Dấu ấn của “cánh chim đầu đàn” nghề công tác xã hội Việt Nam

Cố thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh từng được anh chị em trong ngành ví như “cánh chim đầu đàn” của nghề Công tác xã hội Việt Nam, người hồi sinh nghề này sau ngày thống nhất đất nước…

Tiếp bước và lan tỏa

Thấm thoát mà bà đã về với Chúa được một thập niên. Hằng năm, đến ngày giỗ bà, dù đi đâu, các thân hữu, đồng nghiệp, học trò cũng đều sắp xếp về để tưởng nhớ, tri ân người nhân viên xã hội nhiệt tâm, tài giỏi, người thầy mẫu mực…

Với chủ đề “Tiếp bước - Lan tỏa”, lễ giỗ năm nay được tiến hành vào ngày 4.5 tại Tập viện Dòng Thánh Phaolô (155 Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh - TPHCM) với ba hoạt động chính: Thánh lễ theo nghi thức Công giáo (do linh mục Phêrô Phan Khắc Từ chủ tế); giao lưu gặp gỡ giữa các anh chị em trong nghề và chia sẻ tinh thần cô Nguyễn Thị Oanh.

So với những năm trước, số người tham dự lễ giỗ năm nay của cố thạc sĩ Oanh nhiều hơn, lên tới 180 người. Hiện diện có linh mục Vinhsơn Vũ Ngọc Ðồng, Giám đốc Caritas Việt Nam; nhóm Thanh Lao Công và sinh viên Phong trào (trước 1975); các nhân viên xã hội, giảng viên và sinh viên của 7 trường đại học, cao đẳng có khoa Công tác xã hội.

Thánh lễ do linh mục Phan Khắc Từ chủ tế

Có thể thấy, chủ đề của buổi lễ thể hiện được đầy đủ ý nghĩa khi khơi lên sự “tiếp bước” không ngừng của những anh chị nhân viên xã hội, những giáo viên và sinh viên ngành Công tác xã hội, họ đã nhiệt tình hướng dẫn đàn em, giúp “lan tỏa” tinh thần công tác xã hội mà cố thạc sĩ Oanh đã hy sinh cả cuộc đời cho lý tưởng nghề.

Ðiểm đặc biệt trong lễ giỗ 2019 này là sự đóng góp nhiệt tình của mọi người. Ngoài góp công sức, góp chi phí cho buổi giỗ, Ban tổ chức còn gây quỹ được số tiền 42.350.000 đồng, nhằm hỗ trợ các hoạt động lan tỏa tinh thần công tác xã hội của cố thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh đến với các sinh viên, lớp nhân viên Công tác xã hội trẻ.

Ghi dấu trong lòng học trò

Trong mắt bao thế hệ học trò, cô Oanh là người thầy tận tâm, miệt mài làm việc cho đến những ngày cuối đời. Cô đã nhiệt tình trả lời từng bức thư cho các em học sinh hay các phụ nữ gặp khó khăn, khủng hoảng tâm lý. Cô dành trọn cuộc đời cho lý tưởng phấn đấu vì người nghèo, người bị thiệt thòi, và luôn đau đáu làm sao để cái tốt phát triển hơn. Chị Võ Thị Hoàng Yến, một người rất tâm huyết với ngành Công tác xã hội và đang tiếp nối công việc của cố thạc sĩ Oanh đã phải thốt lên: “Tôi xót xa khi thấy cô gom hết lửa trái tim mình ra để đốt”.

Lễ giỗ cố thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh năm nay quy tụ đông người tham dự hơn những năm trước

Bà Vũ Thu Dung, một nhân viên Công tác xã hội kỳ cựu, vào thập niên 70 thế kỷ trước đã may mắn được dự lớp Phát Triển Cộng Ðồng do thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh dạy. Từ buổi học ban sơ đó, lớp học đã giúp bà định hình được hướng đi nghề nghiệp của mình. Bà còn tiếp thu được tinh thần dấn thân vì cộng đồng của cô giáo Oanh, nhờ đó đã vượt qua những gian khó, trắc trở trong việc theo đuổi nghề Công tác xã hội cho đến ngày nay. Dù ở xa “nửa vòng trái đất”, bà Dung luôn nhớ và tri ân người thầy đã khai tâm cho mình và từng viết một lá thư vào ngày 2.5.2009, nhưng khi tìm được địa chỉ email định gởi tới cô Nguyễn Thị Oanh thì đột ngột nhận được tin cô đã ra đi. Bà giữ lá thư ấy làm kỷ niệm. Trong thư, có đoạn bà Dung viết: “Bao nhiêu năm ở xa, em vẫn ghi trong lòng kỷ niệm những ngày chị tới giảng dạy, khuyến khích và nâng đỡ chúng em ở trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội trong công tác phát triển nông thôn. Em nhớ khi ấy chị điều khiển chương trình giảng dạy tại trường Công Tác Xã Hội, trường đầu tiên và duy nhất lúc đó…”. Bà cũng cho biết, sau ngày thống nhất đất nước, trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội giải tán, các tác viên xã hội mỗi người một phương, có người bỏ nghề, riêng bà thì qua nhiều thăng trầm ở nước ngoài, đã may mắn đi tiếp được con đường mà cô Oanh đã khai tâm cho, khá trọn vẹn… Người nữ nhân viên Công tác xã hội này cũng kể lại một số thành quả đã thực hiện được, đặc biệt là thời gian công tác ở Canada, bà đã dùng tài năng, kiến thức giải quyết rất nhiều hoàn cảnh xã hội… 10 năm trôi qua, giờ đây bà Dung lại viết tiếp dòng cảm xúc: “Ðã đúng 10 năm rồi, từ khi chị ra đi. Ngày hôm nay, đã có biết bao nhiêu em trẻ được đào tạo để tiếp nối ngành Công tác xã hội, mà thời đó chỉ lơ thơ, không ai tin tưởng và cho chúng ta làm. Chúng em, những đàn em của chị, đã gặp gỡ, quen nhau, nối kết với nhau, vẫn sát cánh nỗ lực tiếp nối được những gì chị đã tâm huyết chỉ dạy cho chúng em… Chị ở đâu, phương trời nào thì chúng em cũng mong chị thấy và phù hộ cho chúng em nhé!”.

Thế đó, thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh dù đã vĩnh viễn đi xa, vẫn để lại dấu ấn trong tim các thân hữu, đàn em, học trò, đồng nghiệp… Ðiều này không chỉ thể hiện qua những phát biểu, cảm xúc được chia sẻ mà còn bằng cả kế hoạch hành động cụ thể của Ban tổ chức lễ giỗ nhằm giúp các sinh viên được hiểu và thấm nhuấn tinh thần dấn thân vì cộng đồng của bà.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh sinh ngày 25.12.1931, quê quán Gò Công (nay là tỉnh Tiền Giang), là Kitô hữu có tên thánh Lucia. Bà tốt nghiệp cử nhân Xã hội học năm 1955 tại Hoa Kỳ và sau đó học thạc sĩ về Phát triển cộng đồng tại Philippines. Về lại Sài Gòn vào thập niên 60, bà hoạt động trước tiên trong các hội đoàn Công giáo tại Việt Nam và là Trưởng phòng học vụ của Trường Quốc gia Công tác xã hội Sài Gòn (1971-1973). Sau 1975, bà tham gia Hội Trí thức yêu nước, Hội Tâm lý, có vai trò quan trọng trong việc thành lập nhóm nghiên cứu công tác xã hội, tiền thân của Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng hiện nay. Bà cũng là người tiên phong thành lập khoa Phụ nữ học, tiền thân của khoa Xã hội học trường Ðại học Mở TP Hồ Chí Minh, từ đó hình thành nên những thế hệcử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ Xã hội học mới và đã xây dựng được một thế hệ kế thừa đầy tâm huyết.

Bà không có gia đình riêng, cả cuộc đời tích cực hoạt động xã hội, giúp đỡ người nghèo, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ yếu thế. Bà từng là một trong 50 người trên thế giới được Tổ chức Bánh mì thế giới trao tặng danh hiệu “Anh hùng đời thường” năm 2008.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh cũng là tác giả của nhiều cuốn sách vềkỹ năng sống như bộ sách Tư vấn tâm lý học đường, Làm việc theo nhóm, Hạnh phúc - phải lựa chọn, Công tác xã hội đại cương... Bà mất ngày1.5.2009 tại Sài Gòn, thọ 78 tuổi.

CHU DŨNG - LIÊN GIANG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Biên bản Hội nghị thường niên lần 1/2024 của HĐGMVN
Biên bản Hội nghị thường niên lần 1/2024 của HĐGMVN
Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên kỳ I năm 2024 tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Vĩnh Long, từ ngày 14 đến 18 tháng 4 năm 2024. Tham gia Hội nghị có Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và 29 Giám mục...
Quy định về thủ tục hôn phối áp dụng cho toàn Giáo hội tại Việt Nam
Quy định về thủ tục hôn phối áp dụng cho toàn Giáo hội tại Việt Nam
Tại kỳ họp lần 1/2024, HĐGMVN đã thảo luận và thống nhất quy định về thủ tục hôn phối dành cho các cặp đôi tại các giáo phận trên toàn quốc.
Kinh Phục vụ
Kinh Phục vụ
Vừa qua, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cuộc hành hương ở Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu.
Biên bản Hội nghị thường niên lần 1/2024 của HĐGMVN
Biên bản Hội nghị thường niên lần 1/2024 của HĐGMVN
Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên kỳ I năm 2024 tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Vĩnh Long, từ ngày 14 đến 18 tháng 4 năm 2024. Tham gia Hội nghị có Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và 29 Giám mục...
Quy định về thủ tục hôn phối áp dụng cho toàn Giáo hội tại Việt Nam
Quy định về thủ tục hôn phối áp dụng cho toàn Giáo hội tại Việt Nam
Tại kỳ họp lần 1/2024, HĐGMVN đã thảo luận và thống nhất quy định về thủ tục hôn phối dành cho các cặp đôi tại các giáo phận trên toàn quốc.
Kinh Phục vụ
Kinh Phục vụ
Vừa qua, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cuộc hành hương ở Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu.
Nhiều vấn đề được thảo luận tại kỳ họp lần thứ I/2024 của HÐGM Việt Nam
Nhiều vấn đề được thảo luận tại kỳ họp lần thứ I/2024 của HÐGM Việt Nam
Trong các ngày 14-18.4.2024, tại Trung tâm Mục vụ giáo phận Vĩnh Long đã diễn ra kỳ họp thường niên HÐGMVN lần 1/2024.
Mát lòng giữa ngày khô hạn
Mát lòng giữa ngày khô hạn
Những xe bồn chở nước ngọt, dù về đến sân nhà thờ khi trời đã tối sầm hay giữa trưa nắng oi ả, vẫn luôn có bóng dáng cha chánh xứ Giacôbê Nguyễn Minh Phụng tất bật “nhận hàng”.
Góp phần xây Nhà Tĩnh Dưỡng Chí Hòa
Góp phần xây Nhà Tĩnh Dưỡng Chí Hòa
Ngày thứ Bảy 20.4.2024 này, theo chương trình của Tổng Giáo phận, vào lúc 8 giờ 30 tại nhà thờ Chí Hòa, phường 7, quận Tân Bình sẽ có thánh lễ tạ ơn cầu bình an cho việc xây dựng Nhà Tĩnh Dưỡng các linh mục, cùng với nghi thức...
Cùng đi với Chúa và với nhau
Cùng đi với Chúa và với nhau
(Bài giảng trong thánh lễ ngày 13.4.2024 tại nhà thờ Chánh tòa TGP TPHCM, do Ðức Tổng Giám mục Richard Gallagher, Bộ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh Vatican chủ sự)
127 giờ  của Ðức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher tại Việt Nam
127 giờ của Ðức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher tại Việt Nam
Sự kiện Ðức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher thăm Việt Nam vào trung tuần tháng 4.2024 thu hút sự quan tâm của nhiều thành phần xã hội và giáo hội.
Hội đồng Giám mục Việt Nam khai mạc kỳ họp thường niên lần 1/2024
Hội đồng Giám mục Việt Nam khai mạc kỳ họp thường niên lần 1/2024
Sau khi gặp gỡ Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher, Ngoại Trưởng Tòa Thánh tại văn phòng HĐGMVN, chiều ngày 14.4.2024, Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn cùng với 29 Đức cha của 27 giáo phận đã quy tụ về Trung tâm Mục vụ giáo phận Vĩnh Long...