Vị linh mục là nhà tiên phong về ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu

Cha Lorenzo Hervás y Panduro là nhà bác ngữ học, triết gia, nhà văn của dòng Tên, với những đóng góp quan trọng cho nền học thuật châu Âu ở thế kỷ 18.

Sinh ngày 10.5.1735 ở Horcajo de Santiago, Cuenca, vị Giêsu hữu xuất thân từ gia đình nông dân, với cha mẹ là ông bà Juan García Hervás và Inés Panduro. Cha Lorenzo là con thứ ba và cũng là con út của gia đình.


Thiên hướng khoa học

Ngày 29.9.1749, khi mới 14 tuổi, cậu bé Lorenzo được cha mẹ gởi vào một cộng đoàn dòng Tên ở Madrid. Sau đó, vị tu sĩ trẻ trải qua 7 năm tại Đại học Complutense, theo học nhiều chuyên ngành lần lượt là triết học, thần học, nhưng đặc biệt có thiên phú với toán học và thiên văn học. Năm 1760, khi 25 tuổi, thầy được truyền chức linh mục. Sau đó, cha Lorenzo lần lượt dạy tiếng Latinh tại Đại học Dòng Tên ở Cáceres, siêu hình học ở Madrid, trước khi trở thành Giám đốc Chủng viện Quý tộc Madrid.

Khi vua Carlos III trục xuất dòng Tên khỏi Tây Ban Nha vào năm 1767, cha đến đảo Corse (Pháp) trước khi định cư ở Forli (Ý). Trong thời gian này, cha cùng các tu sĩ dòng Tên dồn sức nghiên cứu về toán học, thiên văn học, khoa học tự nhiên và ngôn ngữ học. Quan hệ rộng rãi của cha với các Giêsu hữu trên toàn thế giới giúp ngài thu thập thông tin dưới mọi dạng ngôn ngữ.

Cha cũng có cơ hội gặp gỡ nhiều tu sĩ và linh mục dòng Tên từ khắp nơi trên thế giới đổ về Ý do các quyết định trục xuất dòng Tên của chính quyền một số nước. Đây cũng là dịp cho phép cha Lorenzo tìm hiểu những thành ngữ địa phương, không xuất hiện trong văn chương. Kết quả nghiên cứu đã được vị linh mục sử dụng trong quá trình soạn thảo nội dung của nhiều ấn phẩm, ban đầu là tiếng Ý trước khi dịch sang tiếng Tây Ban Nha.

Tượng cha Lorenzo ở quê nhà Horcajo de Santiago


Nhiều công trình nghiên cứu để đời

Khi đến Cesena thuộc vùng Emilia - Romagna của Ý, vị linh mục bắt tay vào công trình soạn thảo bách khoa toàn thư vĩ đại nhất của mình, tên là Idea dell’Universo (Ý niệm về vũ trụ, 1778-1792). Đây là chuyên luận khổng lồ về vũ trụ học, bao gồm 21 quyển. Sau khi viết bằng tiếng Ý, cha Lorenzo đích thân chuyển ngữ bộ bách khoa toàn thư sang tiếng Tây Ban Nha.

Ngài cũng xuất bản những công trình quan trọng khác, trong đó có quyển “Catálogo de las lenguas de las naciones conocidas, y numeración división y clase de éstas según la diversidad de sus idiomas y dialectos” (Tạm dịch: Danh mục ngôn ngữ của những quốc gia trên thế giới, được phân loại dựa trên sự đa dạng của các ngôn ngữ và phương ngữ của quốc gia đó).Khi thực hiện công trình này, cha Lorenzo tìm hiểu nguồn gốc và mối quan hệ giữa các nước khác nhau dựa trên nền tảng ngôn ngữ. Quyển I tập trung vào các chủng tộc và thành ngữ của Mỹ; quyển II là về các hòn đảo ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; phần còn lại tập trung vào ngôn ngữ ở châu Âu.

Sách của vị linh mục

Trong quá trình nghiên cứu, vị Giêsu hữu đã thống kê và tiến hành phân loại chi tiết hơn các phương ngữ của châu Mỹ; thiết lập sự tồn tại của ngữ hệ tiếng Malay và Polynesia. Dù có thiếu sót và những chi tiết không chính xác, ấn phẩm của ngài mang lại lợi ích lớn lao cho các thế hệ học giả đời sau. Cha Lorenzo cũng soạn thảo nhiều tài liệu và tuyển tập khác, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu ngôn ngữ. Trong đó, quyển “Vocabolario, Poliglotto, con prolegomeni sopra più de CL lingue” về từ vựng đa ngôn ngữ được giới thiệu bằng 150 thứ tiếng, và một quyển ghi chép những lời cầu nguyện bằng hơn 300 ngôn ngữ và phương ngữ khác nhau. Những tác phẩm của cha Lorenzo chính là nền tảng cho việc phát triển lãnh vực ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu.

Vị linh mục cũng viết nhiều sách giáo khoa cho người khiếm thị và khiếm thính, nổi tiếng nhất là quyển “La Escuela Española de Sordo-mudos ó Arte para enseñarles á escribir y hablar el idioma español” (Trường phái Tây Ban Nha dành cho người khiếm thính và câm hay là nghệ thuật giúp họ học viết và nói tiếng Tây Ban Nha), xuất bản ở Madrid năm 1795. Ngài cũng để lại nhiều tác phẩm chưa được biên soạn liên quan đến thần học.

Trải qua 11 năm ở Emilia - Romagna, cha đến Rome tham gia công việc thực hiện thư mục cho Thư viện Vatican. Đến năm 1799, vị linh mục quay về quê hương. Tuy nhiên, 4 năm sau, ngài lại rời Tây Ban Nha và định cư ở Rome cho đến khi đột ngột qua đời vào ngày 24.8.1809, trong lúc vẫn đang bận rộn viết sách, nghiên cứu, thọ 74 tuổi. Đến nay, Tây Ban Nha còn rất nhiều trường học và viện nghiên cứu mang tên cha Lorenzo. Vị linh mục cũng là thành viên của không ít viện hàn lâm danh giá.

Khánh thành trung tâm chống bạo lực giới mang tên Lorenzo Hervás y Panduro ở Tây Ban Nha

HỒNG HOANG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Ola Källenius, Tổng giám đốc điều hành hãng xe Mercedes-Benz, và các thành viên khác trong nhóm đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc “papamobile” điện hoàn toàn mới, ngày 4.12.2024.
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngày 26.11.2024, Mạng lưới Đức tin Công giáo trao Đức Hồng y Luis Antonio Tagle Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo.
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi, một tín hữu Công giáo người Congo đã được Giáo hội nhìn nhận là chứng nhân đức tin.
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Ola Källenius, Tổng giám đốc điều hành hãng xe Mercedes-Benz, và các thành viên khác trong nhóm đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc “papamobile” điện hoàn toàn mới, ngày 4.12.2024.
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngày 26.11.2024, Mạng lưới Đức tin Công giáo trao Đức Hồng y Luis Antonio Tagle Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo.
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi, một tín hữu Công giáo người Congo đã được Giáo hội nhìn nhận là chứng nhân đức tin.
Đức Mẹ và các chứng nhân đức tin là nguồn cảm hứng
Đức Mẹ và các chứng nhân đức tin là nguồn cảm hứng
Giáo hội Công giáo Campuchia đang chuẩn bị cho Năm Thánh 2025 với chủ đề tôn vinh Đức Mẹ Maria và tưởng nhớ các vị chứng nhân đức tin.
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ðồng hành  với các chuyên gia
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ðồng hành với các chuyên gia
Ðạo diễn người Pháp gốc Việt Florence Trần đã có hai năm tiếp xúc và quan sát các chuyên gia về khảo cổ, pháp y… để thực hiện phim tài liệu “Ðiều tra về những báu vật chôn dưới nhà thờ Ðức Bà Paris”, vừa được phát trên Ðài Truyền...
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Hơn 850 năm lịch sử
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Hơn 850 năm lịch sử
Khoảng 1.000 công nhân đã lao động cật lực để xây dựng tòa Vương Cung Thánh Đường trên hòn đảo nhỏ bên dòng sông Seine từ năm 1163 đến 1345, để thay thế nhà thờ cũ tại đây, theo như giải thích của Tạp chí TIME vào năm 1955:
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ngược dòng  thời gian cùng nhà thờ Ðức Bà Paris
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ngược dòng thời gian cùng nhà thờ Ðức Bà Paris
“Notre Dame” như một cuốn cổ thư sống động của nước Pháp. Trong dịp khánh thành công trình phục dựng, Công giáo và Dân tộc đã trò chuyện với Giáo sư Claude Gauvard, sử gia hàng đầu của Pháp về thời Trung Cổ, để hiểu rõ hơn về nhà thờ...
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Những người thợ lành nghề
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Những người thợ lành nghề
Các nghệ nhân, thợ thủ công, chuyên viên, kỹ thuật viên… đã góp công sức để nhà thờ Ðức Bà Paris mở cửa trở lại, nhưng chính Notre Dame cũng mở toang cánh cửa để công chúng được biết về họ và những ngành nghề tưởng chừng đã thất truyền.
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: 600m3 nước sẵn sàng
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: 600m3 nước sẵn sàng
Để tránh mọi nguy cơ xảy ra hỏa hoạn lần nữa, hơn 1km đường ống dẫn nước đường kính 300mm, tức rộng gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với đường ống cũ, đã được lắp đặt để đưa nước từ hồ chứa Montsouris đến nhà thờ Đức Bà Paris.