đó, cậu bé học hỏi được nhiều từ một linh mục tên Francesco Faraone, người dạy hai môn văn phạm và thuật hùng biện.

Lớn lên trong môi trường giáo dục đó, Francesco tiếp cận được các học giả theo trường phái nhân văn của thời Phục Hưng. Vì thế, cậu luôn chọn cách giải quyết vấn đề dựa trên tri thức và thông qua việc vận dụng những kinh nghiệm thực tiễn mà bản thân đã gặt hái được. Ðồng thời, chịu sự ảnh hưởng của đạo Công giáo từ nhỏ, chàng thanh niên đã theo ơn gọi thiêng liêng và được truyền chức linh mục năm 1521. Tuy nhiên, thảm kịch gia đình ập đến. Dịch bệnh nhanh chóng tấn công Messina và nhiều người dân thành phố qua đời trong những năm kế tiếp, bao gồm cha và anh chị của vị linh mục. Trước mối đe dọa từ dịch bệnh, cha buộc phải rời nhà để trốn dịch. Khoảng năm 1525, cha Francesco đến Rome và trải qua một thời gian tại đây.

Một vụ nổ siêu tân tinh

Sự nghiệp nghiên cứu

Nhờ vào tài sản do cha để lại, và được bề trên cho phép, vị linh mục vẫn có thể theo đuổi các dự án về học thuật, mang đến những đóng góp to lớn trong nhiều mảng nghiên cứu khác nhau, và công trình xuất sắc nhất của ngài thuộc lĩnh vực toán học. Sau một thời gian, cha Francesco buộc phải tìm đến các nhà bảo trợ thuộc tầng lớp quý tộc mới có thể xuất bản các báo cáo của mình. Một trong những nhà bảo trợ của cha là ông Giovanni Ventimiglia, ông hoàng xứ Castelbuono (một thị trấn thuộc tỉnh Palermo, Sicily), và là thống đốc Messina.

Năm 1535, cha Francesco hợp tác với họa sĩ Polidoro da Caravaggio để thiết kế kiến trúc vòm khải hoàn ở ngõ ra vào của thành phố Messina theo lệnh của Hoàng đế La Mã Charles V. Tiếp nối bước cha mình, vị linh mục cũng trở thành người đứng đầu cơ quan đúc tiền và trong một thời gian dài chịu trách nhiệm bảo trì các công sự của thành phố. Bên cạnh đó, ngài cũng là gia sư của hai hoàng tử. Ðến năm 1547, cha bắt tay với nhà điêu khắc Giovanni Angelo Montorsoli và tạo ra đài phun nước Orion nổi tiếng của Messina. Từ năm 1548 đến 1550, cha Francesco được mời đến làm khách của hoàng tử xứ Castelbuono tại lâu đài Pollina và có thể sử dụng tháp cao của lâu đài để thực hiện các cuộc quan sát thiên văn.

Đài phun nước Orion do cha Francesco phối hợp với nhà điêu khắc Giovanni Angelo Montorsoli thực hiện

Năm 1550, vị linh mục gia nhập dòng Biển Ðức và được bổ nhiệm làm Viện phụ của Ðan viện Santa Maria del Parto (ở Castelbuono). Vào thời điểm đó, dòng Biển Ðức là một trong hai nhà dòng có hoạt động nổi bật nhất ở Sicily. Dòng còn lại là dòng Phanxicô. Ðến năm 1569, cha Francesco được bổ nhiệm làm giáo sư Ðại học Messina. Và ba năm sau, ngài đã thực hiện cuộc quan sát thiên văn học nổi tiếng, theo đó phát hiện vụ nổ siêu tân tinh ở chòm sao Tiên Hậu (tên Latinh là Cassiopeia). Ðây là một trong 8 vụ nổ siêu tân tinh có thể quan sát bằng mắt thường. Sau đó, nhà thiên văn học Tycho Brahe đã công bố chi tiết về các quan sát của mình vào năm 1574; và vì thế siêu tân tinh này được đặt tên là siêu tân tinh của Tycho.

Cha Francesco qua đời tại Messina ở tuổi 81. Tên của ngài được đặt cho một ngôi trường tại đây và một hõm chảo trên Mặt trăng. Năm 2009, Bộ Di sản Văn hóa Ý công bố ấn bản quốc gia về sự nghiệp toán học của vị linh mục nổi tiếng.

HỒNG HOANG

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Nửa triệu khách hành hương đã qua Cửa Thánh
Nửa triệu khách hành hương đã qua Cửa Thánh
Hình ảnh hàng trăm nhóm tín hữu, với Thánh giá Năm Thánh dẫn đầu, tiến về phía Cửa Thánh đã trở thành những khoảnh khắc đáng nhớ.
Một tàu hải quân Ý là địa điểm hành hương Năm Thánh
Một tàu hải quân Ý là địa điểm hành hương Năm Thánh
Đức Tổng Giám mục Santo Marcianò của Giáo phận Quân đội Ý đã chỉ định con tàu Amerigo Vespucci là một địa điểm hành hương Năm Thánh 2025.
Tân Tổng Giám mục Tổng giáo phận Bangkok
Tân Tổng Giám mục Tổng giáo phận Bangkok
Ngày 11.1.2025, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức cha Phanxicô Xaviê Vira Arpondratana làm Tổng Giám mục của Tổng Giáo phận Bangkok, sau một thời gian làm Giám quản Tông tòa thay cho Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Kriengsak Kovithavanij từ chức vào tháng 6.2024.
Nửa triệu khách hành hương đã qua Cửa Thánh
Nửa triệu khách hành hương đã qua Cửa Thánh
Hình ảnh hàng trăm nhóm tín hữu, với Thánh giá Năm Thánh dẫn đầu, tiến về phía Cửa Thánh đã trở thành những khoảnh khắc đáng nhớ.
Một tàu hải quân Ý là địa điểm hành hương Năm Thánh
Một tàu hải quân Ý là địa điểm hành hương Năm Thánh
Đức Tổng Giám mục Santo Marcianò của Giáo phận Quân đội Ý đã chỉ định con tàu Amerigo Vespucci là một địa điểm hành hương Năm Thánh 2025.
Tân Tổng Giám mục Tổng giáo phận Bangkok
Tân Tổng Giám mục Tổng giáo phận Bangkok
Ngày 11.1.2025, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức cha Phanxicô Xaviê Vira Arpondratana làm Tổng Giám mục của Tổng Giáo phận Bangkok, sau một thời gian làm Giám quản Tông tòa thay cho Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Kriengsak Kovithavanij từ chức vào tháng 6.2024.
Ethiopia, một trong những quốc gia Kitô giáo lâu đời nhất thế giới
Ethiopia, một trong những quốc gia Kitô giáo lâu đời nhất thế giới
Ðức tin Kitô giáo được cho là đã du nhập vào Ethiopia trước châu Âu, dù chỉ sớm vài năm theo ghi chép trong một số cổ thư.
Nữ tu Brazil trở thành người cao tuổi nhất thế giới
Nữ tu Brazil trở thành người cao tuổi nhất thế giới
Nữ tu Inah Canabarro Lucas, người từng được Ðức Giáo Hoàng Phanxicô chúc lành vào năm 2018, đã trở thành người cao tuổi nhất thế giới.
Ðức Giáo Hoàng kêu gọi xóa nợ cho các nước nghèo
Ðức Giáo Hoàng kêu gọi xóa nợ cho các nước nghèo
Nhân dịp đầu năm 2025, Đức Phanxicô đã kêu gọi giới lãnh đạo chính trị trên toàn cầu hãy làm gương tốt bằng hành động xóa hoặc giảm nợ đáng kể cho những quốc gia nghèo nhất thế giới.
Nữ Tổng trưởng đầu tiên của Vatican
Nữ Tổng trưởng đầu tiên của Vatican
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 6.1 đã bổ nhiệm nữ tu Simona Brambilla, 60 tuổi, dòng Thừa sai Consolata, làm Tổng trưởng Bộ Các Tu hội đời sống thánh hiến và Tu đoàn Tông đồ.
Toraja đón nhận kiệt tác kiến trúc tôn giáo mới
Toraja đón nhận kiệt tác kiến trúc tôn giáo mới
Giáo hội Công giáo tại Indonesia đã khánh thành nhà thờ Sancta Familia (Thánh Gia) tại vùng đất cao nguyên Toraja, Nam Sulawesi. Ngôi thánh đường độc đáo này nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý nhờ thiết kế kiến trúc độc đáo và ý nghĩa sâu sắc.
Đừng lãng phí thực phẩm
Đừng lãng phí thực phẩm
Đức Hồng y Stephen Chow, Giám mục Hồng Kông, đã đưa ra một quan điểm sâu sắc về lãng phí thực phẩm, liên kết vấn đề này với phẩm giá của sự sống và trách nhiệm đạo đức của con người.