Các giáo phận tại Việt Nam đang tham gia hiệp hành “cùng đi một con đường"

Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới năm 2023 sau khi trải qua giai đoạn thực hiện thỉnh ý Dân Chúa ở cấp giáo phận, từ ngày 24 - 26.2.2023 đã diễn ra Ðại hội Thượng Hội đồng cấp châu lục của Giáo hội châu Á. Khóa họp tổ chức tại Thái Lan. Ðức cha Giuse Ðỗ Mạnh Hùng, Giám mục giáo phận Phan Thiết, Tổng Thư ký HÐGMVN là một trong những thành viên đại diện đoàn Giáo hội Công giáo tại Việt Nam tham dự.

Ngay khi trở về, Ðức cha đã dành thời gian chia sẻ với Công giáo và Dân tộc một số vấn đề xoay quanh Ðại hội.

Đoàn đại biểu Giáo hội Việt Nam (Từ trái qua:Linh mục PX. Nguyễn Hai Tính, dòng Tên; Đức Giám mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng; Nữ tu Têrêsa Kiều Thị Yến Ly, dòng Thánh Phaolô thành Chartres.


CGvDT: Khóa họp cấp châu lục của Giáo hội châu Á chuẩn bị Thượng HĐGM 2023 đã diễn ra tại Bangkok, Thái Lan vừa kết thúc. Xin Đức cha có thể cho chúng con vài đánh giá nhanh về những hoa trái của chương trình làm việc?

Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng: Một cách vắn gọn về thành quả nổi bật của chương trình làm việc của Hội nghị cấp đại lục của Giáo hội châu Á là cùng với các thành viên, chúng tôi cảm nghiệm “đang được tham gia vào đời sống của Giáo hội với chính những thực tại của Giáo hội của mình và những Giáo hội địa phương chung quanh”. Và chính chương trình làm việc của Hội nghị đã giúp có được cảm nghiệm này.

Tổng quát cấu trúc của mỗi ngày làm việc như sau:

- Khởi sự bằng bài hướng dẫn của các vị trong Ban thư ký Thượng HĐGMTG hay một chuyên viên, giúp cho toàn Hội nghị nắm được điểm chính yếu trong tiến trình hiệp hành của THĐGM.

- Trình bày vắn gọn từng phần của Tài liệu Làm việc do Hội đồng Giám mục châu Á tổng hợp.

- Hội nghị được chia thành 12 nhóm nhỏ để mỗi thành viên đều có cơ hội chia sẻ, lắng nghe về những thực tại khác nhau của từng quốc gia với 3 câu hỏi được đặt ra, theo cấu trúc của một buổi “đối thoại hay chia sẻ thiêng liêng” (spiritual conversation) theo hướng dẫn của Tài liệu Châu lục (TLCL):

“Phương pháp chia sẻ thiêng liêng được đa số đánh giá cao, vì giúp nhiều người có cái nhìn trung thực về đời sống thực tế của Hội Thánh và gọi đúng tên những gì là ánh sáng và bóng tối”. (TLCL số 17)

“Phương pháp chia sẻ thiêng liêng này giúp Dân Chúa hưởng nếm hương vị của cuộc gặp gỡ giữa các cá nhân xung quanh Lời Chúa và những cộng hưởng đa dạng mà nó khơi dậy trong lòng mỗi người. [...] Cầu nguyện và thinh lặng không thể ở ngoài tiến trình này, như thể đó chỉ là phần mở đầu hoặc phần phụ thêm”. (TLCL số 86).

Như vậy, đúng như hướng dẫn của THĐGM, mục đích của Hội nghị không phải để làm một tài liệu, nhưng là cảm nghiệm thế nào là “hiệp hành”, là cùng đi với nhau trong những “thực tại” của mình và của các Giáo hội tại châu Á.


Đoàn Việt Nam gồm những ai tham dự và có đóng góp, hoạt động gì tại khóa họp, thưa Đức cha?

* Phái đoàn Việt Nam tham dự Hội Nghị gồm tôi và hai vị: cha PX. Nguyễn Hai Tính, dòng Tên; Nữ tu Têrêsa Kiều Thị Yến Ly, dòng Thánh Phaolô thành Chartres.

Ngoài ra còn có những tham dự viên đặc biệt của THĐGM từ Rome đến tham dự, để sống tình hiệp thông, đồng thời đưa ra những định hướng giúp Hội nghị châu Á cấp châu lục và đi vào tiến trình hiệp hành của toàn Giáo hội hoàn vũ cách hiệu quả: Đức Hồng y Mario Greech (Malta), Tổng thư ký THĐGM; Đức Hồng y Jean-Claude Hollerich (Luxembourg), Tổng tường trình viên THĐGM; Nữ tu Nathalie Becquart (Pháp), Phó Tổng thư ký THĐGM; Cùng một số chuyên viên của THĐGM từ Rome.

Như vậy, như đã nói ở trên, tất cả tham dự viên, với những định hướng của THĐGM qua các chuyên viên, đều “đi chung với nhau” trên những thực tại mình, trong sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Theo đề nghị của FABC, mỗi quốc gia có 3 đại biểu: 1 giám mục (là Chủ tịch hay Tổng thư ký của HĐGM), còn lại 2 đại biểu khác nên là linh mục, nữ tu, hay giáo dân.

Riêng cha PX. Nguyễn Hai Tính còn là thành viên trong ban soạn thảo Tài liệu Tổng kết của Hội nghị.

Đức Hồng y Jean-Claude Hollerich, Tổng tường trình viên của Synod và đoàn đại biểu Giáo hội Việt Nam.


Một trong những đề tài mà khóa họp này quan tâm thảo luận đó là “Hiệp hành bằng phương pháp 3 bước”. Đức cha có thể cắt nghĩa và hướng dẫn sâu hơn giúp cộng đoàn Dân Chúa được hiểu?

* Từ những cuộc Thỉnh ý Hiệp Hành cấp giáo phận (giai đoạn 1), chúng ta đều biết về 3 hành động trong Tiến trình Hiệp hành, đó là: gặp gỡ - lắng nghe - phân định. Và có thể nói điểm nhấn trong Giai đoạn 1 chính là “lắng nghe” để biết được “những thực tại, những kinh nghiệm trong đức tin về niềm vui, về những khó khăn”. Tiếp đến, trong Giai đoạn 2, phương pháp được nhấn mạnh là “Hiệp hành bằng phương pháp 3 bước” hay được gọi là “đối thoại thiêng liêng” (spiritual conversation), hoặc nói cách khác là Tiến trình hiệp hành thông qua “Phân định Cộng đoàn”.

Thực vậy, trong Giai đoạn 2 này, Hội nghị đào sâu những “cảm nghiệm, những thực tại” đã được nêu ra trong giai đoạn 1 để đi đến “phân định”, nhận ra tiếng nói của Chúa Thánh Thần. Có thể nói điểm nhấn trong Giai đoạn 2 chính là “phân định cộng đoàn”.

Tiến sĩ Christina Kheng, giáo dân Singapore, thành viên của Ủy ban Phương pháp luận của Thượng Hội đồng đã nói rõ rằng:

“Các tham dự viên không nên giới hạn mình trong việc soạn thảo một tài liệu mà thôi, thay vào đó cần phải gặp gỡ, đối thoại, xây dựng các mối tương quan, phát triển như một cộng đoàn phân định, cùng nhau trải nghiệm bước đi trong Thánh Thần, với tư cách là DÂN THIÊN CHÚA TẠI CHÂU Á”.

Để củng cố và làm sáng tỏ phương pháp “đối thoại thiêng liêng” này, cha Anthony Corcoran, dòng Tên, Giám quản tông tòa tại Kyrgyzstan, đã giúp Hội nghị hiểu sâu hơn khi xác định: “Phân định là một hành trình do Chúa Thánh Thần dẫn dắt bao gồm việc buông bỏ những kế hoạch chắc chắn, những dự phóng của riêng mình để hướng đến một cuộc sống mới, những con đường mới và được mở ra dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần”.

Một cách cụ thể, “Đối thoại thiêng liêng” gồm 3 bước được xen vào những phút cầu nguyện trong thinh lặng:

BƯỚC 1 - PHÁT BIỂU Ý KIẾN: (mỗi người có 2 phút để chia sẻ trải nghiệm của cá nhân về hiệp hành - không thảo luận).

Sau khi mọi thành viên chia sẻ, sẽ có 2 phút thinh lặng để lắng nghe tác động của Chúa Thánh Thần nổi lên từ những chia sẻ của các thành viên trong nhóm.

BƯỚC 2 - DÀNH CHỖ CHO NGƯỜI KHÁC (mỗi người sẽ có 2 phút để nói về những gì họ được đánh động nhất từ những chia sẻ của người khác - cũng không có thảo luận hay đặt câu hỏi).

Sau khi chia sẻ sẽ có 2 phút thinh lặng cầu nguyện.

BƯỚC 3 - CÙNG NHAU XÂY DỰNG: Nhận diện được hoa trái của sự đối thoại, nhận ra những điểm giống nhau và khác biệt, thậm chí những bất đồng và tiếng nói ngôn sứ, tạo không gian cho thời khắc ân sủng, giúp cho nhóm tự vấn một câu hỏi cơ bản: “CHÚA THÁNH THẦN ĐANG DẪN CHÚNG TA ĐI ĐÂU?”.

Sau khi chia sẻ, sẽ có 2 phút thinh lặng cầu nguyện.

Tóm lại, Hội nghị đã đi theo đúng phương pháp này, ngoài ra có nhiều lần, Hội nghị dành thời gian khoảng 15 - 30 phút để thinh lặng, cầu nguyện riêng, với mục đích là “lắng nghe hướng dẫn của Chúa Thánh Thần”.

Thảo luận tại khóa họp ở Thái Lan


Trong tiến trình Thượng HĐGM về Hiệp hành mà Giáo hội hoàn vũ đang hướng tới, thời gian vừa qua, tại các giáo xứ - giáo phận ở Việt Nam cũng đã có nhiều hoạt động cụ thể. Đâu là những ấn tượng về Giáo hội Công giáo tại Việt Nam đối với lời mời gọi này? Mặt khác, khóa họp tại Thái Lan đã gợi mở gì thêm cho chúng ta trong tiến trình hiệp hành?

* Ấn tượng mà tôi có về việc Hiệp hành của Giáo hội Việt Nam, đó là, mỗi giáo phận có những hoạt động, sắc thái riêng, nhưng theo hướng dẫn của Thư chung của HĐGMVN dịp tháng 10.2022, các giáo phận tại Việt Nam đang tham gia Hiệp hành, “cùng đi một con đường”:

- Năm 2023: Củng cố sự hiệp thông;

- Năm 2024: Thúc đẩy sự tham gia đời sống Giáo hội;

- Năm 2025: Cùng nhau loan báo Tin Mừng.

Về Hội nghị tại Thái Lan, tôi thấy 2 điểm được nhấn mạnh:

- Trước hết, là đào tạo “linh đạo hiệp hành” dưới nhiều cấp độ, cho giám mục, linh mục, chủng sinh, tu sĩ, giới trẻ...

- Thứ hai, giới trẻ là đối tượng được nói tới một cách đặc biệt với rất nhiều vấn đề: hôn nhân gia đình, đồng tính, chuyển giới, phá thai, mạng xã hội...

Tinh thần Hiệp hành trong đời sống giáo hữu (ảnh- Phát thuốc cho bệnh nhân nghèo tại họ đạo Rạch Vọp, giáo phận Cần Thơ)

Chúng con xin hết lòng cảm ơn Đức cha!

Nguyễn Hùng Luân

(thực hiện)

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Tu sĩ được mời gọi trở nên những chứng nhân Tin Mừng
Tu sĩ được mời gọi trở nên những chứng nhân Tin Mừng
Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên nhắn nhủ các tu sĩ hãy trở nên những chứng nhân Tin Mừng giữa lòng xã hội hôm nay, đời sống cần phù hợp và thậm chí đi trước những lời rao giảng.
Nhà nguyện mới ở giáo điểm miền quê
Nhà nguyện mới ở giáo điểm miền quê
Tại giáo điểm Tân Hòa, họ đạo Thủ Ngữ, giáo phận Mỹ Tho vào ngày 6.10.2024 đã diễn ra thánh lễ tạ ơn và làm phép nhà nguyện mới.
Sứ vụ linh mục trong Giáo hội Hiệp hành
Sứ vụ linh mục trong Giáo hội Hiệp hành
Đây là đề tài của chương trình tĩnh tâm năm linh mục giáo phận Hải Phòng năm 2024 được tổ chức vào ngày 30.9 đến 4.10 tại Trung tâm Mục vụ giáo phận.
Tu sĩ được mời gọi trở nên những chứng nhân Tin Mừng
Tu sĩ được mời gọi trở nên những chứng nhân Tin Mừng
Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên nhắn nhủ các tu sĩ hãy trở nên những chứng nhân Tin Mừng giữa lòng xã hội hôm nay, đời sống cần phù hợp và thậm chí đi trước những lời rao giảng.
Nhà nguyện mới ở giáo điểm miền quê
Nhà nguyện mới ở giáo điểm miền quê
Tại giáo điểm Tân Hòa, họ đạo Thủ Ngữ, giáo phận Mỹ Tho vào ngày 6.10.2024 đã diễn ra thánh lễ tạ ơn và làm phép nhà nguyện mới.
Sứ vụ linh mục trong Giáo hội Hiệp hành
Sứ vụ linh mục trong Giáo hội Hiệp hành
Đây là đề tài của chương trình tĩnh tâm năm linh mục giáo phận Hải Phòng năm 2024 được tổ chức vào ngày 30.9 đến 4.10 tại Trung tâm Mục vụ giáo phận.
Nghi thức Tuyên xưng đức tin của Đức Giám mục tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh
Nghi thức Tuyên xưng đức tin của Đức Giám mục tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh
Chiều 8.10.2024, một ngày trước khi thánh lễ tấn phong Giám mục Phụ tá giáo phận Xuân Lộc được cử hành, Đức Giám mục tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh đã tuyên xưng đức tin, tuyên thệ trung thành với Giáo hội trước sự chứng kiến của HĐGMVN và đông...
Báo Công giáo và Dân tộc phân ưu cùng Đức cha Phêrô Lê Tấn Lợi
Báo Công giáo và Dân tộc phân ưu cùng Đức cha Phêrô Lê Tấn Lợi
Bà cố Matta Phạm Thị Lến - thân mẫu Đức cha Phêrô Lê Tấn Lợi, Giám mục phó giáo phận Cần Thơ - được Chúa gọi về lúc 12g35 ngày 6.10.2024, hưởng thọ 87 tuổi
Cứu trợ đồng bào bị thiên tai
Cứu trợ đồng bào bị thiên tai
Trợ giúp đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão Yagi tại các huyện Bảo Yên (Lào Cai), Lục Yên, Trấn Yên (Yên Bái) và Hoàng Su Phì (Hà Giang), Ban Bác ái Hội dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa đã tổ chức chuyến thăm cứu trợ kéo dài 9 ngày...
Mừng đại thượng thọ thầy Stêphanô Nguyễn Khắc Dương
Mừng đại thượng thọ thầy Stêphanô Nguyễn Khắc Dương
Thánh lễ tạ ơn mừng đại thượng thọ thầy Stêphanô được tổ chức tại Tu đoàn Anh Em Bác Ái Chúa Kitô Tôi Tớ, giáo phận Phan Thiết, dưới sự chủ trì của Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, nguyên Giám mục giáo phận Hà Tĩnh.
Cho em  “nghe”  tiếng yêu thương
Cho em “nghe” tiếng yêu thương
Hai mươi niên khóa với 70 học sinh ra trường, nhiều em trong số đó có việc làm, dựng xây cuộc sống đầm ấm riêng…, là kết quả của hành trình không hề đơn giản ở trường Khuyết tật Nhân Ái Mỹ Tho.
Ðào tạo người kế thừa trong phụng vụ thánh nhạc
Ðào tạo người kế thừa trong phụng vụ thánh nhạc
Những lớp học đàn hay nhạc lý được tổ chức trong giáo xứ đã phần nào tạo thế hệ kế thừa. Ðiều này thiết thực, hữu ích cho giáo xứ trong phụng vụ thánh nhạc.