Hội nhập văn hóa để loan báo Tin Mừng (2)


Quy luật “Hội nhập văn hóa”

Công đồng Vatican II đã nhận ra quy luật này nên đã thúc đẩy việc hội nhập văn hóa của Giáo hội trong các văn kiện của mình. Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phân tích sâu xa quy luật này trong Tông huấn Giáo hội tại Châu Á, ban hành tại Ấn Độ ngày 6.11.1999. Ngài nhắc đến cả trăm lần từ “văn hóa” và “hội nhập văn hóa” trong một tông huấn. Còn ĐGH Phanxicô đã đúc kết Thượng Hội đồng Giám mục XIII năm 2012 với chủ đề: “Tân Phúc Âm hóa để thông truyền đức tin Kitô” bằng Tông huấn Niềm vui Tin Mừng nói nhiều đến hội nhập văn hóa.

Thượng Hội đồng Giám mục thế giới XVI đã giúp có một tầm nhìn toàn cảnh về bản chất của Giáo hội Công giáo, và nhờ đó ta mới hiểu rằng các tín hữu phải cùng đi chung với nhau trên con đường tình yêu của Chúa Cha, cũng là con đường sự thật và sự sống của Đức Giêsu, Ngôi Lời Nhập thể của Thiên Chúa, trong sức mạnh và ân huệ của Chúa Thánh Thần. Cuộc đồng hành này không làm chúng ta phải tách rời khỏi gia đình nhân loại để làm thành một nhóm đặc biệt, khép kín, nhưng là hòa mình với toàn thể thế giới, nhất là những con người hay dân tộc đang sống trong tình trạng nghèo khổ, bệnh tật, áp bức, xung đột, chậm tiến. Nhờ sự hiệp thông với Chúa Ba Ngôi, người tín hữu mới nhận được nguồn hiện hữu là các giá trị tích cực của Thiên Chúa để chuyển thông và biến đổi những giá trị tiêu cực hay phản giá trị do ma quỷ và các thế lực chống đối với Đức Kitô gieo rắc trong cộng đồng nhân loại.

Tuy nhiên, nhiều người Việt Nam chưa hiểu văn hóa là gì và hội nhập văn hóa là gì. Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra hay đón nhận được trong suốt dòng lịch sử của mình. Hội nhập văn hóa là hòa mình vào trong một nền văn hóa, hay đúng hơn là, chấp nhận một hệ thống giá trị mới. Người ta nghĩ rằng hội nhập văn hóa là mặc các bộ quần áo thời xưa, xây dựng nhà thờ với mái cong như đình chùa ở Việt Nam, hát các bài Thánh ca theo điệu nhạc dân tộc…, mà không quan tâm đến việc học hỏi và phổ biến các giá trị nền tảng của nền văn hóa Công giáo bằng chính đời sống hằng ngày của mình.

Như thế, những giá trị căn bản của văn hóa Công giáo như tình yêu sáng tạo của Chúa Cha, con đường sự thật và sự sống của Chúa Con và việc thở được Thần Khí tình yêu của Chúa Thánh Thần để xây dựng một nền nhân bản toàn diện và liên đới là những bài học đầu tiên. Tiếp theo là 4 giá trị căn bản như sự thật, tình yêu, tự do, công bằng và 4 nguyên tắc hành động là nhân phẩm, công ích, bổ trợ và liên đới là những bài học quan trọng để giúp người tín hữu giữ vững được nền tảng đức tin của mình trước những hệ tư tưởng đủ loại luôn xung đột lẫn nhau. Những bài học này hầu như chưa được các linh mục, tu sĩ dạy bảo cho người tín hữu nên họ không biết phải sống và hành động như thế nào trong những trường hợp cụ thể của đời sống. Nhiều khi họ chỉ nhận được những lời khuyên chung chung: “Hãy cầu nguyện và chịu đựng. Hãy tín thác vào lòng thương xót của Chúa!”…

Hơn nữa, ngoài việc học hỏi và nhận biết các giá trị đó, người tín hữu còn phải biết diễn tả chúng trong đời sống thường ngày của mình như ăn uống, ngủ nghỉ, chơi đùa, học hành, nói năng, viết lách, lao động, đi đứng, tắm rửa…, và thể hiện chúng trong đời sống thay vì chỉ chú tâm vào kinh đọc và các bí tích như thói quen từ hàng trăm năm nay. Các tín hữu Công giáo Hàn Quốc đã được đào tạo rất kỹ về các giá trị sống này trong các hội đoàn giáo dân, nên họ trở thành những con người xinh đẹp, thông minh, tài giỏi, năng động và tích cực trong mọi môi trường xã hội. Nhờ đó họ thu hút người khác sống theo các giá trị Kitô giáo.

Dù đau lòng, nhưng chúng ta phải nhận ra sự thật này là nhiều người Công giáo thời nay ở hầu hết các nước trên thế giới thờ ơ với các giá trị văn hóa Công giáo và không sống theo các giá trị đó, nhất là những người trẻ, vì thế kết quả việc loan báo Tin Mừng không khả quan, trừ một vài nước biết hội nhập văn hóa như Hàn Quốc. Lịch sử đã cho chúng ta thấy rằng khi những giá trị căn bản của Kitô giáo được các tín hữu can đảm loan báo bằng chính đời sống liêm chính, tốt đẹp, an vui, thì đó là những thời kỳ truyền giáo hiệu quả.

Một điểm quan trọng nữa đó là việc hội nhập văn hóa đòi hỏi người tín hữu “đồng hành với thế giới và con người thời đại”. Những khám phá mới nhất của khoa học về con người trong khoảng 20 năm gần đây là lợi thế để giúp nhân loại xác tín về vị trí của con người trong vũ trụ, về giá trị của tinh thần con người không phải do tiến hóa tự nhiên của vật chất, về sự hiện hữu đầy yêu thương của Thiên Chúa Tạo Hoá, về sự hội nhập kỳ diệu của Chúa Con và về sự biến đổi tất cả các giá trị ấy thành linh thiêng, vĩnh hằng của Chúa Thánh Thần.

Đây chính là thứ ngôn ngữ mới để truyền giáo cho những người thời nay đang sùng bái khoa học và đang tin tưởng rằng khoa học có thể giải quyết được mọi vấn đề của con người và thế giới. Rất tiếc là thứ ngôn ngữ mới mẻ này, tuy đã được Thượng Hội đồng XIII đòi hỏi “đổi mới nhiệt huyết, đổi mới ngôn từ, đổi mới phương cách truyền giáo”, lại chưa được tín hữu Công giáo biết đến, do chính các linh mục cũng chưa được đào tạo.

Vì thế, mọi tín hữu trong Giáo hội Công giáo Việt Nam phải hiểu rõ quy luật này, nhất là các cấp lãnh đạo, các linh mục, tu sĩ nam nữ và các tín hữu trong các đoàn thể Công giáo Tiến hành, bằng những khóa đào tạo chính quy cũng như những khóa đào tạo đặc biệt về việc hội nhập văn hóa để loan báo Tin Mừng.


Loan báo Tin Mừng

Việc loan báo Tin Mừng cũng đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu nhiều nội dung ẩn chứa trong đó “vì khi loan báo Tin Mừng, không phải chỉ có lời chúng ta nói mà còn có quyền năng, có Thánh Thần và một niềm xác tín sâu xa”[1], như thánh Phaolô quả quyết. Chúng ta có thể tóm gọn các nội dung việc loan báo Tin Mừng vào 6 điểm sau đây: đó là lời loan báo toàn diện về - của - với - trong - nhờ - như Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, cho con người và muôn loài trong thế giới.

1. Loan báo Tin Mừng là Đức Giêsu. Bản Đề cương THĐGM lần thứ XIII nhắc nhở rất rõ ràng: “Khi nói đến Tin Mừng, chúng ta không được chỉ nghĩ về nó như là một cuốn sách hay là một tập hợp các lời giáo huấn - Tin Mừng là một cái gì nhiều hơn nữa; nó là một lời sống động và linh nghiệm, nói điều gì thì điều đó thành hiện thực. Tin Mừng không chỉ là một hệ thống các điều khoản đức tin và giới răn đạo đức, càng không phải là một chương trình chính trị, mà là một con người: Đức Giêsu Kitô, Lời Thiên Chúa đã làm người[2].

Nếu Tin Mừng là chính Đức Giêsu thì chúng ta phải thay đổi rất nhiều trong việc học hỏi và giảng dạy Tin Mừng, vì rất nhiều người tín hữu hiện nay, khi nói đến Tin Mừng là nghĩ ngay đến các sách Phúc Âm. Trong các năm phát động việc truyền giáo trước đây, người ta thúc đẩy việc học Thánh Kinh, tổ chức cuộc thi Thánh Kinh cho các em thiếu nhi hay cho thành viên các hội đoàn để học thuộc lòng càng nhiều câu Tin Mừng càng tốt. Trong khi đó, người ta biết rất sơ sài về con người Đức Giêsu, như chúng tôi đã nói đến trong bài Con đường Giêsu[3] của cuốn Hội nhập Văn hóa Công giáo ở Việt Nam, vì môn Kitô học vẫn là một môn học rất nghèo nàn về nội dung trong chương trình đào tạo linh mục và tu sĩ so với các môn Thánh Kinh và luân lý.

2. Loan báo Tin Mừng của Đức Giêsu. THĐGM XIII nói tiếp trong Bản Đề cương số 11: “Tuy nhiên, Tin Mừng không chỉ lấy Đức Giêsu Kitô làm nội dung, nhưng hơn thế nữa, nhờ Chúa Thánh Thần, Đức Giêsu Kitô cũng là người cổ vũ và là tâm điểm của việc rao giảng và truyền bá Tin Mừng. Tin Mừng là tin mừng của Đức Giêsu Kitô. Do đó, mục tiêu của việc truyền bá đức tin là thể hiện một cuộc gặp gỡ cá vị với Đức Giêsu Kitô, trong Thánh Thần, nhờ đó dẫn đưa chúng ta tới một trải nghiệm về Cha của Người và cũng là Cha của chúng ta.

Muốn xác định thật sự là tin mừng của Đức Giêsu, những lời đó phải dẫn đưa người nghe gặp được Người vì Đức Giêsu đang ở giữa chúng ta, đang cùng đồng hành với ta trên đường đời để dẫn đưa chúng ta đạt được sự hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi. Việc nghiên cứu để tìm ra nội dung đích thực trong lời giảng dạy của Đức Giêsu đòi hỏi chúng ta cần tìm ra những phương thế tiếp cận mới mẻ, đổi mới phương pháp nghiên cứu của Kitô học, và giá trị của các khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn trong mầu nhiệm nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa.

(còn nữa)


1 1Ths 1,5

2 x. “Đề cương THĐGM 2012, số 11”, Cẩm nang Tân Phúc Âm hóa, tr.45.

3 x. Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Hội nhập Văn hóa Công giáo ở Việt Nam, bài 6: “Con đường Giêsu”, NXB Tôn Giáo, 2023, tr.113-140.

Linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Sơn

tin liên quan

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Hội đồng Giám mục Việt Nam dự chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tại Singapore
Hội đồng Giám mục Việt Nam dự chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tại Singapore
Theo lịch trình tông du 4 nước Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor, Singapore, ngày 12.9.2024, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm Singapore. Nhận lời mời của Đức Hồng Y William Goh, Tổng Giám mục Singapore, Hội đồng Giám mục Việt Nam sẽ hiện diện, hiệp thông cùng với...
Một nữ tu có thể đã tử vong do sập cầu Phong Châu
Một nữ tu có thể đã tử vong do sập cầu Phong Châu
Sơ Maria Nguyễn Thị Bích Hằng, 36 tuổi, thuộc hội dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa, có thể đã tử vong trong sự cố sập cầu Phong Châu - Phú Thọ sáng nay.
“Tiệc âm nhạc thịnh soạn” trong chung kết “Tiếng hát giáo đường”
“Tiệc âm nhạc thịnh soạn” trong chung kết “Tiếng hát giáo đường”
Vòng chung kết cuộc thi Tiếng hát giáo đường mùa giải 3 với tên gọi “Thăng hoa”, do CLB Lửa Hồng tổ chức, vừa diễn ra ngày 8.9.2024 tại giáo xứ Thánh Tống Viết Bường (TGP. TP.HCM).
Hội đồng Giám mục Việt Nam dự chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tại Singapore
Hội đồng Giám mục Việt Nam dự chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tại Singapore
Theo lịch trình tông du 4 nước Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor, Singapore, ngày 12.9.2024, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm Singapore. Nhận lời mời của Đức Hồng Y William Goh, Tổng Giám mục Singapore, Hội đồng Giám mục Việt Nam sẽ hiện diện, hiệp thông cùng với...
Một nữ tu có thể đã tử vong do sập cầu Phong Châu
Một nữ tu có thể đã tử vong do sập cầu Phong Châu
Sơ Maria Nguyễn Thị Bích Hằng, 36 tuổi, thuộc hội dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa, có thể đã tử vong trong sự cố sập cầu Phong Châu - Phú Thọ sáng nay.
“Tiệc âm nhạc thịnh soạn” trong chung kết “Tiếng hát giáo đường”
“Tiệc âm nhạc thịnh soạn” trong chung kết “Tiếng hát giáo đường”
Vòng chung kết cuộc thi Tiếng hát giáo đường mùa giải 3 với tên gọi “Thăng hoa”, do CLB Lửa Hồng tổ chức, vừa diễn ra ngày 8.9.2024 tại giáo xứ Thánh Tống Viết Bường (TGP. TP.HCM).
Tám nữ tu xông pha khắp nơi vì người nghèo
Tám nữ tu xông pha khắp nơi vì người nghèo
8 nữ tu chia thành 3 cộng đoàn hiện diện tại Việt Nam. Ðó là con số khiêm tốn khi nói về nhân sự dòng Ðức Mẹ Canvê, một hội dòng truyền giáo xuất thân từ Pháp.
Lễ tiệc trong đời sống Công giáo, thế nào là phù hợp?
Lễ tiệc trong đời sống Công giáo, thế nào là phù hợp?
Vừa qua, Tòa Giám mục Long Xuyên đã phổ biến“Hướng dẫn mục vụ về an táng và bữa tiệc áp dụng trong giáo phận Long Xuyên”. Riêng với tiệc mừng, bản hướng dẫn là dịp để nhìn lại và cải thiện những hạn chế vì lợi ích chung của cộng...
Linh và món ăn theo ước nguyện
Linh và món ăn theo ước nguyện
Phương Thị Tuyết Linh không chỉ vào bếp mỗi ngày cho bữa cơm của gia đình mình, mà nhiều lần còn tự tay nấu hàng trăm phần ăn phục vụ cho người khó khăn. Câu hỏi “hôm nay nên nấu gì cho người nhận ăn ngon và vui?” đã thôi...
Tượng Thánh Giuse ngủ khổng lồ thu hút đông đảo giáo dân
Tượng Thánh Giuse ngủ khổng lồ thu hút đông đảo giáo dân
Khi tượng ông Thánh Giuse ngủ với chiều dài 23m, cao 6m ở giáo họ biệt lập Hà Phát (GP. Xuân Lộc) hoàn thiện, hơn một tháng nay, đã có rất nhiều khách hành hương đến chiêm ngưỡng.
Lời chúc cho năm học mới
Lời chúc cho năm học mới
Niên học mới (2024-2025) lại bắt đầu, Ðức cha Phêrô Huỳnh Văn Hai, Giám mục giáo phận Vĩnh Long, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo HÐGMVN đã gởi thư đến các học sinh, sinh viên với những tâm tình, kỳ vọng nơi thế hệ trẻ…
Tết Trung Thu
Tết Trung Thu
Giáo hội Công giáo tại Việt Nam dành ngày Trung Thu cầu nguyện cho trẻ em. Hầu hết các giáo xứ sẽ có thánh lễ buổi chiều cho thiếu nhi, thường là sau giờ các cháu đi học về.