“Cây gậy” của người mù

Nhắc đến cha Phaolô Nguyễn Thực, nhiều người nghĩ ngay đến một vị linh mục đã có hơn 15 năm tận tuỵ chăm lo cho người khiếm thị.

TIẾNG LÀNH ĐỒN XA

“Tôi luôn giúp người mù từ ngày còn bé theo lời mẹ tôi dạy. Có lẽ vì thế sau này khi thấy người mù tôi lại muốn giúp họ…”.Câu chuyện của cha Phaolô Nguyễn Thực –người có lòng quảng đại với những số phận có thế giới “không màu” bắt đầu tự nhiên như thế.

Linh mục Phaolô Nguyễn Thực

Chặng hành trình gắn bó với người mù khởi nguồn từ năm 1999 khi cha đương nhiệm chánh xứ Bình An Thượng – TPHCM. Lúc đó, cha gặp một sự kiện thương tâm –một người mù bị giật mất gần 200 tờ vé số. Đây là một khoản tiền không nhỏ đối với người khiếm thị. Thấu hiểu nỗi đau buồn này, cha và một vài giáo dân đã chung tay bù đắp số tiền đã mất chỉ qua ít phút kêu gọi.

Sau đó, cha thành lập một quỹ dành cho người mù, giúp họ một cách thiết thực như cung cấp thêm gạo, mắm hoặc cứu trợ những hoàn cảnh éo le và nhiều chương trình nâng đỡ người mù. Cha kêu gọi lòng hảo tâm của mọi người qua các bài giảng trong giờ lễ cùng những hoạt động bác ái thiết thực, công khai. Cổng nhà thờ nơi cha làm quản xứ, từ Bình An Thượng qua Hà Đông, luôn rộng mở với người mù và quy mô hoạt động ngày càng được nhân lên, đặc biệt ở giáo xứ Hà Đông.

mái ấm Hà Đông nơi dạy chữ cho nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn

Từ vài chục hoàn cảnh được nâng đỡ, dần dà con số mà cha Thực nhận trợ giúp lên đến hơn 3.000 người mù cùng trên 500 trường hợp khuyết tật, neo đơn, mồ côi. Không quản ngại công sức khi số lượng người đến xin nâng đỡ cứ tăng dần, cha Thực cho rằng chính sự tìm đến của người mù làm sáng mắt, sáng lòng bản thân mình và xác tín hơn nữa con đường phục vụ. Mỗi tháng, để trang trải các hoạt động bác ái này cha phải chi khoảng 300 triệu đồng.

Số lượng người mù tìm đến cùng số tiền phải “xoay” bằng được để họ có gạo ăn là con số không hề nhỏ với một hoạt động mang tính thường kỳ, dài hơi. Đây cũng là vấn đề “đau đầu” với những ai tham gia công việc từ thiện xã hội. Riêng cha Thực cho biết:“Ngày người mù đến với chương trình trợ giúp còn ít, tôi bỏ mỗi tháng trên 10 triệu đồng và xin mỗi hộ khá giả trong xứ đóng góp vài trăm ngàn. Và như một phép lạ, số người hảo tâm lẫn số tiền quyên góp được nhiều hơn tôi tưởng. Người mù đến càng nhiều, tôi bỏ thêm nhiều hơn và bà con giáo dân cũng tự nguyện bỏ nhiều hơn nữa vậy nên công việc được duy trì trôi chảy…”.Dù có những đợt mới đầu tháng, số tiền quỹ đã bằng không nhưng đến cuối tháng lại có những ân nhân rộng tay tìm đến và những nỗi lo lại được thay bằng những nụ cười nhẹ nhõm. Nhiều người mỗi tháng sẵn sàng góp năm, mười triệu cho quỹ. Những thao thức trong của cha đã lay động nhiều tấm lòng từ con trẻ đến người lớn. Đặc biệt, các hội đoàn trong xứ là đối tượng tham gia nhiệt tình nhất...

Cùng các em nhỏ tại mái ấm Nhật Hồng

Cha chia sẻ:“Người linh mục cần phải tiên phong trong mọi sự”. Châm ngôn này đã thôi thúc cha thể hiện tinh thần Matthêu 25 ở những nơi cha đến. Vậy nên, sân nhà thờ mỗi cuối tháng lại rộn ràng tiếng xe, tiếng người. Những đôi mắt chỉ thấy màn đêm nay lại tìm được “cây gậy” dẫn đường qua những tặng phẩm đều đặn kịp thời. Người mù trong địa bàn thành phố cũng như người mù ở các tỉnh lân cận như Long An, Tiền Giang, Bình Dương… đều được nâng đỡ khi tìm đến. Nhờ sự tương trợ đều đặn qua việc cấp gạo, tiền hằng tháng, cha đã góp phần làm giảm thiểu tình trạng ăn xin của người mù. Ngoài ra, cha còn gầy dựng được một ngôi nhà bác ái nhằm lo cho 40 em nhỏ lang thang, khó khăn được học chữ do các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp coi sóc.

CHƯA DỨT DUYÊN VỚI NGƯỜI KHIẾM THỊ

Công việc chăm lo người mù và nhiều hoàn cảnh bất hạnh khác cứ tuần tự trôi chảy mãi cho đến khi cha gặp một biến cố vào khoảng tháng mười năm trước. Khi đó, với tốc độ và cường độ làm việc liên tục, phần lo thu chi, tính toán cho các quỹ vì người mù, người khuyết tật, phần khác phải điều hành nhiều hoạt động trong ngoài giáo xứ, cha bị tai biến thập tử nhất sinh. Phải nằm viện điều trị một thời gian dài, sức khỏe cha suy giảm, trí nhớ cũng sa sút nặng nề. Suốt gần nửa năm, cha phải vào ra bệnh viện và tự rèn luyện mỗi ngày mới có thể tiếp tục dâng lễ. Thêm đó, cha cũng vừa được thuyên chuyển đến giáo xứ Antôn (hạt Chí Hòa) nên công việc bác ái mà cụ thể là quỹ trợ giúp cho người mù tạm thời trì hoãn.

Cha Thực cùng người khiếm thị trong một buổi phát chẩn tại Gx Hà Đông

Về một giáo xứ nhỏ hơn và dù sức khỏe chưa hoàn toàn khôi phục nhưng hễ có bất kỳ ân nhân nào “ký gửi” lòng tốt, cha đều mau chóng chuyển hết đến người nghèo. Gần đây nhất cha vẫn cố gắng gửi trợ giúp đến các dòng có hoạt động nâng đỡ người mù. Chính tấm lòng đến với người mù một cách trọn vẹn, hết mình như thế nên những ngày phải nằm nhà dưỡng sức có rất nhiều “bạn hữu” khiếm thị đến thăm cha dù nhiều người ở rất xa. Bởi“Mình đến tìm cha lúc khó nhờ trợ giúp được thì không có lẽ gì lại không đến cùng cha khi ngài lâm bệnh vì lo cho mình…”-Quốc Dũng, một người mù chia sẻ khi đến thăm vị cha già. Dẫu tình cảm dành cho vị mục tử này đôi khi chỉ được thể hiện qua cái siết tay thật chặt.

Hội người mù huyện Xuân Lộc nhận quà tại Gx Hà Đông

Mưu sinh với người mù luôn là thử thách khó khăn bởi họ dễ bị lừa gạt, cướp đoạt đồng thời cũng gặp phải nhiều giới hạn trong lựa chọn nghề nghiệp nên với số tiền hằng tháng khoảng 120 ngàn đồng cùng ký gạo là sự trợ lực to lớn. Nên sức lực bị giới hạn, việc bác ái buộc phải ngưng trệ là một day dứt trong lòng vị mục tử nhiều ưu tư với người mù. Ước muốn của cha là mong đủ sức khỏe để giúp người mù nói riêng và người nghèo nói chung bớt phần nhọc nhằn. Khi đem tinh thần bác ái đến với tha nhân, cha luôn quan niệm tình thương không hề phân biệt tôn giáo. Chính vì vậy, nhiều người ngoài Công giáo cũng là những bạn hữu thân quen…

Năm nay đã 64 tuổi, 28 năm linh mục trong đó hơn 15 năm phục vụ người mù, chưa một lần xuất ngoại vì “khi có tiền chỉ nghĩ đến anh mù”, chẳng thăm thú đó đây vì“còn phải để dành cho người nghèo”,cha Phaolô Nguyễn Thực đã tâm tình như thế và luôn đồng hành cùng những hoàn cảnh nghèo khó bằng tinh thần khó nghèo và giản dị của mình.

Minh Hải

Chia sẻ:

Bình luận

Cha Thực chính là nguồn ánh sáng cho những anh chị em khiếm thị. Cầu mong cha sẽ mau khỏe mạnh để những anh chị em khiếm thị sẽ luôn tìm thấy được ánh sáng - ánh sáng của tình loài người!
Người mù luôn luôn cần có những cây gậy để dìu bước họ trong cuộc sống như Cha!
Cách liên tưởng làm cho bài viết trở nên thú vị hơn rất nhiều!
Yeu quy nhung tam long...
Yeu quy nhung tam long...
Cách liên tưởng làm cho bài viết trở nên thú vị hơn rất nhiều!
Người mù luôn luôn cần có những cây gậy để dìu bước họ trong cuộc sống như Cha!
Cha Thực chính là nguồn ánh sáng cho những anh chị em khiếm thị. Cầu mong cha sẽ mau khỏe mạnh để những anh chị em khiếm thị sẽ luôn tìm thấy được ánh sáng - ánh sáng của tình loài người!

có thể bạn quan tâm

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn sẽ được chuyên gia nổi tiếng của Ý thiết kế ánh sáng
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn sẽ được chuyên gia nổi tiếng của Ý thiết kế ánh sáng
Chiều 11.12, linh mục Inhaxiô Hồ Văn Xuân, Tổng Đại diện Tổng Giáo phận TPHCM đã có cuộc gặp gỡ các báo đài để chia sẻ về công trình đại trùng tu nhà thờ Chánh tòa của TGP.
Caritas Bùi Chu với hành trình thắp sáng tương lai
Caritas Bùi Chu với hành trình thắp sáng tương lai
Caritas giáo phận Bùi Chu đã trao gần 450 suất học bổng cho các học sinh nghèo, khó khăn tại 13 giáo hạt trong hai tháng 10-11.2024.
Về bên Mẹ Măng Đen
Về bên Mẹ Măng Đen
Trong hai ngày 9-10.12.2024, giáo phận Kon Tum đã tổ chức chương trình hành hương Đức Mẹ Măng Đen.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn sẽ được chuyên gia nổi tiếng của Ý thiết kế ánh sáng
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn sẽ được chuyên gia nổi tiếng của Ý thiết kế ánh sáng
Chiều 11.12, linh mục Inhaxiô Hồ Văn Xuân, Tổng Đại diện Tổng Giáo phận TPHCM đã có cuộc gặp gỡ các báo đài để chia sẻ về công trình đại trùng tu nhà thờ Chánh tòa của TGP.
Caritas Bùi Chu với hành trình thắp sáng tương lai
Caritas Bùi Chu với hành trình thắp sáng tương lai
Caritas giáo phận Bùi Chu đã trao gần 450 suất học bổng cho các học sinh nghèo, khó khăn tại 13 giáo hạt trong hai tháng 10-11.2024.
Về bên Mẹ Măng Đen
Về bên Mẹ Măng Đen
Trong hai ngày 9-10.12.2024, giáo phận Kon Tum đã tổ chức chương trình hành hương Đức Mẹ Măng Đen.
Cung hiến nhà thờ giáo xứ Kim Sơn
Cung hiến nhà thờ giáo xứ Kim Sơn
Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục giáo phận, đã cử hành thánh lễ tạ ơn cung hiến nhà thờ giáo xứ Kim Sơn vào ngày 30.11.2024
Lễ khấn ở Tu đoàn Chị Em Bác Ái Chúa Kitô Tôi Tớ
Lễ khấn ở Tu đoàn Chị Em Bác Ái Chúa Kitô Tôi Tớ
Tu đoàn Chị Em Bác Ái Chúa Kitô Tôi Tớ, giáo phận Phan Thiết, đã tổ chức thánh lễ tuyên khấn vào ngày 30.11.2024.
Linh mục sống phận lữ khách
Linh mục sống phận lữ khách
Tuần tĩnh tâm năm linh mục đoàn giáo phận Phan Thiết đã diễn ra từ ngày 25-29.11.2024 với chủ đề “Linh mục, sống phận lữ khách khi cùng nhau loan báo Tin Mừng”
Đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Cả Ràng
Đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Cả Ràng
Sáng ngày 5.12.2024, Đức Giám mục giáo phận Mỹ Tho Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã chủ sự thánh lễ tạ ơn và nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Cả Ràng.
Diện mạo mới của ngôi thánh đường Hoa - Việt hơn một thế kỷ
Diện mạo mới của ngôi thánh đường Hoa - Việt hơn một thế kỷ
Sáng ngày 3.12.2024, Ðức cha Giuse Bùi Công Trác, Giám mục phụ tá TGP TPHCM đã về họ đạo chủ sự thánh lễ tạ ơn khánh thành công trình trùng tu và thánh hóa nhà thờ, bàn thờ mới của giáo xứ Thánh Phanxicô Xaviê (quen gọi là nhà thờ...
Thông điệp bảo vệ môi trường  từ một hang đá Noel
Thông điệp bảo vệ môi trường từ một hang đá Noel
Sử dụng những vật dụng có sẵn đã qua sử dụng, giáo xứ Ðồng Tiến (hạt Phú Thọ, TGP TPHCM) đã hoàn tất hang đá mang thông điệp bảo vệ môi trường, với mong muốn lan tỏa điều thiện ích cho cộng đồng trong và ngoài xứ đạo.