Dòng Carôlô - Scalabrini, bạn của di dân

Hoạt động tại 32 quốc gia, những linh mục, tu sĩ dòng Carôlô - Scalabrini là những bạn đồng hành thân thiết của những kiếp người tha phương, lao khổ. Tại Việt Nam, dòng bắt đầu hiện diện từ năm 2003.

Dòng được Chân phước Gioan Baotixita Scalabrini (1839-1905) sáng lập tại thành phố Piacenza, Ý vào năm 1887. Từ đó đến nay, vượt mọi khó khăn, thử thách, các nhà truyền giáo Scalabrini đã đến nhiều nước, nhiều vùng lãnh thổ, sống đời di dân với những anh em luôn đau đáu nỗi niềm nhớ quê.

TÔNG ĐỒ CỦA NGƯỜI XA XỨ

Ngược dòng thời gian trở về thời điểm cách đây 130 năm, tại miền bắc Ý, nơi có rất nhiều người phải rời bỏ quê hương đi tìm vùng đất mới để lao động, sinh sống do những biến đổi sau cuộc cách mạng công nghiệp. Làn sóng di cư tại Ý khởi phát từ đầu thế kỷ 19, và tính đến thập niên 1980, hàng chục triệu người đã ra nước ngoài sinh sống. Hiện tượng này trở thành một yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhiều đến lịch sử đất nước hình chiếc ủng. Đánh động trước tình trạng di cư nơi các giáo xứ, Đức cha Scalabrini, Giám mục giáo phận Piacenza quyết định tìm cách giúp đỡ những anh em di dân. Bởi với ngài, việc đỡ nâng đời sống và gắn bó phát triển đức tin cho các cộng đoàn xa quê cũng cần thiết như truyền giáo. Vì vậy, vị giám mục đã đến Rôma đệ trình với Đức Giáo Hoàng Lêô XIII về ý định thành lập một dòng với đặc sủng phục vụ đặc biệt cho di dân. Đề nghị này nhanh chóng được chấp thuận. Ngày 28.11.1887, tại nhà thờ thánh Antonio ở Piacenza, Đức cha Scalabrini nhận lời khấn của 3 tu sĩ tiên khởi: Domenico Mantese, Giuseppe Molinari và Domenico Costa.

Chẳng bao lâu sau, với di dân tại nhiều nước khu vực Mỹ Latinh, các nhà truyền giáo Scalabrini được xem như những bạn đồng hành. Để hạt giống Tin Mừng sinh sôi nảy nở, họ buông mình, chấp nhận hy sinh, mỗi tu sĩ là hiện thân của những mảnh đời khác nhau. Linh mục dòng Carôlô có khi là thủy thủ viễn dương, gắn bó với những phận người lênh đênh trên biển ngày này qua tháng nọ. Ở một số nước, tại các hải cảng, nhà dòng còn có những phòng nguyện dành cho thủy thủ, ngư dân. Sau một hành trình dài rong ruổi, mỗi người có dịp quay về lãnh nhận các bí tích, lắng đọng tâm hồn để gặp gỡ Chúa. Linh mục dòng Carôlô, cũng có lúc như anh em công nhân, chung nỗi khó nhọc với lao động nghèo. Khi màn đêm buông xuống, những người nghèo khổ quy tụ lại dâng lời kinh nguyện, quên hết những mệt mỏi sau một ngày làm việc. Họ vui chung một niềm vui và sẻ chia cùng nhau những nhọc nhằn, lo toan. Họ gìn giữ nhau khỏi những cám dỗ và cùng nắm tay vượt qua thử thách hữu hình lẫn vô hình.

Lẳng lặng và bền bỉ, các nhà truyền giáo Scalabrini len lỏi khắp các hải cảng, công trường, xí nghiệp, trại tị nạn, mang ánh sáng của tình thương lan tỏa cho nhiều người. Qua thời gian, đến năm 1963, hội dòng mở rộng đối tượng phục vụ, không chỉ với di dân Ý mà cho tất cả những người sống cuộc sống xa quê, vất vả.

Truyền chức linh mục Việt Nam đầu tiên của hội dòng - cha Giuse Lăng Kính Luân

ĐẾN VIỆT NAM

Ngày 27.2.2003, cha Carmelo Hernandez, Giám đốc Học viện Thần học Scalabrini tại Manila đề nghị cha Giám tỉnh khu vực Úc - Châu Á, cho phép việc liên lạc với các linh mục, tu sĩ và giới trẻ tại Việt Nam. Cuối tháng 3, đầu tháng 4.2003, cha Carmelo đến Việt Nam, ngài gặp gỡ và trao đổi cùng Đức Hồng y Tổng Giám mục TGP.TPHCM Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn; Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, khi ấy là giám mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc cùng với các linh mục và nhiều nhóm bạn trẻ. Sau những nỗ lực, hai năm sau đó, cộng đoàn Scalabrini tại Việt Nam chính thức được công nhận.

Trụ sở chính của nhà dòng hiện đặt tại quận Thủ Đức, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp với hàng ngàn công nhân các nhà máy, phần lớn là người nhập cư. Linh mục Giuse Trần Thiện Nguyễn – một trong những “hoa trái” đầu tiên của dòng tại Việt Nam cho biết, với đường hướng mục vụ của dòng hơn 100 năm tại các quốc gia, hội dòng muốn tiếp tục sứ vụ đồng hành cùng anh chị em trong đời sống đạo. “Các khu công nghiệp, khu chế xuất quy tụ rất nhiều công nhân sống nơi đất khách. Ngay chính bản thân họ, để đảm bảo cho một cuộc sống ấm no đã là điều khó, vun đắp sao cho đức tin thật vững mạnh lại càng khó hơn. Những anh chị em ấy là thành phần cần được quan tâm, ủi an. Bởi tất cả cùng là con cái Thiên Chúa”, cha nói. Cạnh bên nhà dòng, các dãy nhà trọ dành cho công nhân đông nghẹt. Tại đây, các tu sĩ Scalabrini thường xuyên có những chuyến mục vụ thăm viếng gia đình khó nghèo. Chuyện giáo lý, kinh kệ, các bí tích luôn là những mối quan tâm hàng đầu của các tu sĩ dòng trong mỗi dịp gặp gỡ anh chị em. Rồi nữa, vấn đề giáo dục, y tế, làm sao để chất lượng cuộc sống tín hữu được nâng cao, trẻ em nghèo theo cha mẹ kiếm sống có điều kiện phát triển là những câu hỏi khiến các vị mục tử luôn trăn trở.

Các cha cũng là những người đồng hành thân thuộc của nhiều hội đồng hương từ các vùng miền trên cả nước. “Bất cứ ở đâu có di dân là chúng tôi đến phục vụ”, linh mục Giuse khẳng định. Tại giáo xứ Fatima Bình Triệu, lưu xá dành cho các nam sinh viên được xây dựng. Đó không đơn thuần là nơi trú ngụ của những đứa con xa quê trọ học mà còn là mái nhà chung bồi dưỡng lòng đạo cho những thanh niên Công giáo. Minh Tuấn, một “cư dân” trong nhà cho biết: “Mọi người sống ở đây xem nhau như anh em chung một gia đình. Dưới sự quan tâm của các cha, mỗi bạn càng thấy tự tin, vững bước trong cuộc sống”.

Chưa đầy 15 năm kể từ lúc thành lập cộng đoàn tại Việt Nam, các tu sĩ Scalabrini đã có nhiều đóng góp cho công cuộc truyền giáo, đặc biệt cho mục vụ di dân tại các giáo phận. Nhiều nơi, nhiều xứ dẫu xa xôi, khó khăn, khi tổ chức những buổi sinh hoạt về di dân luôn có sự hiện diện của các vị mục tử. Hiện tại, ngoài việc mục vụ chính cho anh chị em công nhân và sinh viên xa xứ, dòng Scalabrini cũng đang tìm kiếm ơn gọi. Họ chờ đón những thanh niên sẵn sàng dấn thân đến vùng đất mới, kết những mảnh ghép di dân nên cộng đoàn yêu thương.

Thánh Carôlô Bôrêmêô, quan thầy bầu cử hội dòng sinh tại Milan, Ý năm 1538. Song thân ngài là ông Bôrômêô Arôma và bà Magatita Mêđixê, chị ruột Đức Giáo Hoàng Piô IV. Ngài phụ giúp Đức Piô IV hoàn tất một cách tốt đẹp Công đồng Triđentinô, khai mạc từ năm 1545 dưới triều Đức Giáo Hoàng Phaolô III. Thánh Carôlô Bôrêmêô giữ vai trò điều phối chương trình làm việc của các nghị phụ, thu thập tài liệu, đúc kết ý kiến và viết dự thảo nghị quyết của Công đồng. Ngài là người giàu lòng nhiệt thành và ước vọng muốn luôn thăng tiến, cống hiến hết mình cho lợi ích giáo dân. Năm 1584, ngài qua đời tại Ý và được Đức Thánh Cha Phaolô V tuyên phong lên bậc hiển thánh vào năm 1610.

HÙNG LUÂN

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đại hội giới trẻ hạt Trà Lồng - Cần Thơ
Đại hội giới trẻ hạt Trà Lồng - Cần Thơ
Với chủ đề “Nên thánh giữa đời”, khoảng 400 bạn trẻ đến từ 14 họ đạo trong giáo hạt Trà Lồng, giáo phận Cần Thơ đã tham dự Đại hội Giới trẻ Mùa Chay 2024 tại họ đạo Đường Láng ngày 24.3.2024
Ban Caritas giáo xứ Hà Đông thăm  trại phong Ba Sao
Ban Caritas giáo xứ Hà Đông thăm trại phong Ba Sao
Ngày 23.3.2024, Ban Caritas giáo xứ Hà Đông, TGP Hà Nội, đã thăm và chia sẻ bữa cơm trưa với bệnh nhân tại trại phong Ba Sao - Hà Nam.
 Nhóm thiện nguyện và giáo xứ Sơn La tặng 2 máy lọc nước
 Nhóm thiện nguyện và giáo xứ Sơn La tặng 2 máy lọc nước
Nhóm thiện nguyện Gia Kiệm đã phối hợp với giáo xứ Sơn La, giáo phận Hưng Hóa lắp đặt 2 máy lọc nước ở trụ sở UBND xã Long Hẹ và trường Tiểu học Co Mạ 1
Đại hội giới trẻ hạt Trà Lồng - Cần Thơ
Đại hội giới trẻ hạt Trà Lồng - Cần Thơ
Với chủ đề “Nên thánh giữa đời”, khoảng 400 bạn trẻ đến từ 14 họ đạo trong giáo hạt Trà Lồng, giáo phận Cần Thơ đã tham dự Đại hội Giới trẻ Mùa Chay 2024 tại họ đạo Đường Láng ngày 24.3.2024
Ban Caritas giáo xứ Hà Đông thăm  trại phong Ba Sao
Ban Caritas giáo xứ Hà Đông thăm trại phong Ba Sao
Ngày 23.3.2024, Ban Caritas giáo xứ Hà Đông, TGP Hà Nội, đã thăm và chia sẻ bữa cơm trưa với bệnh nhân tại trại phong Ba Sao - Hà Nam.
 Nhóm thiện nguyện và giáo xứ Sơn La tặng 2 máy lọc nước
 Nhóm thiện nguyện và giáo xứ Sơn La tặng 2 máy lọc nước
Nhóm thiện nguyện Gia Kiệm đã phối hợp với giáo xứ Sơn La, giáo phận Hưng Hóa lắp đặt 2 máy lọc nước ở trụ sở UBND xã Long Hẹ và trường Tiểu học Co Mạ 1
Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc mừng lễ bổn mạng
Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc mừng lễ bổn mạng
Mừng bổn mạng Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc, Đức Giám mục giáo phận Gioan Đỗ Văn Ngân đã cử hành thánh lễ kính thánh Giuse vào ngày 19.3.2024.
Nhớ cha Giuse Đặng Chí San
Nhớ cha Giuse Đặng Chí San
Ngày lễ kính Thánh Giuse, cha Quang, nguyên Bề trên dòng Thừa Sai Đức Tin, cũng là cháu cha Giuse Đặng Chí San, báo tin cho mình: “Cha San đang yếu dần”. Rồi tối ngày 23.3.2024, cha lại nhắn: “Cha cố Giuse đã về Nước Chúa lúc 17 giờ 30....
Giáo dân La Dày cùng xem phim cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu
Giáo dân La Dày cùng xem phim cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu
Món quà tinh thần của vị linh mục chánh xứ trong Tuần Thánh 2024 là buổi chiếu phim để bà con hiểu hơn về Cuộc Thương Khó…
Giới trẻ trong tương quan với xã hội,  giáo hội
Giới trẻ trong tương quan với xã hội, giáo hội
Nhiều giáo phận đã tổ chức đại hội cho giới trẻ trong Mùa Chay 2024, qua đó mời họ tham gia các hoạt động của Giáo hội đồng thời khuyến khích đừng trở thành nô lệ của những đam mê không cần thiết, biết phân định và có trách nhiệm...
Lễ kính hai thánh Stêphanô Cuénot Thể và Gagelin Kính
Lễ kính hai thánh Stêphanô Cuénot Thể và Gagelin Kính
Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Giám mục giáo phận Qui Nhơn đã chủ tế thánh lễ đồng tế kính hai thánh Stêphanô Cuénot Thể và Gagelin Kính tại nhà thờ Chánh tòa Qui Nhơn ngày 14.3.2024
Khoảng 1.000 tín hữu đi Đàng Thánh giá
Khoảng 1.000 tín hữu đi Đàng Thánh giá
Khoảng 1.000 tín hữu giáo phận Xuân Lộc cùng khách hành hương đã tham dự 14 chặng đàng thánh giá tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Núi Cúi.