Hành trình chữa lành nội tâm

Ðức cha Giuse Ðinh Ðức Ðạo, Giám mục giáo phận Xuân Lộc, được khởi hứng trong bối cảnh sống những ngày quy hướng về Thánh Tâm Chúa, đã có những lời nhắn nhủ với các linh mục, tu sĩ về đời sống ơn gọi qua thư mục vụ gởi toàn thể Dân Chúa giáo phận Xuân Lộc, nhân tháng kinh Thánh Tâm Chúa Giêsu

HỌC SỰ THA THỨ CỦA THÁNH TÂM

Khởi đi từ hình ảnh Trái tim dạt dào yêu thương của Chúa Giêsu bị lưỡi đòng đâm thâu tan nát nhưng vẫn hiền dịu, thứ tha, Ðức cha mời gọi các linh mục chiêm nghiệm và mặc lấy lòng xót thương, tha thứ như Thiên Chúa. Bởi lẽ, như ngài nói, sự thứ tha của Thánh Tâm diễn tả tuyệt vời lòng Thiên Chúa xót thương con người. Ðây chính là nguồn hy vọng cho nhân loại tội lỗi, là ánh sáng chiếu soi trong đêm tăm tối của chia rẽ và hận thù, là mạch nước dịu ngọt tưới mát những con tim khô cằn và nát tan, là sức mạnh hòa giải và hiệp nhất muôn người.Sống ơn gọi linh mục và tu sĩ, không chỉ hạnh phúc bởi biết mình luôn được Chúa xót thương và tha thứ, mà còn hạnh phúc hơn nữa vì được ủy thác sứ mệnh làm hiện thân của lòng Chúa xót thương, nhất là qua việc tha thứ cho những người lỗi lầm để giải thoát họ khỏi sức mạnh của sự dữ và khơi lên nơi họ niềm vui cùng niềm hy vọng vì được thương yêu và thứ tha, cho dù tội người anh em mình có nặng nề thế nào.

Chiêm nghiệm và mặc lấy lòng xót thương, tha thứ như Thiên Chúa

Tuy nhiên, Ðức cha cũng lưu ý, tha thứ là việc làm hết sức khó khăn vì lòng bị ràng buộc bởi những thú vui, dục vọng và nhất là bởi những vết thương lòng. Ðiều này đòi hỏi kiên trì tập luyện để tâm hồn người tu sĩ được chữa lành mới mong có khả năng tha thứ để chữa lành tha nhân và khơi lên trong lòng họ niềm vui và sự an bình.

NHỮNG BƯỚC ÐI…

Như những lời tâm sự, Ðức cha Giuse chỉ ra những gợi ý để các linh mục, tu sĩ và cả giáo hữu có thể sống tha thứ, noi gương Thánh Tâm, qua đó dần chữa lành tâm hồn. Trong diễn tiến của các chặng đường đi tìm gặp an bình, Ðức cha Giuse cho rằng, bước đầu tiên là khiêm nhường. Ngài quảng diễn một trong những khía cạnh nổi bật của thế giới ngày nay là tình trạng phân hóa, chia rẽ, bất công, xung đột và chiến tranh gây ra biết bao bạo động và hận thù trong lòng người. Vấn đề không chỉ xảy ra trong các tương quan giữa các quốc gia, chủng tộc, tầng lớp xã hội hay nhóm người, nhưng còn xuất hiện trong tương quan giữa các cá nhân, ngay cả mối liên hệ thân tình trong gia đình và bạn bè. Do đó, Ðức cha nhấn mạnh: “Nhu cầu khẩn cấp của thế giới là có những tông đồ biết dẫn đường chỉ lối cho mọi người biết chữa lành tâm hồn để tha thứ, mong tiến đến hòa giải các tương quan căng thẳng và xung đột mà tái tạo lại tình liên đới giữa các cá nhân, gia đình, chủng tộc, quốc gia và ngay cả trong Hội Thánh. Khi bị xúc phạm hay bị đối xử bất công, người ta thường đổ lỗi cho người khác hay nhóm khác, màít khi nhìn thấy trách nhiệm của mình. Trong các vấn đề giữa con người, hầu như không có trường hợp một bên hoàn toàn có lý và bên kia hoàn toàn sai trái. Nhưng cho dù khi một người hoàn toàn có lý, mà lòng chất chứa bạo động và hận thù, thì người này vẫn có vấn đề. Ðó là vấn đề nội tâm, vấn đề cõi lòng”. Ðức cha Giuse kết luận, việc đầu tiên cần phải làm trong hành trình tha thứ là trở về lòng mình để nhận ra rằng chính nội tâm của mình cần được chữa lành.

Việc đầu tiên cần phải làm trong hành trình tha thứ là trở về lòng mình để nhận ra rằng chính nội tâm của mình cần được chữa lành

Sau đó, Ðức cha chia sẻ cách chung, người Công giáo cần sống trong cảm nghiệm đức tin rằng bản thân được Chúa thương yêu. Ngài dùng hình ảnh “mở nắp vung” rất đời thường để diễn tả ý nghĩa lối sống cởi mở của con người. Những tình cảm bị dồn nén và chất chứa trong lòng sẽ công phá, làm cho tâm hồn bất an, chán nản và có khi sụp đổ. Sức công phá của tình cảm sẽ diễn tả tùy theo tính tình của mỗi người. Nếu là tính tình nhút nhát và đóng kín, sức công phá của tình cảm sẽ hướng vào chính đương sự, làm cho họ mệt mỏi, chán nản, có khi rời vào trầm cảm hoặc gây ra nhiều thứ bệnh không có nguồn gốc thể lý rõ rệt. Nếu là tính tình bộc trực, sức công phá của tình cảm sẽ diễn tả qua hành động la hét, chửi bới, đập phá gây ra đổ vỡ, chết chóc. Mở nắp vung để cho hơi nước thoát khỏi nồi thì dễ và rõ ràng trong đời sống cụ thể, còn trong đời sống tâm linh, cần hành động theo định luật tâm lý con người: các tình cảm khi bị dồn ép trong tiềm thức thì công phá, gây bất an, nếu được đưa lên tầng ý thức, chúng sẽ mất phần lớn sức mạnh và giảm sức ảnh hưởng đến nội tâm.

Và để khép lại, Ðức cha Giuse mời gọi hãy có cách nhìn mới, nhìn bằng ánh mắt của Chúa, hơn nữa phải sống xác tín vào tình thương Chúa. Ngài nói, khi một người cảm nghiệm là được thương yêu vô điều kiện và được yêu say đắm thì tâm hồn tìm được an bình. Biết bao người vì những va chạm trong môi trường công việc làm ăn trở thành hung hãn và bạo động, nhưng khi về nhà, nếu tìm được tổ ấm đầy ắp thương yêu, thì tìm lại được sự an bình cho tâm hồn và trở thành hiền hòa như một con chiên. Con người ta dù yêu thương bao nhiêu cũng có giới hạn, còn tình yêu của Thiên Chúa thì vô biên và bền vững, sẽ hàn gắn tất cả, có sức chữa lành tất cả nếu gặp được một tâm hồn biết trở về “mái ấm” của Chúa, lắng nghe Lời Chúa trong thinh lặng và sống phó thác trong tình yêu của Ngài.

Anh Nguyên

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Caritas Bùi Chu với hành trình thắp sáng tương lai
Caritas Bùi Chu với hành trình thắp sáng tương lai
Caritas giáo phận Bùi Chu đã trao gần 450 suất học bổng cho các học sinh nghèo, khó khăn tại 13 giáo hạt trong hai tháng 10-11.2024.
Cung hiến nhà thờ giáo xứ Kim Sơn
Cung hiến nhà thờ giáo xứ Kim Sơn
Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục giáo phận, đã cử hành thánh lễ tạ ơn cung hiến nhà thờ giáo xứ Kim Sơn vào ngày 30.11.2024
Lễ khấn ở Tu đoàn Chị Em Bác Ái Chúa Kitô Tôi Tớ
Lễ khấn ở Tu đoàn Chị Em Bác Ái Chúa Kitô Tôi Tớ
Tu đoàn Chị Em Bác Ái Chúa Kitô Tôi Tớ, giáo phận Phan Thiết, đã tổ chức thánh lễ tuyên khấn vào ngày 30.11.2024.
Caritas Bùi Chu với hành trình thắp sáng tương lai
Caritas Bùi Chu với hành trình thắp sáng tương lai
Caritas giáo phận Bùi Chu đã trao gần 450 suất học bổng cho các học sinh nghèo, khó khăn tại 13 giáo hạt trong hai tháng 10-11.2024.
Cung hiến nhà thờ giáo xứ Kim Sơn
Cung hiến nhà thờ giáo xứ Kim Sơn
Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục giáo phận, đã cử hành thánh lễ tạ ơn cung hiến nhà thờ giáo xứ Kim Sơn vào ngày 30.11.2024
Lễ khấn ở Tu đoàn Chị Em Bác Ái Chúa Kitô Tôi Tớ
Lễ khấn ở Tu đoàn Chị Em Bác Ái Chúa Kitô Tôi Tớ
Tu đoàn Chị Em Bác Ái Chúa Kitô Tôi Tớ, giáo phận Phan Thiết, đã tổ chức thánh lễ tuyên khấn vào ngày 30.11.2024.
Linh mục sống phận lữ khách
Linh mục sống phận lữ khách
Tuần tĩnh tâm năm linh mục đoàn giáo phận Phan Thiết đã diễn ra từ ngày 25-29.11.2024 với chủ đề “Linh mục, sống phận lữ khách khi cùng nhau loan báo Tin Mừng”
Đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Cả Ràng
Đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Cả Ràng
Sáng ngày 5.12.2024, Đức Giám mục giáo phận Mỹ Tho Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã chủ sự thánh lễ tạ ơn và nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Cả Ràng.
Diện mạo mới của ngôi thánh đường Hoa - Việt hơn một thế kỷ
Diện mạo mới của ngôi thánh đường Hoa - Việt hơn một thế kỷ
Sáng ngày 3.12.2024, Ðức cha Giuse Bùi Công Trác, Giám mục phụ tá TGP TPHCM đã về họ đạo chủ sự thánh lễ tạ ơn khánh thành công trình trùng tu và thánh hóa nhà thờ, bàn thờ mới của giáo xứ Thánh Phanxicô Xaviê (quen gọi là nhà thờ...
Thông điệp bảo vệ môi trường  từ một hang đá Noel
Thông điệp bảo vệ môi trường từ một hang đá Noel
Sử dụng những vật dụng có sẵn đã qua sử dụng, giáo xứ Ðồng Tiến (hạt Phú Thọ, TGP TPHCM) đã hoàn tất hang đá mang thông điệp bảo vệ môi trường, với mong muốn lan tỏa điều thiện ích cho cộng đồng trong và ngoài xứ đạo.
Hướng đến Năm Thánh 2025
Hướng đến Năm Thánh 2025
Khởi đầu năm mục vụ mới, đồng thời cũng là Năm Thánh của Giáo hội, trong các ngày qua, nhiều vị chủ chăn đã gởi thư cho các thành phần Dân Chúa trong giáo phận, sẻ chia những tâm tình, thao thức nhắn gởi…
100 năm dòng Chúa Cứu Thế hiện diện ở Việt Nam
100 năm dòng Chúa Cứu Thế hiện diện ở Việt Nam
Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) đã có mặt trên thế giới từ 292 năm trước tại làng Scala, miền Nam nước Ý. Riêng tại Việt Nam, tính từ năm 1925, khi ba vị thừa sai từ Canada sang Việt Nam và đặt nền móng đầu tiên tại Huế, đến nay...