Chat với Vinh Sida

Chị Maria Nguyễn Thị Vinh (NTV), một giáo dân giáo xứ Nam Thái, giáo phận TPHCM, suốt 15 năm qua đi khắp các hang cùng ngõ hẻm tìm những bệnh nhân AIDS bị xa lánh để tắm rửa, mướn nhà, kiếm việc làm, vệ sinh vết thương, cho uống thuốc, đưa đi chữa bệnh, thậm chí là mai táng khi họ bị căn bệnh thế kỷ đánh gục... Tiếp chúng tôi trong căn nhà khá khang trang đã ít nhiều thay đổi công năng để làm phòng chăm sóc dã chiến cho người có H., trong con hẻm gần ngã ba Ông Tạ (quận Tân Bình), người phụ nữ vừa bước vào tuổi 58 mà nhiều người hay gọi là “Vinh Sida” vẫn chưa thôi trăn trở với những người đang đối mặt với căn bệnh thế kỷ và vốn bị xã hội xa lánh…

Chị Maria Nguyễn Thị Vinh

CGvDT: Chào chị Vinh, chị nghĩ sao khi có nhiều người gọi mình là “Vinh Sida”?

NTV: Khi người ta gọi mình như vậy nghĩa là mình đã thành công vì có thể hòa nhập với người có H. và giữa chúng tôi không có khoảng cách dù tôi không hề nhiễm H. Tại các bệnh viện khi chúng tôi thăm, tắm rửa và gội đầu cho người có H., nhiều người xầm xì: “Cùng bọn với nhau nên chăm sóc nhau thôi”. Điều đó không làm chúng tôi buồn vì niềm vui của người bệnh là hạnh phúc của chúng tôi.

CGvDT: Vậy chị đã đến với công việc này như thế nào?

NTV: Năm 1998, khi dự tĩnh tâm tại dòng Chúa Cứu Thế, linh mục hướng dẫn mời gọi chúng tôi giúp đỡ bệnh nhân AIDS. Giai đoạn đó, họ bị xã hội và ngay chính gia đình mình xa lánh nên rất cần được nâng đỡ về nhiều mặt. Tôi biết về AIDS rất mù mờ nhưng vì tò mò đã đăng ký tham dự một khóa học chăm sóc người có H. cùng hơn 300 người khác. Nhưng khi nhập cuộc chỉ còn khoảng chục người và chúng tôi lập nhóm Tiếng Vọng để đi tìm người có H. chăm sóc, tắm rửa, ủi an, giúp thuê nhà, liên hệ với một số bác sĩ khám chữa bệnh và trung tâm cai nghiện giúp chữa trị để sớm hòa nhập với cộng đồng. Cho đến nay, những người của Tiếng Vọng ngày ấy giờ chỉ còn mình tôi.

CGvDT: Hiện nay, công việc của chị ra sao?

NTV: Tôi may mắn được một số linh mục và bác sĩ hỗ trợ nên có một cơ sở chăm sóc người có H., chủ yếu là giai đoạn cuối. Tôi cũng quy tụ được hơn 10 thành viên mới vào Nhóm Tiếng Vọng ngày nay gồm một số anh chị em có H., sau khi được chữa trị thuyên giảm bệnh tật, tình nguyện ở lại giúp những người nặng hơn. Buổi sáng, chúng tôi chăm sóc các bệnh nhân ở cơ sở. Chiều và tối chúng tôi đến với các bệnh nhân không di chuyển được để chăm sóc, tắm rửa và vệ sinh vết thương cho họ. Mọi thành viên trong nhóm đều làm việc thiện nguyện vì chúng tôi không có nguồn thu.

CGvDT: Với những công việc chị đang làm, gia đình và người thân ủng hộ hay phản đối?

NTV: Chồng tôi là một người tu xuất nên anh ấy thông cảm và động viên công việc tôi làm. Với một số bệnh nhân được chữa trị đúng cách và phục hồi sức khỏe, ông xã tôi đã dạy họ nghề sửa chữa xe máy và cơ khí để họ tái hòa nhập cộng đồng tốt hơn. Các con tôi cũng vậy, khi còn nhỏ chúng vẫn thường đi với tôi thăm các bệnh nhân và chia sẻ quần áo của mình. Giờ chúng đã có cuộc sống ổn định nên thường hỏi tôi công việc của mẹ cần gì để tụi con giúp. Tôi hạnh phúc vì điều đó.

Ngày mới đến với người có H., tôi đưa họ về nhà để tiện chăm sóc hoặc họ đến nhà tôi để xin thuốc và nhờ giúp đỡ, hàng xóm và bạn bè tôi phản đối dữ lắm. Mọi người nói: “Nếu có giúp sao không giúp những người tật nguyền từ bụng mẹ, bọn này do ăn chơi nên mới ra nông nỗi giúp làm gì!”. Nhưng tôi nói với mọi người, những bệnh nhân này thực sự đáng thương vì họ không những bị xã hội xa lánh mà ngay cả gia đình cũng ruồng bỏ nên chúng tôi đến với họ để cho họ còn thấy tình người trước khi chết (thời gian đầu người bị H. gần như là chết) hoặc nếu giúp họ hồi tâm để làm lại cuộc đời thì điều đó thật tuyệt vời.

CGvDT: Ở những bệnh nhân chị gặp có đủ mọi thành phần từ trí thức, sinh viên, công nhân đến cả “giang hồ”…, cách nào để chị tiếp xúc và giúp họ hồi tâm?

NTV: Những người đến với chúng tôi thường là những người không còn nơi nào để đi. Đôi khi họ được đưa đến trong tình trạng mong manh giữa sống và chết hoặc trong một thân xác đã bị hoại tử, hôi thối và kiệt quệ… Nhưng hơn hết, họ đến với một mặc cảm nặng nề và bế tắc nên chúng tôi luôn giữ khuôn mặt và tâm trạng vui vẻ. Vì chỉ có niềm vui mới làm việc được và đem niềm vui đó chia sẻ với những người có H. Và một điều không thể thiếu đó là sự chân thành.. Có lẽ nhờ vậy mà 15 năm qua, chúng tôi đã đến với hàng ngàn người nhưng không gặp một trở ngại nào và hàng ngàn người đã ra đi thanh thản bên cạnh chúng tôi.

CGvDT: Mười lăm năm qua chị cảm nhận được gì từ công việc mà ít người dám làm?

NTV: Tôi bắt đầu với công việc không từ sự dấn thân mà vì tò mò nên dễ buông xuôi nếu không có Chúa đồng hành. Tôi nghĩ đó là ơn Chúa và sự quan phòng của Ngài. Chúng tôi luôn nhận được những sự giúp đỡ khi tưởng rằng đã bế tắc. Nhiều bác sĩ đầu ngành, giám đốc, nhân viên của các trung tâm cai nghiện đã đến với chúng tôi để giúp đỡ người có H. hoàn toàn miễn phí.

Tôi đã từng thành đạt ngoài xã hội, trước năm 2004 gia đình tôi sở hữu nhiều căn nhà (những căn nhà này hiện được cho thuê để lấy tiền lo cho người có H.). Tôi vẫn cảm thấy bình an, không hối tiếc điều gì.

Một điều tôi cảm nhận rất rõ là Chúa đã cho tôi nhiều hơn những gì tôi bỏ ra. Vì dành nhiều thời gian cho người có H. nên tôi ít chăm sóc con cái và gia đình nhưng gia đình tôi rất hạnh phúc. Các con tôi cũng có nhiều đóng góp cho xã hội và Giáo hội. Qua những năm tháng đồng hành với người đau khổ, tôi coi lời Kinh Thánh “ngươi cứ lo việc của ta, việc của ngươi ta sẽ lo” là kim chỉ nam.

CGvDT: Trong quá trình giúp bệnh nhân AIDS vững vàng vượt qua bệnh tật để hòa nhập cộng đồng, chị rút tỉa được kinh nghiệm gì?

NTV: Tôi cho rằng bệnh AIDS còn đỡ hơn tiểu đường và ung thư vì hiện nay nếu uống thuốc đầy đủ và có cuộc sống lành mạnh người bệnh có thể sống thêm vài chục năm. Vì vậy, nếu phát hiện ra mình đã nhiễm H. xin hãy đến các trung tâm để chữa trị và được tư vấn.

Điều quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống, tâm lý của người có H. chính là người thân. Nếu người thân hoảng loạn một thì họ hoảng loạn 10. Nếu người thân xa lánh, bỏ rơi họ sẽ bế tắc và cùng đường. Do đó, sự động viên, chia sẻ, thông cảm của người thân là một liều thuốc rất cần thiết. Trước khi chữa trị bệnh nhân AIDS, chúng tôi luôn làm công tác tư tưởng với thân nhân rồi mới đến họ.

CGvDT: Có bao giờ “Vinh Sida” đón tất niên với người có H. chưa?

NTV: Ồ, rất nhiều. Tôi thường mời họ về nhà dùng cơm chung khi có thể. Riêng vào các dịp đặc biệt, lễ tết, nhà tôi là một địa điểm quy tụ người có H. Thỉnh thoảng chúng tôi còn cùng nhau đi du lịch rất vui.

CGvDT: Họ có bao giờ làm phiền chị?

NTV: Thỉnh thoảng tôi vẫn nhận được những cuộc điện thoại vài chục phút đến hơn một giờ lúc quá nửa đêm. Rất mệt nhưng tôi vẫn nói chuyện, tư vấn giúp họ vì tôi biết họ không gọi cho tôi sẽ chẳng biết gọi cho ai, khi mà tâm trạng và thể xác đang bất ổn. Nhưng tôi chưa bao giờ coi đó là một sự quấy rối gây phiền phức.

CGvDT: Xin cám ơn chị.

Trung Nhân thực hiện

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ban Caritas giáo xứ Hà Đông thăm  trại phong Ba Sao
Ban Caritas giáo xứ Hà Đông thăm trại phong Ba Sao
Ngày 23.3.2024, Ban Caritas giáo xứ Hà Đông, TGP Hà Nội, đã thăm và chia sẻ bữa cơm trưa với bệnh nhân tại trại phong Ba Sao - Hà Nam.
 Nhóm thiện nguyện và giáo xứ Sơn La tặng 2 máy lọc nước
 Nhóm thiện nguyện và giáo xứ Sơn La tặng 2 máy lọc nước
Nhóm thiện nguyện Gia Kiệm đã phối hợp với giáo xứ Sơn La, giáo phận Hưng Hóa lắp đặt 2 máy lọc nước ở trụ sở UBND xã Long Hẹ và trường Tiểu học Co Mạ 1
Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc mừng lễ bổn mạng
Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc mừng lễ bổn mạng
Mừng bổn mạng Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc, Đức Giám mục giáo phận Gioan Đỗ Văn Ngân đã cử hành thánh lễ kính thánh Giuse vào ngày 19.3.2024.
Ban Caritas giáo xứ Hà Đông thăm  trại phong Ba Sao
Ban Caritas giáo xứ Hà Đông thăm trại phong Ba Sao
Ngày 23.3.2024, Ban Caritas giáo xứ Hà Đông, TGP Hà Nội, đã thăm và chia sẻ bữa cơm trưa với bệnh nhân tại trại phong Ba Sao - Hà Nam.
 Nhóm thiện nguyện và giáo xứ Sơn La tặng 2 máy lọc nước
 Nhóm thiện nguyện và giáo xứ Sơn La tặng 2 máy lọc nước
Nhóm thiện nguyện Gia Kiệm đã phối hợp với giáo xứ Sơn La, giáo phận Hưng Hóa lắp đặt 2 máy lọc nước ở trụ sở UBND xã Long Hẹ và trường Tiểu học Co Mạ 1
Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc mừng lễ bổn mạng
Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc mừng lễ bổn mạng
Mừng bổn mạng Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc, Đức Giám mục giáo phận Gioan Đỗ Văn Ngân đã cử hành thánh lễ kính thánh Giuse vào ngày 19.3.2024.
Giáo dân La Dày cùng xem phim cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu
Giáo dân La Dày cùng xem phim cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu
Món quà tinh thần của vị linh mục chánh xứ trong Tuần Thánh 2024 là buổi chiếu phim để bà con hiểu hơn về Cuộc Thương Khó…
Giới trẻ trong tương quan với xã hội,  giáo hội
Giới trẻ trong tương quan với xã hội, giáo hội
Nhiều giáo phận đã tổ chức đại hội cho giới trẻ trong Mùa Chay 2024, qua đó mời họ tham gia các hoạt động của Giáo hội đồng thời khuyến khích đừng trở thành nô lệ của những đam mê không cần thiết, biết phân định và có trách nhiệm...
Lễ kính hai thánh Stêphanô Cuénot Thể và Gagelin Kính
Lễ kính hai thánh Stêphanô Cuénot Thể và Gagelin Kính
Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Giám mục giáo phận Qui Nhơn đã chủ tế thánh lễ đồng tế kính hai thánh Stêphanô Cuénot Thể và Gagelin Kính tại nhà thờ Chánh tòa Qui Nhơn ngày 14.3.2024
Khoảng 1.000 tín hữu đi Đàng Thánh giá
Khoảng 1.000 tín hữu đi Đàng Thánh giá
Khoảng 1.000 tín hữu giáo phận Xuân Lộc cùng khách hành hương đã tham dự 14 chặng đàng thánh giá tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Núi Cúi.
Năm Thánh kỷ niệm 70 năm thành lập giáo xứ Long Định 1
Năm Thánh kỷ niệm 70 năm thành lập giáo xứ Long Định 1
Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục Giáo phận Mỹ Tho, đã chủ sự thánh lễ khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 70 năm thành lập giáo xứ Long Định 1, ngày 18.3.2024.
Tân linh mục và phó tế dòng Cát Minh
Tân linh mục và phó tế dòng Cát Minh
Các tân chức gồm linh mục Phêrô Phạm Trọng và các tân phó tế là Antôn Nguyễn Công Thành, Gioan Baotixita Hoàng Thừa Thế và Phaolô Đặng Văn Tuấn.