Các bức tượng lạ về Thánh Cả

Có rất nhiều hình thức trình bày chân dung Thánh Cả Giuse, và trong số đó phải kể đến những bức tượng về Ngài. Ngoài những hình ảnh truyền thống, trên thế giới và ở ngay Việt Nam chúng ta, cũng có những bức tượng hay phù điêu Thánh Giuse độc đáo.

Tượng Thánh Giuse ngủ tại Đền Công Chính

Trong kinh cầu Thánh Giuse nhắc rằng Ngài là mẫu gương cho giới lao động, gia trưởng và là Ðấng bảo trợ của người sống thanh khiết, người lập gia đình, người cơ cực, người ốm đau, người lâm tử. Lời kết thúc kinh Thánh Giuse cũng được nhắc đến với danh hiệu “bổn mạng của Hội Thánh”. Do đó, không khó để tìm thấy những tác phẩm điêu khắc, tượng hay phù điêu lột tả “nội dung” dựa vào những danh xưng chúc tụng Ngài. Phổ biến nhất có lẽ là những tạo hình Thánh Giuse trong bộ quần áo đi kèm đồ nghề của người thợ mộc. Và một trong những bức tượng Thánh Cả đặc biệt mang “phong cách” thợ mộc quen thuộc ở Việt Nam hiện nay đang hiện diện tại bệnh viện Ða khoa Thủ Ðức. Tại sao lại có một bức tượng ở đây, chắc hẳn cũng ít nhiều gợi sự tò mò cho nhiều người. Thực ra, không chỉ có tượng Thánh Cả mà tại bệnh viện này hiện nay còn có tượng Chúa Cứu Thế, tượng Ðức Mẹ. Tất cả đều được dựng khoảng năm 1965, chính là năm Tỉnh dòng Chúa Cứu Thế xây dựng một cơ sở đào tạo tại Thủ Ðức. Dù sau này, cơ sở được trưng dụng và trở thành bệnh viện, song toàn bộ tượng đều vẫn nguyên vị trí cũ cho đến nay. Những bức tượng dù không nổi tiếng về mặt nghệ thuật, cũng không được làm bằng chất liệu đắt tiền, song sự hiện hữu đã dần trở thành một góc gởi gắm yên bình cho không ít các bệnh nhân đến bệnh viện. Riêng bức tượng Thánh Giuse được tạc có chiều cao khoảng 120cm, với một tay cầm rìu, một tay đang giữ thanh gỗ dài. Ðều đặn, cứ sau khoảng vài năm, khi tượng phai màu, lại được sơn vẽ lại với một màu áo mới, có sự thay đổi từ màu sắc từ áo Thánh Cả đến các chi tiết nhỏ khác, khiến ai không để ý có cảm giác đây là một bức tượng nào đó thay thế. Hai bên tượng là hai gốc sứ cổ thụ dường như tô thêm vẻ đẹp hài hòa của tượng thánh giữa không gian thoáng đãng.

Tượng Thánh Giuse tại bệnh viện Đa khoa Thủ Đức

Một trong những tác phẩm điêu khắc mà quanh nó kèm theo những câu chuyện lạ phải nhắc đến bức phù điêu “Thánh Giuse trên giường bệnh” ở nhà thờ Hạnh Thông Tây (Gò Vấp). Nhà thờ này vốn là một trong những công trình kiến trúc cổ có nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của đất Sài Thành. Công trình gần trăm năm tuổi nổi bật bởi nhiều yếu tố, tuy nhiên ít người biết rằng lịch sử xây dựng lại gắn với câu chuyện lạ về Thánh Cả Giuse. Ðó là chuyện chiếc túi bí ẩn treo trên tượng Thánh Giuse ở nhà thờ. Chi tiết chứa nhiều yếu tố có phần kỳ lạ được trích ghi lại trong cuốn kỷ yếu giáo xứ như sau : “Sau khi cha suy nghĩ kỹ càng và cầu nguyện sốt sắng, cha liền lấy một tờ giấy, đoạn cha ngồi lại mà viết lời cầu khẩn, kêu xin Thánh Cả xuống ơn phù hộ để cha sớm thực hiện ý muốn. Cha cũng hứa khi nhà thờ hoàn tất, cha sẽ dâng kính Thánh Cả Giuse làm bổn mạng, hầu tỏ lòng thành kính và tạ ơn Người. Viết tờ này xong, cha Matthêu đọc đi đọc lại một cách cẩn thận rồi xếp lại bỏ vào trong túi vải đỏ cột giây lén đem vào nhà thờ đeo vào cổ Thánh Giuse”. Cũng theo kỷ yếu kể lại, diễn biến kỳ lạ từ lời khẩn cầu của cha Matthêu Hồ Tấn Ðức, chánh xứ thời điểm đó - năm 1921 - là chỉ ít lâu sau, ông Denis Lê Phát An (con của ông Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sĩ, người xây dựng nhà thờ Chợ Ðũi) đến thăm cha và ngỏ ý muốn xây cất một ngôi đền thờ tại Hạnh Thông Tây. Công trình mơ ước của họ đạo Hạnh Thông Tây dần hình thành suôn sẻ dưới bàn tay của một kiến trúc sư tài hoa người Pháp. Về bức tượng thánh Giuse có đeo “chiếc túi kỳ lạ” như đã kể hiện nay đã không còn ở nhà thờ. Sau này giáo xứ cũng dựng thêm đài Thánh Cả Giuse làm bổn mạng, và có bổn mạng thứ hai là thánh Denis (theo mong muốn và thỏa thuận với ông Denis Lê Phát An sau khi xây xong nhà thờ).

Nhà thờ Hạnh Thông Tây có rất nhiều tác phẩm điêu khắc đẹp và có giá trị nghệ thuật cao, tuy nhiên có một bức phù điêu ngang lối 2m - cao chừng 1m, nằm bên phải Cung thánh nhìn từ dưới lên, là đặc biệt gây sự chú ý, vì nội dung lạ, khắc họa cảnh Thánh Cả giờ phút hấp hối trên giường bệnh. Trong Kinh Thánh không thấy nhắc đến chi tiết này, thế nên đây được coi là đề tài ít được các họa sĩ khai thác khi tạc chân dung Thánh Giuse. Ông F.Xavie Tiêu Vĩnh Châu, ngoài 60 tuổi, phụ trách văn phòng giáo xứ, người sống ở Hạnh Thông Tây cả đời người và đảm nhận công việc gắn với nhà thờ từ mấy chục năm qua cho biết, cũng tìm hiểu nhiều song cũng không tìm ra lời lý giải vì đâu lại có ý tưởng hình thành bức phù điêu độc đáo này. Theo ông Châu : “Chỉ biết phù điêu có cùng lúc với tượng Thánh Giuse tay cầm hoa huệ đặt bên dưới, tức hiện diện cùng thời điểm nhà được xây dựng”. Bức phù điêu rất đẹp, nét chạm trổ tinh tế, sắc sảo, có Thánh Giuse nằm trên giường, có Mẹ Maria kề bên như chăm sóc và Chúa Giêsu quỳ phía dưới chân với vầng hào quang trên đầu…, đã hòa quyện với tổng thể các hạng mục khác làm nên vẻ đẹp hài hòa và thánh thiêng cho toàn bộ công trình nhà thờ. Tiếc rằng để có thể đi tìm lời giải đáp cụ thể, chi tiết hơn lại không dễ dàng, khi những tài liệu ghi chép về việc xây dựng ngôi thánh đường khá ít ỏi, cũng như những nhân chứng lịch sử vốn đã đi vào quá vãng.

Bức điêu khắc Thánh Giuse hấp hối tại nhà thờ Hạnh Thông Tây

Tại Ðền Thánh Công Chính Giuse cũng có một pho tượng lớn ít gặp, khắc họa giấc ngủ của Thánh Giuse. Thánh Cả vốn được tôn sùng là người bảo trợ những giấc ngủ nên nhiều người đã tìm đến đây cầu nguyện, xin ơn khỏi chứng mất ngủ. Pho tượng này dài gần 2m được tạc bằng đá cẩm thạch trắng, dưới tượng có khắc dòng chữ : “Thiên thần Chúa hiện đến báo mộng cho Thánh Giuse”. Tượng nằm ở ngay vị trí mộ cha Giuse Maria Phạm Châu Diên (1914 - 2007), người có công xây dựng Ðền Thánh. Thực ra pho tượng mô phỏng lại từ bức tượng ở nước ngoài. Ðức Thánh Cha Phanxicô có lẽ là người đã “quảng bá” và có nhiều ảnh hưởng với niềm yêu thích tượng Thánh Giuse nằm ngủ. Trong một bài nói chuyện, Ðức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã chia sẻ kinh nghiệm vượt qua những căng thẳng và có giấc ngủ ngon của mình. Theo đó, khi có một vấn đề xảy đến, ngài viết nó lên một mảnh giấy và đặt dưới tượng của Thánh Giuse đang ngủ mà Ðức Thánh Cha luôn đặt trong phòng. Theo nhiều lý giải, tượng Thánh Giuse nằm ngủ có nền tảng Kinh Thánh, bởi hầu hết những lần thiên thần truyền lệnh Thiên Chúa phán bảo cho Ngài đều thông qua những giấc mơ. Hằng ngày, đến với Ðền Thánh, các tín hữu đều mang tâm tình mến yêu, lời tạ ơn, cùng cả những khấn xin, nguyện cầu, và chắc chắn trong đó, có không ít lời nguyện xin giấc ngủ ngon, gởi gắm qua pho tượng Thánh Cả gối đầu trên tay ngủ…

Minh Hải

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Trung tâm hành hương Ba Giồng kỷ niệm 20 năm thành lập
Trung tâm hành hương Ba Giồng kỷ niệm 20 năm thành lập
Ngày 8.11.2024, giáo phận Mỹ Tho đã tổ chức lễ tạ ơn, kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm hành hương Ba Giồng.
Đóng góp cho Quỹ Bác Ái Xã hội - Caritas của Tổng Giáo phận TPHCM
Đóng góp cho Quỹ Bác Ái Xã hội - Caritas của Tổng Giáo phận TPHCM
Nếu lời cầu nguyện không được chuyển thành hành động cụ thể, thì điều đó là vô ích; thật vậy, “đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết.” (Gc 2,26)
Caritas Hà Tĩnh giúp bà con vượt qua khó khăn sau bão số 6
Caritas Hà Tĩnh giúp bà con vượt qua khó khăn sau bão số 6
Caritas Hà Tĩnh đã đến thăm, trao quà cho người dân  không phân biệt lương giáo ở hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Trung tâm hành hương Ba Giồng kỷ niệm 20 năm thành lập
Trung tâm hành hương Ba Giồng kỷ niệm 20 năm thành lập
Ngày 8.11.2024, giáo phận Mỹ Tho đã tổ chức lễ tạ ơn, kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm hành hương Ba Giồng.
Đóng góp cho Quỹ Bác Ái Xã hội - Caritas của Tổng Giáo phận TPHCM
Đóng góp cho Quỹ Bác Ái Xã hội - Caritas của Tổng Giáo phận TPHCM
Nếu lời cầu nguyện không được chuyển thành hành động cụ thể, thì điều đó là vô ích; thật vậy, “đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết.” (Gc 2,26)
Caritas Hà Tĩnh giúp bà con vượt qua khó khăn sau bão số 6
Caritas Hà Tĩnh giúp bà con vượt qua khó khăn sau bão số 6
Caritas Hà Tĩnh đã đến thăm, trao quà cho người dân  không phân biệt lương giáo ở hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Trao áo giáo sĩ cho 35 chủng sinh
Trao áo giáo sĩ cho 35 chủng sinh
Sáng 1.11.2024 tại nhà nguyện Đại Chủng viện thánh Giuse Hà Nội, 35 chủng sinh của lớp tu đức khóa 30 đã được trao áo giáo sĩ
Sống niềm tin cách cụ thể
Sống niềm tin cách cụ thể
Biến đổi khí hậu và thiên tai khắc nghiệt một lần nữa biểu hiện rõ nét, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và kinh tế. Mừng Tết Nguyên đán Giáp Thìn không lâu, bà con miền tây bước vào những ngày sống chung với hạn mặn.
Tổng Giáo phận TPHCM cầu nguyện cho các mục tử đã qua đời
Tổng Giáo phận TPHCM cầu nguyện cho các mục tử đã qua đời
Sáng 6.11.2024 tại nhà thờ Chí Hòa, Đức cha Giuse Nguyễn Năng, Tổng Giám mục TGP TPHCM đã chủ tế thánh lễ cầu nguyện cho các giám mục, linh mục trong TGP đã qua đời.
Nhà chờ Phục Sinh ở các giáo xứ: Thời gian mở cửa thế nào cho phù hợp?
Nhà chờ Phục Sinh ở các giáo xứ: Thời gian mở cửa thế nào cho phù hợp?
Trong nhịp sống bận rộn nơi đất thị thành, Nhà chờ Phục Sinh ở các xứ đạo thường mở cửa theo khung giờ quy định riêng. Có nơi mở cửa suốt tuần, nhưng cũng có nơi mỗi tuần chỉ 1-2 ngày ít ỏi.
Đối thoại trong sứ vụ loan báo Tin Mừng
Đối thoại trong sứ vụ loan báo Tin Mừng
Ngày 30.10.2024 tại giáo phận Long Xuyên đã diễn ra buổi hội thảo với chủ đề: “Đối thoại trong sứ vụ loan báo Tin Mừng”.
Sống đạo Hiếu
Sống đạo Hiếu
Hơn 200 cụ thuộc tôn giáo bạn và 19 anh chị em tân tòng tham dự chương trình “Người Công giáo sống đạo hiếu”.