Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình

GIA ĐÌNH LÀ NƠI NGƯỜI TRẺ HỌC TẬP NHỮNG ĐỨC TÍNH NHÂN BẢN

TRUNG THỰC - QUẢNG ĐẠI - PHỤC VỤ - TINH THẦN TRÁCH NHIỆM

(x. Thư Mục vụ của HĐGMVM 2020, số 6)

Công đồng Vatican II khẳng định: “gia đình là trường học đầu tiên”[1] “là một trường học phát triển nhân tính”[2].

- Sách Giáo lý Công giáo dạy về các Nhân đức trong mục 7 của phần thứ ba: “Đời sống trong Đức Kitô”, trong đó có bàn đến các nhân đức nhân bản[3] như một gợi ý về đời sống nhân bản của mỗi người Kitô hữu phải trở nên giống Chúa Kitô.

- Trong Tông huấn Familiaris Consortio, Thánh Gioan Phaolô II đã khẳng định về việc cần thiết phải giáo dục nhân bản cho con cái trong chính gia đình, để: “dần dần ghi khắc cho các em lòng quí chuộng đối với mọi giá trị nhân bản đích thực, trong các tương quan liên vị cũng như các tương quan xã hội…”[4].

- Đức Giáo hoàng Phanxicô trong Tông huấn Amoris Laetitia đã khẳng định về nhiệm vụ của cha mẹ trong việc giáo dục con cái trong gia đình, để chúng phát triển những thói quen hướng thiện, những cách ứng xử tốt đẹp dẫn đến sự trưởng thành[5].

Đề tài được chọn để thảo luận trong kỳ tĩnh tâm linh mục giáo phận Cần Thơ tháng 8 và tháng 9 năm 2021 này là: “Gia đình là nơi người trẻ học tập những đức tính nhân bản: trung thực, quảng đại, phục vụ và tinh thần trách nhiệm”, theo gợi ý của HĐGMVN trong Thư Mục vụ năm 2020, số 6.

Do giãn cách và phong tỏa vì dịch bệnh, nên chúng ta không thể trình bày trực tiếp trong các buổi tĩnh tâm linh mục của các giáo hạt, và thể theo mong ước của Đức Giám mục giáo phận, bài này được gởi đến quý cha để đọc trong dịp đầu tháng 9 này, khi chúng ta “tự tĩnh tâm” trong thời “giãn cách”.

Bài này gồm có 4 phần chính: trước hết chúng ta khảo sát những biểu hiện thiếu nhân bản phổ biến trong xã hội ngày nay, đặc biệt là trong giới trẻ; đồng thời chúng ta cũng lắng nghe nhận định của HĐGMVN về vấn đề này: từ thực trạng và đánh giá trên, chúng ta tìm hiểu về 4 đức tính nhân bản mà HĐGMVN gợi lên trong Thư Mục vụ 2020: và cuối cùng chúng ta hướng ánh nhìn về các gia đình để nêu ra một vài gợi ý mục vụ cụ thể.


NHỮNG BIỂU HIỆN THIẾU NHÂN BẢN PHỔ BIẾN TRONG XÃ HỘI NGÀY NAY

- Tật ăn gian nói dối: Ngày nay, thật không khó để bắt gặp các bạn học sinh nói dối cha mẹ bỏ học đi chơi, xem phim, chơi game… Nghiêm trọng hơn nữa, có những bạn trẻ lừa dối, lừa đảo để trục lợi cá nhân, để đạt được mục đích của mình. Như vậy, có thể thấy, tình trạng nói dối ở giới trẻ hiện nay vô cùng phức tạp và xảy ra ở nhiều hình thức khác nhau từ nhẹ đến nặng. Theo Giáo sư Trần Ngọc Thêm, kết quả của một cuộc điều tra xã hội học cho thấy, tỉ lệ nối dối cha mẹ ở học sinh cấp 1 là 22%, cấp 2 là 50%, cấp 3 là 64% và sinh viên là 80%[6].

- Căn bệnh vô cảm: Thời gian gần đây, cư dân mạng giật mình trước hành vi côn đồ của những nhóm nữ sinh ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Bến Tre… với những màn đánh đập, xé áo, cắt tóc. Nhưng tệ hại hơn là nhiều kẻ, thay vì can ngăn, lại video clip để tung lên mạng, lại còn khuyến mãi thêm những lời cổ vũ nhiệt tình, hứng khởi: “Cởi áo đi, cởi áo đi, xé áo đi…!”. Nhiều người ngỡ ngàng vì sự thờ ơ của những thế hệ 9x, 10x: thấy người hành khất thì xua đuổi; gặp người bị nạn thì bỏ đi như không có chuyện gì xảy ra, thậm chí còn lợi dụng để lấy tiền của họ.

- Cám dỗ tìm kiếm con đường dễ dãi: Trong xã hội ngày nay, con đường dễ dãi được giăng ra và mời mọc người ta đi vào. Nhan nhản nạn học giả, bằng giả! Nhưng cũng không ít người học giả nhưng bằng thật! Sự kiện này gây đau lòng không ít vì việc học là con đường giúp cho lớp trẻ lớn lên có thể đứng thẳng, nhìn thẳng vào tương lai với lòng tự trọng thì ngày nay lại có đầy rẫy những “đường tắt”: Học ít - bằng cao, làm ít - lương nhiều[7]. Một số không nhỏ các bạn trẻ hầu như hoàn toàn thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại vào sự chăm sóc, bao bọc của người thân, mọi sinh hoạt của các em hầu hết phụ thuộc vào người lớn; mỗi khi gặp tình huống khó khăn trong thực tế thì lúng túng không biết xử lý như thế nào…

- Thói vô trách nhiệm: việc gì cũng cẩu thả qua loa, đại khái, luôn có suy nghĩ “tới đâu hay tới đó”. Trong một bộ phận giới trẻ luôn xuất hiện “những con ma nhà họ Hứa”. Đi học đi làm thì “đi trễ về sớm”. Giờ học giờ làm thì lướt Facebook. Làm bài thi thì quay cóp, đối phó. Ăn uống xong vứt rác bừa bãi. Khi làm việc nhóm thì dựa dẫm, trốn tránh, tìm nhẹ tránh nặng. Nhiều bạn trẻ không màng việc phải giữ gìn uy tín, mượn tiền người khác rồi không trả…[8]. Sống thử khi yêu, rồi mang bầu, mọi chuyện được giải quyết bằng cách phá bỏ cái thai trong bụng. Những bà mẹ trẻ bỏ con cái ở cổng chùa. Con cái đuổi bố mẹ ra khỏi nhà, không cho ăn, phải đi lang thang…


NHỮNG NHẬN ĐỊNH CỦA HĐGMVN

Trong Thư chung hậu Đại hội Dân Chúa năm 2010, HĐGMVN đã nhận định: “Giới trẻ ViệtNamrất năng động, sẵn sàng tham gia những giao lưu và sinh hoạt xã hội. Họ mau chóng nắm bắt những thành quả của công nghệ hiện đại để nâng cao kiến thức và giúp ích cho đời. Tuy nhiên, chủ nghĩa tương đối và hưởng thụ, tình trạng giáo dục bất cập, những cách trình bày chân lý nửa vời trên các phương tiện truyền thông, những chương trình giải trí thiếu lành mạnh… đã đưa nhiều bạn trẻ đến một não trạng và lối sống thực dụng, làm bất cứ điều gì để hưởng lợi, miễn là không bị bắt hay không ai nhìn thấy. Tiêu chuẩn tốt xấu trở thành tương đối và như thế, có dấu hiệu về sự phá sản lương tâm”[9].

Chín năm sau, HĐGMVN nhận định những thuận lợi và thách đố đối với người trẻ tại Việt Nam hôm nay như sau: “Giới trẻ có nhiều cơ hội học hành, làm việc, sinh hoạt cộng đồng, du lịch, mở rộng giao lưu gặp gỡ, có những hoạt động phong phú trong lãnh vực văn hóa, thể thao. Bêncạnhđó, người trẻ cũng phải đối diện với những thách thức của thời đại mới. Ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân và trào lưu hưởng thụ đã làm cho nhiều người trẻ lạc hướng và rơi vào lối sống buông thả, sống ảo, sống vội, sống dửng dưng vô cảm và vô trách nhiệm. Một số khác lại lún sâu vào những cám dỗ của thời đại như nghiện ngập, buôn bán ma túy, hôn nhân thử, đồng tính, phá thai. Bạo lực ngày càng gia tăng với mức độ nguy hiểm nghiêm trọng”[10].


NHỮNG ĐỨC TÍNH NHÂN BẢN ĐƯỢC HĐGMVN NHẤN MẠNH

3.1. Trung thực

- Tôn trọng sự thật không phải chỉ là trung thành với chính mình, mà đúng hơn còn là trung thành trước mặt Chúa nữa, vì Người là nguồn sự thật: “Thầy là đường là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Người môn đệ của Chúa Giêsu trước hết phải là người sống trung thực, không dối trá, không giả vờ, không giả hình… trong lời nói cũng như trong hành động[11].

- Mọi Kitô hữu phải làm chứng cho sự thật theo gương Chúa Giêsu: “Tôi sinh ra và đến trong thế gian là để làm chứng cho sự thật” (Ga 18,37). Trung thực có nghĩa là tử tế trong lời nói và thành thật trong việc làm, tránh “một dạ hai lòng”, giả hình, man trá, gian xảo. Hình thức tồi tệ nhất của sự thiếu trung thực là tội thề gian[12].

3.2. Quảng đại

- Thánh Phaolô nhắc nhở: “Mỗi người đừng tìm lợi ích riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác” (Pl 2,4). Như vậy cần tránh gán ưu tiên cho tình yêu đối với chính bản thân như thể nó cao quý hơn sự quảng đại hiến thân cho tha nhân[13].

- Thánh Toma Aquinô giải thích rằng: “Đức ái hệ tại ở ước muốn yêu thương hơn là ước muốn được yêu thương”. Bởi thế, tình yêu có thể vượt trên sự công bằngvà tuôn tràn 1 cách vô cầu và “không hy vọng được đền đáp” (Lc 5,35). Chúng ta có thể và có bổn phận thực hành đức tính quảng đại ấy, vì đó là điều Tin Mừng đòi hỏi: “Anh em đã được cho không thì cũng phải cho không như vậy” (Mt 10,8)[14].

3.3. Phục vụ

- Phục vụ là sử dụng khả năng, sức lực, tài khéo của mình để làm những công việc vì lợi ích chung hay giúp đỡ người khác thông qua những việc thiết thực nhờ đó con người và cuộc sống của họ được thăng tiến mọi mặt. Nói cách nôm na, phục vụ là giúp đỡ, là làm đầy tớ, là chăm lo người khác và quan tâm đến những nhu cầu thiết thực của họ.

- Ta có thể thấy, trong gia đình ông bà cha mẹ phục vụ con cháu, anh chị em phục vụ lẫn nhau, con cháu phụng dưỡng ông bà cha mẹ. Là thầnh phần của Giáo hội và xã hội, mỗi người biết đóng góp trong khả năng và trách nhiệm của mình. Để trở thành người phục vụ tốt, gương mẫu, xứng đáng… thì chúng ta cần hội đủ một số đức tính căn bản, chẳng hạn như khiêm tốn, quảng đại, tế nhị, tận tâm và hy sinh quên mình[15].

3.4. Tinh thần trách nhiệm

- Con người có tinh thần trách nhiệm với bản thân chính là không để những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội cám dỗ, như game online, cờ bạc, ma túy… Trái lại, có trách nhiệm với bản thân mình thể hiện từ những việc nhỏ nhất diễn ra hàng ngày như dậy đúng giờ, biết tự chăm sóc bản thân, nỗ lực hết sức để hoàn thành nhiệm vụ được giao…

- Ngoài ra, tinh thần trách nhiệm cần phải hướng đến tha nhân, đến công ích và tới cả thế hệ tương lai: “góp phần bảo vệ và phát triển cuộc sống xã hội, tôn trọng thiên nhiên, cổ võ những hoạt động bác ái […] tham gia vào mọi sinh hoạt văn hóa lành mạnh”[16].

Gia đình là nơi người trẻ học tập những đức tính nhân bản

4.1. Trường học đầu tiên

- Công đồng Vaticanô II đã dạy: “Vì là người truyền sự sống cho con cái, nên cha mẹ có bổn phận hết sức quan trọng phải giáo dục chúng, và vì thế, họ phải được coi là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của chúng. Vai trò giáo dục này quan trọng đến nỗi nếu thiếu sót sẽ khó lòng bổ khuyết được. Thật vậy, chính cha mẹ có nhiệm vụ tạo cho gia đình một bầu khí thấm nhuần tình yêu cũng như lòng thành kính đối với Thiên Chúa và tha nhân, để giúp cho việc giáo dục toàn diện của con cái họ trong đời sống cá nhân và xã hội được dễ dàng. Do đó gia đình là trường học đầu tiên dạy các đức tính xã hội mà không một đoàn thể nào khác có thể vượt qua được”[17].

- Trong trường học đầu tiên này, cha mẹ phải hoàn thành nhiệm vụ của mình trong tình phụ tử và mẫu tử, nó bổ túc cho ơn gọi phục vụ sự sống, bằng gương sáng và những hành động cụ thể với những đức tính nhân bản như: “sự dịu dàng, kiên trì, nhân hậu, phụ vụ vô vị lợi, tinh thần hy sinh”[18]. Hơn thế nữa, các bậc cha mẹ phải giúp cho con cái mình có được ý thức về sự công bằng đích thực nhằm hướng đến việc tôn trọng phẩm giá của từng người và có được ý thức về tình yêu đích thực nhằm hướng đến việc phục vụ vô vị lợi đối với tha nhân[19].

- Như vậy, theo Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II thì: “Gia đình là trường học đầu tiên, trường học căn bản về đời sống xã hội”[20]. Mục tiêu là để gia đình trở thành một cộng đồng yêu thương, dựa trên kiểu mẫu và nguyên tắc là tình yêu tự hiến mình trong ơn gọi hôn nhân giữa vợ chồng[21].

4.2. Thuận lợi và khó khăn

- Thuận lợi: “chúng ta tự hào về một truyền thống gia đình trên thuận dưới hòa, trong đó lòng hiếu thảo có vị trí quan trọng đối với đời sống gia đình và xã hội. Có thể nói đó là một yếu tố căn bản để con người có thể thành nhân và thành tài”[22]. Hơn nữa, đa số các Giáo xứ thường ở vùng quê hoặc quây quần thành một tập thể gắn kết… nên cũng tương đối dễ dàng cho việc quy tụ và đồng hành cùng với các gia đình trong việc giáo dục và đào tạo thanh thiếu niên[23]. Chúng ta cũng không thể không nhắc tới những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại: internet, điện thoại, mạng xã hội… hỗ trợ khác nhiều trong việc hướng dẫn, nối kết và giáo dục con cái trong gia đình.

Thảo luận:

- Các chủ chăn cần làm những gì để giúp gia đình trong giáo xứ thực sự trở nên mái trường đào tạo đức tính phục vụ và tinh thần trách nhiệm cho các người trẻ ?

- Các chủ chăn cần làm những gì để giúp gia đình trong giáo xứ thực sự trở nên mái trường đào tạo đức trung thực và quảng đại cho các người trẻ ?

- Khó khăn: làn sóng đô thị hoá và công nghiệp hoá khiến ngày càng có nhiều người trẻ (sinh viên, học sinh, công nhân, những người buôn bán nhỏ…) rời nông thôn để tìm việc làm tại các đô thị, thậm chí có nhiều người trẻ đi lao động hoặc nhiều phụ nữ đi làm dâu tại nước ngoài…[24]. Việc giáo dục trong gia đình bị ảnh hưởng bởi “một nền giáo dục chỉ lo đến bằng cấp, chỉ phấn đấu để được điểm thi đua mà không chăm lo đến “tiên học lễ, hậu học văn” sẽ tạo ra một thế hệ thiếu trung thực và bất tài”[25]. Hơn thế nữa, hiện tượng “sống ảo” dường như đã trở thành một trào lưu phổ biến trong giới trẻ, đến nỗi còn đẻ ra thuật ngữ “insta - lie” - nghĩa là cố tình trưng lên mạng xã hội những điều bóng bẩy, khác xa với thực tế! Những người sống ảo thường đăng hình ảnh đã được chỉnh sửa cắt ghép và những dòng trạng thái (status) trên facebook, zalo, instagram, twitter… để khoe khoang về ngoại hình, thành tích, độ sang chảnh…

4.3. Những tác nhân chính

Đức Giáo hoàng Phanxicô nhận xét: “Người trẻ cảm thấy có một khoảng cách vời vợi giữa những gì họ được học và thế giới họ đang sống. Những gì họ được dạy về các giá trị tôn giáo và luân lý không hề chuẩn bị cho họ khả năng chống đỡ trước một thế giới chế nhạo các giá trị ấy”[26]. Để giải quyết vấn đề này, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã đề cập đến Mục vụ Giới trẻ phải mang tính “hiệp hành” (synodale), nghĩa là có khả năng liên kết trong một “hành trình chung” với nhiều “tác nhân” tham gia và cùng chia sẻ trách nhiệm[27]. Xin được nêu lên 3 tác nhân chính:

- Nội lực: chính các bạn trẻ phải là người chủ động, chính các bạn trẻ chủ động quy tụ nhau, chủ động trong những sáng kiến và những phương thế giải quyết các vấn đề mà họ phải đương đầu[28]

- Trợ lực: Cha mẹ trong gia đình, các hội đoàn trong Giáo xứ, các linh mục tu sĩ, các giáo viên, các chuyên gia tâm lý - kỹ năng sống… với những kế hoạch mục vụ cụ thể trong từng cấp (Giáo phận, Giáo hạt, Giáo xứ) được phối hợp hài hoà… sẽ đem lại những hiệu quả thiết thực.

- Nguồn lực: Chúa Kitô đang sống! Đức Giáo hoàng Phanxicô mời gọicác bạn trẻ chiêm ngắm tuổi trẻ của Đức Giêsu để lớn lên và trưởng thành cách toàn diện theo gương của Người[29]. Trong giai đoạn này Đức Giêsu“đi sâu vào mối tương quan với Chúa Cha và với tha nhân”[30]. “Trong những năm tuổi trẻ,Người đã ‘tự rèn luyện’, chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện kế hoạch của Chúa Cha. Người đã hướng tuổi niên thiếu và tuổi trẻ của mình theo sứ mạng cao cả ấy”[31].


KẾT LUẬN

Chúng ta đang sống trong thời khắc quá đặc biệt vì quá khác biệt! Có rất nhiều cái “không” bởi một loại virus mà ta “không thấy”: không Thánh lễ cộng đồng, không lớp Giáo lý, không sinh hoạt hội đoàn… Nhưng nhìn chung hầu hết chúng ta đang chỉ còn 1 cái “có”: đó là “gia đình”. Các thành viên trong gia đình có nhiều thời gian sống bên nhau. Và đây chính là “cơ hội” để các bạn trẻ “học tập những đức tính nhân bản: trung thực, quảng đại, phục vụ và tinh thần trách nhiệm” trong chính gia đình của mình !

Nhiệm vụ của các mục tử là biết vượt qua khó khăn, nắm bắt thuận lợi để đồng hành cùng với các bạn trẻ trong đời sống gia đình sao cho hiệu quả nhất.

Mong thay, các mục tử và các bậc cha mẹ, cũng như chính những người trẻ biết tìm ra những cách thế để kết nối, để tương tác, để liên đới, để bổ trợ cho nhau trong sứ vụ rất “quan trọng” vào một thời điểm rất “nghiêm trọng” này !

Lm. Phêrô Vũ Văn Hài, GP. Cần Thơ

+ Tư liệu:

- Công đồng Vaticano II, Hiến chế Gaudium et Spes, 07.12.1965 (GS)

- Công đồng Vaticano II, Tuyên ngôn Gravissimum Educationis, 28.10.1965 (GE)

- Docat - Phải làm gì, 2016

- Giáo lý của HT Công giáo, 1992 (GLHTCG)

- Giáo lý HT Công giáo cho người trẻ - Yocat, 2011

- ĐGH Bênêđictô XVI, Thông điệp Caritas in Veritatae, 29.06.2009 (CiV)

- ĐGH Phanxicô, Thông điệp Laudato Sí, 24.05.2015 (LS)

- ĐGH Phanxicô, Tông huấn Amoris Leatitia, 19.03.2016 (AL)

- ĐGH Phanxicô, Tông huấn Christus Vivit, 25.03.2019 (CV)

- ĐGH Phanxicô, Thông điệp Fratelli Tutti, 03.10.2020 (FT)

- HĐGMVN, các Thư Chung và các Thư Mục vụ

- HĐMGVN, Từ điển Công giáo, 2016

- Thánh Gioan Phaolô II, Tông huấn Familiaris Consortio, 22.11.1981 (FC)

- Thánh Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, 25.03.1992 (PDV)

---------------------------------------------

Chú thích

[1] GE, số 3.

[2] GS, số 52.

[3] x. GLHTCG, số 1804; x. Youcat, số 299-300; x. Docat, số 120-122.

[4] FC, số 66.

[5] x. AL, số 264.

[6] x. https://tuoitre.vn/ti-le-noi-doi-gia-tang-theo-cap-hoc-570840.htm

[7] x. http://gphaiphong.org/muc-vu-nam-gioi-tre/dong-hanh-voi-gioi-tre-huong-toi-su-truong-thanh-5945.html

[8] x. https://plo.vn/ban-doc/nguoi-viet-tre-voi-thoi-xau-vo-trach-nhiem-786137.html

[9] HĐGMVN, Thư chung hậu Đại hội Dân Chúa 2010, số 5.

[10] HĐGMVN, Thư chung 2019, số 3.

[11] x. Youcat, số 453.

[12] x. Youcat, số 454-455.

[13] x. AL, 101.

[14] x. AL, 102.

[15] x. https://www.hdgmvietnam.com/chi-tiet/nhung-duc-tinh-can-ban-cua-nguoi-phuc-vu-39539

[16] HĐGMVN, Thư Mục vụ, 05.12.2008, số 17.

[17] GE, số 3.

[18] FC, số 36.

[19] x. FC, số 37.

[20] FC, số 37.

[21] x. FC, số 37.

[22] HĐGMVN, Thư Mục vụ, 05.12.2008, số 11.

[23] x. HĐGMVN, Thư Mục vụ, 05.12.2008, số 12.

[24] x. HĐGMVN, Thư Mục vụ, 05.12.2008, số 11.

[25] HĐGMVN, Thư Mục vụ, 05.12.2008, số 12.

[26] CV, số 221.

[27] x. CV, số 206.

[28] x. CV, số 210-211.

[29] x. CV, số 26.

[30] CV, số 26.

[31] CV, số 27.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Biên bản Hội nghị thường niên lần 1/2024 của HĐGMVN
Biên bản Hội nghị thường niên lần 1/2024 của HĐGMVN
Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên kỳ I năm 2024 tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Vĩnh Long, từ ngày 14 đến 18 tháng 4 năm 2024. Tham gia Hội nghị có Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và 29 Giám mục...
Quy định về thủ tục hôn phối áp dụng cho toàn Giáo hội tại Việt Nam
Quy định về thủ tục hôn phối áp dụng cho toàn Giáo hội tại Việt Nam
Tại kỳ họp lần 1/2024, HĐGMVN đã thảo luận và thống nhất quy định về thủ tục hôn phối dành cho các cặp đôi tại các giáo phận trên toàn quốc.
Kinh Phục vụ
Kinh Phục vụ
Vừa qua, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cuộc hành hương ở Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu.
Biên bản Hội nghị thường niên lần 1/2024 của HĐGMVN
Biên bản Hội nghị thường niên lần 1/2024 của HĐGMVN
Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên kỳ I năm 2024 tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Vĩnh Long, từ ngày 14 đến 18 tháng 4 năm 2024. Tham gia Hội nghị có Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và 29 Giám mục...
Quy định về thủ tục hôn phối áp dụng cho toàn Giáo hội tại Việt Nam
Quy định về thủ tục hôn phối áp dụng cho toàn Giáo hội tại Việt Nam
Tại kỳ họp lần 1/2024, HĐGMVN đã thảo luận và thống nhất quy định về thủ tục hôn phối dành cho các cặp đôi tại các giáo phận trên toàn quốc.
Kinh Phục vụ
Kinh Phục vụ
Vừa qua, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cuộc hành hương ở Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu.
Nhiều vấn đề được thảo luận tại kỳ họp lần thứ I/2024 của HÐGM Việt Nam
Nhiều vấn đề được thảo luận tại kỳ họp lần thứ I/2024 của HÐGM Việt Nam
Trong các ngày 14-18.4.2024, tại Trung tâm Mục vụ giáo phận Vĩnh Long đã diễn ra kỳ họp thường niên HÐGMVN lần 1/2024.
Mát lòng giữa ngày khô hạn
Mát lòng giữa ngày khô hạn
Những xe bồn chở nước ngọt, dù về đến sân nhà thờ khi trời đã tối sầm hay giữa trưa nắng oi ả, vẫn luôn có bóng dáng cha chánh xứ Giacôbê Nguyễn Minh Phụng tất bật “nhận hàng”.
Góp phần xây Nhà Tĩnh Dưỡng Chí Hòa
Góp phần xây Nhà Tĩnh Dưỡng Chí Hòa
Ngày thứ Bảy 20.4.2024 này, theo chương trình của Tổng Giáo phận, vào lúc 8 giờ 30 tại nhà thờ Chí Hòa, phường 7, quận Tân Bình sẽ có thánh lễ tạ ơn cầu bình an cho việc xây dựng Nhà Tĩnh Dưỡng các linh mục, cùng với nghi thức...
Cùng đi với Chúa và với nhau
Cùng đi với Chúa và với nhau
(Bài giảng trong thánh lễ ngày 13.4.2024 tại nhà thờ Chánh tòa TGP TPHCM, do Ðức Tổng Giám mục Richard Gallagher, Bộ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh Vatican chủ sự)
127 giờ  của Ðức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher tại Việt Nam
127 giờ của Ðức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher tại Việt Nam
Sự kiện Ðức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher thăm Việt Nam vào trung tuần tháng 4.2024 thu hút sự quan tâm của nhiều thành phần xã hội và giáo hội.
Hội đồng Giám mục Việt Nam khai mạc kỳ họp thường niên lần 1/2024
Hội đồng Giám mục Việt Nam khai mạc kỳ họp thường niên lần 1/2024
Sau khi gặp gỡ Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher, Ngoại Trưởng Tòa Thánh tại văn phòng HĐGMVN, chiều ngày 14.4.2024, Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn cùng với 29 Đức cha của 27 giáo phận đã quy tụ về Trung tâm Mục vụ giáo phận Vĩnh Long...