“Bà trùm rau miễn phí” tặng các cơ sở từ thiện là một người lượm ve chai

Có bao nhiêu cách để người ta quên mình đi một lúc và nghĩ đến người khác nhiều thêm một chút, trong một công việc gọi nôm na là làm từ thiện? Với chị Phượng, công việc này gắn vào chị ban đầu tưởng chỉ một chút, một thoáng…, ấy vậy màđịnh mệnh dẫn lối thếnào lạiđưa chịđi trọn cảthời thanh xuân. Chớp mắt đời người, chị cũng chẳng ngờ đã 20 năm bươn mình nơi chợ rau tấp nập vì người dưng…


THẦM LẶNG VỚI HÀNG TRĂM TẤN RAU CỦ MỖI THÁNG

Trong những câu đùa về người phụ nữ đã che vết thời gian trên mái tóc bằng màu thuốc nhuộm ở khu chợ rau củ nhộn nhịp vào hàng bậc nhất thành phố, người ta hay gọi chị Huỳnh Thị Thanh Phượng là “bà trùm”, “chị đại” rau từ thiện, với tất cả sự yêu mến. Muốn tìm chị Phượng, chẳng khó gì, vìởchợnày người ta quá biết chịvà công việc của chịmỗi ngày.Ðến khu B của chợđầu mối nông sản ThủÐức, sẽ dễ thấy điểm tập kết rau củ quả của chị Phượng và các tình nguyện viên phụ giúp.

Chị có cách nói chuyện rất ngắn gọn, đi thẳng vào trọng tâm, nhưng những câu từ chị chia sẻ dường như thể hiện được sự mạnh mẽ trong tính cách. Không mạnh mẽ kể cũng “khó sống” với công việc này, ở chốn chợ đông từ khi còn tuổi xuân xanh, cả ngày gánh gồng lẫn kéo lê rau củ tiểu thương cho để đi làm từ thiện. Và cũng nếu không đủ mạnh mẽ để chọn sống thẳng, không quỵ ngã, thì đã chẳng có một chị Phượng như hôm nay, khi chị bị bỏ rơi từ hồi một tháng tuổi, lại trải mình qua nhiều bước ngoặt không êm ả vào đời. “Cái Tết này là vừa tròn 20 năm mình ra chợ. Năm đến chợ mình 25 tuổi, không nhà không cửa, sống tạm bợ. Hồi đầu ra đây, thấy người ta vứt rau khi chợ ế hoặc những bó mới bị dập bên ngoài do di chuyển, trong đó có nhiều rau còn ăn được nên lựa nhặt lại. Mà mình ăn sao hết được nên phần dư đem tặng cho chùa, cho bếp cơm từ thiện... Ði nhặt riết tiểu thương quen mặt, họ biết mình làm việc nghĩa nên thương cho thêm. Giờ thành mối của cả trăm sạp rồi. Họ bỏ của, mình gópcông, cứ thế mà đi đến nay”,chị Phượng kể.

Chợ đầu mối rau củ thường bắt đầu một guồng hoạt động mới từ 7g tối hôm trước cho đến sáng hôm sau. Chính vì vậy mà công việc của chị Phượng khởi đi từ 7g sáng. Những người buôn bán lâu ở chợ ai có gì muốn cho là gọi chị Phượng liền. Có người còn cho chị mượn sạp để tập kết rau. Tất cả được chị đi gom lại rồi ngồi nhặt lại, bỏ đi rau củ hư, dập, sau đó mang cho người nghèo, bếp ăn thiện nguyện, tặng chùa, nhà thờ, trung tâm bảo trợ trẻ em… Chị đến chợđúng giờnhưng thời gian về thì vô chừng, vì còn tùy vào sốlượng rau củđược cho mỗi ngày.Vài tấn một ngày vẫn là con sốnhỏ, vì có ngày xin được cả hàng chục tấn.

Trong không gian đặc quánh mùi rau củ quả đã ám lâu năm vào khu chợ, không hề “dễ thở” với người ít lui tới, chỉ với một cái ghế nhựa, chiếc xe để chất rau lên kéo về điểm tập kết, vài cái chổi để dọn dẹp trả mặt bằng…, người phụ nữ sức vóc bình thường chẳng hiểu bằng sức mạnh nào lại bám trụ nổi mỗi ngày, trong suốt hơn 7000 ngày đã qua. Khi còn ít người biết đến, hầu như chị chỉ có một mình lặng lẽ giữa những đống rau củ chất đầy. Cụp xương sống ba lần, giãn đốt sống cổ vì kéo, bưng vác quá nặng ở tuổi gần ngũ tuần, nhưng ít khi người phụ nữ này cho phép mình nghỉ. Lý do rấtđơn giản vì chị có một danh sách dài tới hơn 50 nơi cần đến rau xanh miễn phí. Nhẩm tính sơ sơ, mỗi tháng chị nhận và cho đi khoảng 150 đến 200 tấn rau củ quả các loại. Về sau, nhiều người biết chuyện đã tìm đến phụ chị một tay. Gần đây, như một mối duyên, hội nhân ái Scalabriniđã chung sức với chị. Mỗi ngày, các thành viên trong nhóm chia nhau đến cùng chị gom rau, lặt rau và chuyên chở đi nhiều điểm.

Có đến bắt tay thử vào việc, mới cảm hết được sự vất vả và sự hy sinh to lớn của chị mấy mươi năm qua. Không phải rau củ nào đến tay cũng đều tươi ngon, nên chỉ khâu phân loại thôi cũng khá mất thời gian và sức lực. Lao động dưới cái nắng nóng, bận rộn với những cuộc điện thoại từ người cho rau đến người nhận rau,đôi khi làm chị kiệt sức, đã mấy lần ngất xỉu. Không có gì là bằng phẳng dễ dàng, dù làm thiện nguyện, nên khi trải lòng mình, chị khẽ nói:“Mình không nản vì làm mệt nhưng ngại những lời vo veđúng làkhông ai lýgiảiđược vìsao mình lại làmchuyện baođồngnhưvậy. Dùvới mình,đơn giản chỉtình thương với cuộcđời.Nhưng mình vẫn vui vì còn nhiều người hiểu mình và ủng hộ công việc”.Dù không là người Công giáo nhưng chị lại có nhiều liên hệ với nhà đạo, bởi địa chỉ đến của những rau củ chị gom được khá nhiều, trong đó có những nhà dòng, bếp từ thiện... Cha Phêrô Vũ Minh Hùng, người mở quán cơm 2000 trướcđây ở xứ Martino, giờ ở xứ Vườn Xoài, cũng quen biết và nhậnđược rau từchịPhượng sáu,bảy năm nay. Nói về người phụ nữ này, cha Hùng trân trọng:“Tuần nào cũng hai, ba ngày bếp cơm cho người nghèo có rau từ chị Phượng. Biết công việc chị vất vả nên cũng chỉ biết động viên và nhớ đến chị như một tấm lòng đẹp, bình dị giữa đời”.

Chị nói về công việc của mình rất đơn sơ và thật lòng:“Những hôm “ế” (ít người gọi cho rau - PV), mìnhđượcrảnh rang, đỡ cực…, nhưng lại có hai cảm xúc lẫn lộn. Mừng cho các tiểu thương nhưng cũng áy náy với các bếp ăn…”.

Nhiều người biết công việc ý nghĩa của chị Phượng đã chung tay làm cùng


“NGÀY CHỈ CẦN CƠM BA BỮA”

Trời về chiều, những sọt rau, củ cuối cùng của buổi chợ đã yên vị trên những chiếc xe để tỏa đi khắp nơi, cũng là lúc chị Phượng có thể thư thả dọn dẹp các sạp mượn nhờ chất rau cho sạch sẽ, để tối chủ sạp buôn bán. Nếu để ý sẽ thấy, trong quá trình nhận rau củ được cho, chị để riêng các sọt, thùng giấy sang một bên. Hỏi ra mới biết,đây chính là sinh kếcủa chị.Qua tay sốlượng rau củkhông biết bao nhiêu là ngàn tấn, nhưng tuyệt nhiên suốt 20 năm qua,đã thành nguyên tắc, dù chỉmột bó rau chị cũng không được bán đi để lấy tiền.“Uy tín cũng như niềm tin không dễ gì có được. Mình phải minh bạch, không tư lợi dù một phần nhỏ, mới được trao lòng tin để làm cầu nối cho người cần thật sự. Mình cũng không mưu cầu gì nhiều, ngày chỉ cần cơm ba bữa, nên bán chiếc thùng chiếc sọt tiểu thương bỏ ra là đã trang trải đủ”,chị bộc bạch. Ve chai chính là toàn bộ nguồn tiền nuôi sống chị, cho chị chỗ ở qua ngày.

Hiện nay, chị Phượng sống một mình trong căn phòng trọ bình dân không xa chợ đầu mối. Giá thuê đâu đó chỉ vào khoảng 500.000/tháng. Hé mở đôi chút về hoàn cảnh của mình, chị kể mình không còn mẹtừlúc một tháng tuổi,được một gia đìnhđưa vềnuôi.Thời đó ở quê, nhà nuôi chị cũng nghèo, nên khi quá khó khăn, mười hai, mười ba tuổi chị đã phải bỏ ra ngoài rồi sau đó lưu lạc lên Sài Gòn sống một mình tới giờ. Sống lăn lộn trong gió bụi cuộc đời, người phụ nữ mạnh mẽ như chị vẫn chọn cách bỏ qua những nỗi buồn, nỗi hận và tâm niệm tích đức, chọn mỉm cười, tìm giúp người... Dù sóng gió không ít, lắm chao nghiêng nhưng đến nay chị vẫn chưa có một chốn để đi về. Tôi thắc mắc hỏi chị lý do đằng sau thế nào, khi nhìn chị rõ ràng vẻ ngoài thời trẻ chắc chắn ưa nhìn, chị cúiđầu lắc nhẹ. Nói mãi, gợi nhiều, rồi chị cũng trải lòng trong cái nhìn xa xôi.Chị bảo từ ngày trẻ, nỗi mặc cảm luônăn sâu khi biết mình chỉlà một người lượm ve chai, nên không nhận lời yêu thương ai. Cũng có những lời ong bướmđôi khi khiến chịtưởng như xiêu lòng nhưng rồi người phụ nữ ấy lại nhìn về bản thân để rồiđểvụt qua… Ngày tháng đi qua, càng về sau, chị lại cảm có thêm một nỗi lo khác là nếu mình lập gia đình, chắc chắn phải bỏ dở việc thiện đang làm, đồng nghĩa là người nghèo sẽ thiếu rau. Không đành… Dù như bao người phụ nữ khác, chị cũng hằng ước mơ bên cạnh có một bờ vai để nương tựa tháng ngày. Cũng có người tốt biết hoàn cảnh chị khó khăn, mong muốn được giúp đỡ một chút vật chất, nhưng chị luôn từ chối. Chị giải thích vì bản thân không nhiều nhu cầu, chỉ cần đủ ăn qua ngày, có chỗ trú chân. Lòng tốt của người ta dành cho mình, mình hiểu nhưng không nhận, để họ giúp đỡ những người khó khăn và thật sự cần…

*

Một ngày của mỗi người có thể thật phong phú các hoạt động, công việc của từng người có thể đổi khác theo thời gian, một năm của mỗi người có thể di chuyển đến nhiều địa điểm…, nhưng với “bà trùm rau từ thiện”, có lẽkhông gian, thời gian, hoạtđộng dường nhưchỉgói ghémởkhu chợđầu mối rau củnày. Chị dành tất cả thanh xuân và sức lực chỉ để cho bữa cơm của những người chị chẳng hề quen bớt nhọc nhằn. Làm từ tờ mờ sáng đến chạng vạng cuộc đời… Thật khâm phục.

MINH HẢI

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Tết nối kết tình người
Tết nối kết tình người
Trong những ngày đón Tết Ất Tỵ 2025, Đức cha Giuse Nguyễn Đức Cường, Giám mục giáo phận Thanh Hóa đã thăm và tặng quà Tết tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Thanh Hóa.
Đón Tết cùng người nghèo
Đón Tết cùng người nghèo
Tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Hà Nội, ngày 22.1.2025 đã diễn ra chương trình “Đón Tết cùng người nghèo” do ban Caritas TGP thực hiện.
Một mô hình chia sẻ yêu thương rất nhân văn
Một mô hình chia sẻ yêu thương rất nhân văn
Tối ngày 22.1.2025, tại nhà thờ Thăng Long (hạt Phú Thọ - TGP TPHCM) diễn ra một chương trình hội chợ Xuân khá đặc biệt, mục đích hướng đến những người có hoàn cảnh khó khăn trong và ngoài giáo xứ, không phân biệt tôn giáo. Đây là lần thứ...
Tết nối kết tình người
Tết nối kết tình người
Trong những ngày đón Tết Ất Tỵ 2025, Đức cha Giuse Nguyễn Đức Cường, Giám mục giáo phận Thanh Hóa đã thăm và tặng quà Tết tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Thanh Hóa.
Đón Tết cùng người nghèo
Đón Tết cùng người nghèo
Tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Hà Nội, ngày 22.1.2025 đã diễn ra chương trình “Đón Tết cùng người nghèo” do ban Caritas TGP thực hiện.
Một mô hình chia sẻ yêu thương rất nhân văn
Một mô hình chia sẻ yêu thương rất nhân văn
Tối ngày 22.1.2025, tại nhà thờ Thăng Long (hạt Phú Thọ - TGP TPHCM) diễn ra một chương trình hội chợ Xuân khá đặc biệt, mục đích hướng đến những người có hoàn cảnh khó khăn trong và ngoài giáo xứ, không phân biệt tôn giáo. Đây là lần thứ...
Trùng tu thánh đường Phanxicô Xaviê, chuyện chưa kể
Trùng tu thánh đường Phanxicô Xaviê, chuyện chưa kể
Ngôi thánh đường Thánh Phanxicô Xaviê mà người Sài Gòn quen gọi là nhà thờ Cha Tam có tuổi đời đã gần 125 năm, chính xác là được xây dựng từ năm 1902, vừa được trùng tu
Từ xứ đạo “đóng kín”  đến xứ đạo “dấn thân”
Từ xứ đạo “đóng kín” đến xứ đạo “dấn thân”
Từ sau Công đồng Vatican II, mặc dù Giáo hội đã sống trong tinh thần “nới rộng lều”, nhưng cũng chưa tạo được những điểm nhấn trong thời đại mà tinh thần thế tục vẫn đang thách thức Giáo hội.
Thiếu nhi “nuôi heo đất, trao yêu thương” ngày Tết
Thiếu nhi “nuôi heo đất, trao yêu thương” ngày Tết
Ngày 19.1.2025 các em đã tổng kết chương trình và sau đó, Chúa nhật ngày 26.1.2025, sau khi tham dự thánh lễ, các em nhỏ sẽ cùng mang nhũng phần quà đã chuẩn bị để đến thăm và trao gởi yêu thương.
Sống tinh thần truyền giáo trong Năm Thánh
Sống tinh thần truyền giáo trong Năm Thánh
Ban Truyền giáo Tổng giáo phận Huế đã họp bàn, chuẩn bị kế hoạch cụ thể cho sứ vụ truyền giáo trong Năm Thánh 2025 vào ngày 14.1.2025. Cuộc họp tổ chức tại giáo họ Vĩnh Lại, với sự tham dự của các linh mục, tu sĩ đang dấn thân...
Đêm nhạc gây quỹ Xuân yêu thương
Đêm nhạc gây quỹ Xuân yêu thương
Với mục đích gây quỹ bác ái để chia sẻ cùng nhiều người khó khăn trong dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ, tối 21.1.2025, giáo xứ Đa Minh Ba Chuông (hạt Phú Nhuận - TGP TPHCM) đã tổ chức đêm nhạc với chủ đề: “Sống bác ái gieo niềm hy...
Hòa giải là mục tiêu của mọi Năm Thánh
Hòa giải là mục tiêu của mọi Năm Thánh
Mười chín năm trước Năm Thánh 2000, ngày 13.5.1981, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bị ám sát tại quảng trường Thánh Phêrô. Từ bệnh viện Gemelli, với giọng yếu ớt được thu từ giường bệnh, những lời đầu tiên của Đức Gioan Phaolô II là: “Tôi cầu nguyện cho...