Thứ Sáu, 29 Tháng Tư, 2022 07:44

CUỘC TRƯNG BÀY “TÂM HUYẾT MỘT ĐỜI NGƯỜI”

 

Phóng sự ảnh về cuộc trưng bày “TÂM HUYẾT MỘT ĐỜI NGƯỜI” của linh mục Giuse Nguyễn Hữu Triết

 

Sáng ngày 28.4.2022, tại Bảo tàng Lịch sử TPHCM đã khai mạc cuộc trưng bày cổ vật với tên gọi “Sưu tập Nguyễn Hữu Triết - Tâm huyết một đời người”. Đây là cuộc trưng bày do Bảo tàng phối hợp với Hội cổ vật TPHCM tổ chức, với mong muốn giới thiệu rộng rãi đến công chúng một phần các bộ sưu tập hiện vật tiêu biểu, độc đáo, chứa đựng giá trị về văn hóa, lịch sử, tôn giáo và thẩm mỹ mà cha Triết đã dày công sưu tầm và gìn giữ  suốt hơn một phần tư thế kỷ.

Hiện diện trong buổi khai mạc có các vị đại diện lãnh đạo Cục Di sản Văn hóa (thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, Bảo tàng Lịch sử TPHCM, Hội Di sản văn hóa TPHCM, Hội Cổ vật TPHCM... Về phía Công giáo có linh mục Inhaxiô Hồ Văn Xuân, Tổng Đại diện TGP TPHCM; vì lý do sức khỏe, cha Giuse Nguyễn Hữu Triết - chủ nhân các bộ sưu tập - không đến được, linh mục Vinhsơn Nguyễn Hoàng Lê Nguyên, Phụ tá giáo xứ Tân Sa Châu đã đại diện cho ngài.

 

Báo Công giáo và Dân tộc đã thực hiện một phóng sự ảnh về cuộc trưng bày này:

Các vị đại biểu và khách tham quan cùng tham dự nghi thức khai mạc cuộc trưng bày

 

Linh mục Vinhsơn Nguyễn Hoàng Lê Nguyên - Phụ tá giáo xứ Tân Sa Châu -đã thay mặt linh mục Giuse Nguyễn Hữu Triết đọc lời phát biểu của ngài tại buổi khai mạc

 

Khách tham quan lắng nghe thuyết minh và chiêm ngắm hiện vật trong bộ sưu tập “cân và quả cân” tại phòng trưng bày

 

Những quả cân bằng kim loại của người xưa với nhiều hình thù, kích cỡ, trọng lượng... Bên cạnh giá trị sử dụng, còn có giá trị mỹ thuật.

 

Lục lạc bằng kim loại thế kỷ 18 - 19. Đây là vật dụng được con người chế tác và sử dụng từ thời tiền sơ sử với nhiều công năng như làm nhạc cụ, đồ trang sức, vật trang trí trên trang phục. Lục lạc có kích thước lớn còn được sử dụng để đeo vào cổ các con vật như voi, trâu, bò, ngựa... 

 

 

Những chiếc đèn trong bộ sưu tập “đèn cổ” có xuất xứ Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. (Năm 2005, linh mục Giuse Nguyễn Hữu Triết đã được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục với “Bộ sưu tập đèn cổ nhiều nhất Việt Nam”).

 

Một góc của bộ sưu tập “Lư hương và bát nhang”

 

Một số dụng cụ ăn trầu từ thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20

 

 

LIÊN  GIANG

 

 

 

Ý kiến bạn đọc ()
Tin khác
Xem thêm