Chuyện sau “cánh gà” đêm Đông

Cứ tháng 11 hằng năm, sân nhà thờ của các giáo xứ lại nhộn nhịp bởi các nhóm tập luyện văn nghệ cho buổi diễn nguyện trong đêm canh thức Giáng Sinh. Và đằng sau những vở hoạt cảnh đầy ý nghĩa là cả câu chuyện đầy ắp kỷ niệm của những ê-kíp “đạo diễn nghiệp dư”.

Rục rịch khởi động

Để tạo bầu khí thêm phần thánh thiêng, hầu hết các giáo xứ đều tổ chức đêm diễn nguyện canh thức mừng sinh nhật Chúa. Đây cũng là dịp để người tham dự ôn lại biến cố mầu nhiệm Chúa giáng sinh và những người bạn khác tôn giáo hiểu thêm về ngày đại lễ.

Cuộc thi tiếng hát thiên thần

Về “xóm đạo” Xóm Mới, những ngày này, khắp các ngã đường đã tràn ngập “màu” Noel. Tại giáo xứ Thái Bình (Quận Gò Vấp – TPHCM), khuôn viên quanh nhà thờ nhộn nhịp bởi tiếng cười nói của các bạn trẻ đang tập luyện cho đêm diễn nguyện. Khác mọi năm là “đạo diễn” do các anh chị Giáo lý viên đảm nhận, năm nay lần đầu tiên các các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp được giao nhiệm vụ này. Vừa mới đến giúp xứ được vài tháng, chưa kịp biết rõ các thành viên trong xứ đây chính là cơ hội để các chị hiểu hơn về những người cộng tác với mình. “Chúng tôi không thấy công việc này là một gánh nặng mà nghĩ đây là cơ hội để làm quen mọi người”, một nữ tu chia sẻ. Các chị đã lên một kịch bản thật sát với chủ đề của năm phụng vụ mới, rồi tìm các bài hát và điệu múa cho từng phân cảnh. Các Giáo lý viên cũng chủ động chia người phụ giúp tập múa cho thiếu nhi, làm đạo cụ và chọn diễn viên cho phù hợp.

Nếu ở giáo xứ Thái Bình các nữ tu vẫn còn rất mới mẻ với các đồng sự thì ở giáo xứ Tam Hà (Quận Thủ Đức – TPHCM), các chị dòng Đức Mẹ phù hộ (FMA) lại rất “nghề” vì có đội ngũ ê-kíp “chuyên nghiệp” (Huynh trưởng giáo lý) do đã làm việc với nhau nhiều năm nay. Từ việc lên kịch bản cho đến chia nhóm tập, các Huynh trưởng và nữ tu FMA đều cùng nhau gánh vác. Bắt đầu vào tuần thứ nhất mùa Vọng, sân nhà dòng như sôi động hơn với từng tốp “diễn viên” gấp rút tập động tác này, làm đạo cụ kia. Mỗi người một tay với ước mong “tất cả đều làm được việc gì đó tốt đẹp trong mùa Giáng Sinh”, nữ tu Đào Nguyễn Kim Duyên cho biết. Ngoài việc truyền tải thông điệp và ý nghĩa Chúa giáng thế trong đêm diễn, họ còn coi đây là khoảng thời gian gắn bó, yêu thương và hiểu nhau hơn.

Hậu trường tập luyện

Tại giáo xứ Tử Đình (Quận Gò Vấp – TPHCM), việc chuẩn bị cho đêm diễn đã thực hiện từ đầu tháng 11, Ban giáo lý và các nữ tu Dòng Đaminh Bà Rịa gần như đã sẵn sàng lên sân khấu. Lợi thế của Tử Đình là nhóm đã biết qua chuyên môn về múa và diễn xuất, do trong xứ có một thành viên đã từng học ở trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh, và trước khi xuất cảnh, anh đã truyền lại tất cả “bí kíp”. Song song với công việc chuẩn bị cho đêm diễn nguyện, giáo xứ còn có cuộc thi “Tiếng hát Thiên thần” nhằm tuyển chọn những tiếng hát trong trẻo khai mạc cho đêm diễn nguyện.

Không kém phần chuyên nghiệp, các Giáo lý viên giáo xứ Tân Việt (Quận Tân Bình – TPHCM) cũng có một ưu thế riêng bởi trong đội ngũ thực hiện có nhiều thành viên được đào tạo chuyên môn về múa, diễn xuất và thiết kế sân khấu. Kịch bản mang chủ đề “Mầu nhiệm khó nghèo” có cốt truyện được xây dựng dựa theo Kinh Thánh, có một vài nội dung được phóng tác để làm nổi bật sự khó nghèo của vật chính. Ví như, khi ông Thánh Giuse đang rất bối rối đi tìm nơi trú ngụ và bị nhiều người giàu có từ chối thì lại có một em bé nghèo giúp ngài tìm một nơi ở, mặc dù chỉ là tạm bợ. “Kịch bản được xây dựng như thế để nói rằng, trong khi những người giàu có từ chối Chúa thì những người nghèo lại nhận ra và chào đón Ngài. Qua đó, hướng mọi người luôn tỉnh thức chào đón Chúa với mọi người xung quanh, nhất là với người nghèo và thấp bé trong xã hội,” chị Lê Phương Trang, một Giáo lý viên phụ trách tập diễn nguyện ở giáo xứ cho hay.

Các em thiếu nhi tập múa

Hầu như các giáo xứ khác có hẳn một “nhóm” đạo diễn thì giáo xứ Chợ Đũi (Quận 1 – TPHCM) chỉ có một đạo diễn chính. Lúc trước, việc tập hoạt cảnh do các nữ tu giúp xứ đảm trách nhưng khoảng hai năm trở lại đây, công việc này đã được giao hẳn cho chị Nguyễn Võ Thanh Xuân, một Giáo lý viên trong giáo xứ. Chị Xuân chia sẻ, chị là diễn viên “sáng giá” trong nhiều đêm diễn nguyện và vai diễn gắn liền với tên tuổi của Xuân là bà chủ nhà trọ “đỏng đảnh”. Có lẽ, do vậy nên khi đảm nhận vai trò mới, chị không gặp nhiều khó khăn. “Thú thật, ban đầu khi được cha sở giao cho nhiệm vụ này, tôi thấy rất lo ngại, không biết bản thân có đảm đương nổi không. Sau khi được cha động viên, tôi thấy tự tin hơn và bây giờ, tôi đang dần yêu mến công việc này hơn”, chị tâm sự.

Bên lề hậu trường

Những ngày cận Noel là lúc các em thiếu nhi phải vùi đầu vào sách vở để ôn luyện cho kỳ thi ở trường. Dù bận rộn nhưng tâm lý chung là mong ước được góp sức trong đêm diễn. Nữ tu Kim Duyên kể: “Vì phải tranh thủ học bài nên mỗi tối đến tập múa, tất cả đều mang theo sách vở. Hễ các anh chị vừa cho giải lao thì lại tranh thủ ôn bài, nhìn thương lắm”.

Miệt mài tập luyện cho đêm diễn nguyện

Ngoài những ý nghĩa được lồng ghép vào vở diễn, điều khiến cho khán giả thu hút nhất chính là các diễn viên nhí. Nhưng các diễn viên này rất “mưa nắng”, có thể thay đổi quyết định vào phút 89 làm cả hậu trường như náo loạn. Có lần khi vở diễn sắp được mở màn thì có một bé sợ không chịu lên sân khấu nữa. Chị Thanh Xuân nhớ lại: “Khi đó, cô bé khóc bù lu bù loa, cởi hết đồ diễn ra nhất định không diễn nữa, mặc cho mẹ của bé và tôi năn nỉ gãy lưỡi. Nhưng rồi, khi cô bé thấy các bạn vui vẻ, háo hức chuẩn bị trình diễn thì lại cười tươi nắm tay bạn mình chạy lên sân khấu”. Đúng là diễn viên nhí luôn là tâm điểm gây rắc rối cho những đạo diễn, ngay cả khi vở kịch chưa được vén màn, chỉ mới trong giai đoạn chuẩn bị tuyển chọn nhân vật. Một giáo lý viên của giáo xứ Tử Đình hồi tưởng lại một lần, khi cuộc thi “Tiếng hát Thiên Thần” đang diễn ra, một em nhỏ rất vui và háo hức chờ đợi tới lượt mình trình diễn. Nhưng khi em vừa bước lên sân khấu nhìn thấy rất đông khán giả ở phía dưới thì lại òa lên khóc khiến cho MC và ban giám khảo “đau đầu” không biết phải ứng phó thế nào. Nhưng dù vậy, thí sinh nhí cũng không chấp nhận bỏ thi giữa chừng mà cố gắng vừa thi vừa khóc, vừa hát vừa xúc động.

Dù sợ, dù run và có khi là khóc, nhưng nhìn chung, việc được chọn làm “diễn viên” luôn là niềm vui, vinh dự và còn là một kỷ niệm đẹp trong miền tuổi thơ. Chị Lê Phương Trang, phụ trách tập diễn nguyện ở giáo xứ Tân Việt kể lại, từ lúc bắt đầu đi chọn nhân vật, có một cậu bé ở ngành Nghĩa sĩ cứ chạy theo làm đủ mọi hành động của Thánh Giuse như là ngồi suy tư, rồi chiêm bao thấy thiên thần: “Thấy cậu bé rất tếu nhưng lại có một khao khát được tham gia vào vở diễn nên chọn luôn. Không ngờ, liều mà lại chọn đúng người và tình cờ lắm khi sắp tới, diễn xong ngày 24 thì ngày 26 em đã lên máy bay để xuất ngoại. Tôi nghĩ, biết đâu, đây lại là dịp để lại trong lòng cậu bé một kỷ niệm khó phai tại giáo xứ và quê hương mình”.

Bên cạnh những khoảnh khắc vui tươi đáng nhớ do các diễn viên nhí mang lại thì bên trong hậu trường, là những nỗ lực và hy sinh không ngừng của các “đạo diễn bất đắc dĩ”. Anh Nguyễn Quốc Cường, người chịu trách nhiệm chính trong việc chuẩn bị diễn nguyện ở xứ Tử Đình cho biết, để dốc hết tâm sức cho buổi hoạt cảnh, rất nhiều bạn phải bỏ cả học tiếng Anh để đến tập múa cho các em thiếu nhi. Với các nữ tu cũng phải cân nhắc sắp xếp thời gian. Đôi khi, do chuẩn bị để 19giờ 30 các em đến tập, họ hy sinh giờ cơm cùng cộng đoàn và dùng bữa sau khi các giờ tập kết thúc, khoảng hơn mười giờ khuya.

Để có được một vở diễn nguyện ý nghĩa và hấp dẫn, phía sau “cánh gà” là những hy sinh, nỗ lực và cả những câu chuyện “đáng yêu” của những “diễn viên nghiệp dư”. Đó chính là câu chuyện và món quà ý nghĩa của đêm thánh linh thiêng, đêm Ngôi Hai xuống thế làm người.

THỤC QUỲ

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Một nữ tu có thể đã tử vong do sập cầu Phong Châu
Một nữ tu có thể đã tử vong do sập cầu Phong Châu
Sơ Maria Nguyễn Thị Bích Hằng, 36 tuổi, thuộc hội dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa, có thể đã tử vong trong sự cố sập cầu Phong Châu - Phú Thọ sáng nay.
“Tiệc âm nhạc thịnh soạn” trong chung kết “Tiếng hát giáo đường”
“Tiệc âm nhạc thịnh soạn” trong chung kết “Tiếng hát giáo đường”
Vòng chung kết cuộc thi Tiếng hát giáo đường mùa giải 3 với tên gọi “Thăng hoa”, do CLB Lửa Hồng tổ chức, vừa diễn ra ngày 8.9.2024 tại giáo xứ Thánh Tống Viết Bường (TGP. TP.HCM).
Tám nữ tu xông pha khắp nơi vì người nghèo
Tám nữ tu xông pha khắp nơi vì người nghèo
8 nữ tu chia thành 3 cộng đoàn hiện diện tại Việt Nam. Ðó là con số khiêm tốn khi nói về nhân sự dòng Ðức Mẹ Canvê, một hội dòng truyền giáo xuất thân từ Pháp.
Một nữ tu có thể đã tử vong do sập cầu Phong Châu
Một nữ tu có thể đã tử vong do sập cầu Phong Châu
Sơ Maria Nguyễn Thị Bích Hằng, 36 tuổi, thuộc hội dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa, có thể đã tử vong trong sự cố sập cầu Phong Châu - Phú Thọ sáng nay.
“Tiệc âm nhạc thịnh soạn” trong chung kết “Tiếng hát giáo đường”
“Tiệc âm nhạc thịnh soạn” trong chung kết “Tiếng hát giáo đường”
Vòng chung kết cuộc thi Tiếng hát giáo đường mùa giải 3 với tên gọi “Thăng hoa”, do CLB Lửa Hồng tổ chức, vừa diễn ra ngày 8.9.2024 tại giáo xứ Thánh Tống Viết Bường (TGP. TP.HCM).
Tám nữ tu xông pha khắp nơi vì người nghèo
Tám nữ tu xông pha khắp nơi vì người nghèo
8 nữ tu chia thành 3 cộng đoàn hiện diện tại Việt Nam. Ðó là con số khiêm tốn khi nói về nhân sự dòng Ðức Mẹ Canvê, một hội dòng truyền giáo xuất thân từ Pháp.
Lễ tiệc trong đời sống Công giáo, thế nào là phù hợp?
Lễ tiệc trong đời sống Công giáo, thế nào là phù hợp?
Vừa qua, Tòa Giám mục Long Xuyên đã phổ biến“Hướng dẫn mục vụ về an táng và bữa tiệc áp dụng trong giáo phận Long Xuyên”. Riêng với tiệc mừng, bản hướng dẫn là dịp để nhìn lại và cải thiện những hạn chế vì lợi ích chung của cộng...
Linh và món ăn theo ước nguyện
Linh và món ăn theo ước nguyện
Phương Thị Tuyết Linh không chỉ vào bếp mỗi ngày cho bữa cơm của gia đình mình, mà nhiều lần còn tự tay nấu hàng trăm phần ăn phục vụ cho người khó khăn. Câu hỏi “hôm nay nên nấu gì cho người nhận ăn ngon và vui?” đã thôi...
Tượng Thánh Giuse ngủ khổng lồ thu hút đông đảo giáo dân
Tượng Thánh Giuse ngủ khổng lồ thu hút đông đảo giáo dân
Khi tượng ông Thánh Giuse ngủ với chiều dài 23m, cao 6m ở giáo họ biệt lập Hà Phát (GP. Xuân Lộc) hoàn thiện, hơn một tháng nay, đã có rất nhiều khách hành hương đến chiêm ngưỡng.
Lời chúc cho năm học mới
Lời chúc cho năm học mới
Niên học mới (2024-2025) lại bắt đầu, Ðức cha Phêrô Huỳnh Văn Hai, Giám mục giáo phận Vĩnh Long, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo HÐGMVN đã gởi thư đến các học sinh, sinh viên với những tâm tình, kỳ vọng nơi thế hệ trẻ…
Tết Trung Thu
Tết Trung Thu
Giáo hội Công giáo tại Việt Nam dành ngày Trung Thu cầu nguyện cho trẻ em. Hầu hết các giáo xứ sẽ có thánh lễ buổi chiều cho thiếu nhi, thường là sau giờ các cháu đi học về.
Chữa lành người điếc câm
Chữa lành người điếc câm
Ngày nay, dù với khoa học tiến bộ và đời sống no đủ, số người mắc các dạng điếc câm về thể lý vẫn không giảm và dạng điếc câm về tinh thần còn tăng hơn.