Kinh Sáng Danh

Theo truyền thống của Hội Thánh, khi bắt đầu bất cứ công việc gì, chúng ta làm “Dấu Thánh Giá” để tuyên xưng danh Chúa Ba Ngôi; và khi kết thúc công việc, chúng ta đọc kinh “Sáng Danh” để tạ ơn Thiên Chúa Ba Ngôi.

“Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần. Như đã có trước vô cùng, và bây giờ, và hằng có, và đời đời chẳng cùng, Amen”.

Lời kinh có dạng thức như một câu mệnh lệnh với ý nghĩa là hãy làm cho danh Chúa Ba Ngôi tỏ rạng, hãy làm cho danh Thiên Chúa Ba Ngôi được nhiều người hiểu biết. Lời kinh còn nhắn nhủ ta phải tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi - Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần - có trước vô cùng, hiện có bây giờ, và hằng có đời đời chẳng cùng.

Quả thực, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm trọng tâm của đức tin và đời sống Kitô hữu; là mầu nhiệm về đời sống nội tại của Thiên Chúa, cội nguồn phát sinh và là ánh sáng chiếu soi mọi mầu nhiệm khác của đức tin;1 là mầu nhiệm được ẩn giấu trong Thiên Chúa, không ai hiểu biết được nếu ơn trên không mặc khải. Nhưng, trước cuộc nhập thể của Con Thiên Chúa và sứ vụ của Chúa Thánh Thần, mầu nhiệm Ba Ngôi vẫn là một mầu nhiệm mà lý trí của loài người và ngay cả đức tin cũng không thể vươn tới được. Thánh Tôma Aquinô đã quả quyết: “Bất cứ ai chủ trương lấy lý lẽ tự nhiên chứng minh Ba Ngôi Thiên Chúa thì phạm đến đức tin…”.2 Thế nên, cảm nghiệm sự hiện diện và hồng ân của Ba Ngôi Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta có lòng tin mạnh mẽ. Chúng ta có thể nuôi dưỡng lòng tin này nhờ tuân theo sự hướng dẫn của thánh Augustinô, nghĩa là chúng ta xin Chúa ban ơn để chúng ta nghiệm thấy “dấu vết của Ba Ngôi Thiên Chúa hiển hiện nơi vật thụ tạo”.3

Thánh Catarina Xiêna, đã cho ta cảm nghiệm sâu lắng này, khi thốt lên: “Ôi lạy Ba Ngôi vĩnh cửu! Nhờ ánh sáng trí khôn và trong ánh sáng của Chúa, lạy Chúa Ba Ngôi, con đã nếm thử và đã nhìn thấy vực thẳm của Ngài cũng như vẻ đẹp của thọ tạo do Ngài dựng nên. Vì khi chính bản thân con được mặc lấy Ngài, con đã thấy con là hình ảnh của Ngài. Lạy Cha vĩnh cửu, điều này có nghĩa là Cha ban cho con được tham dự vào quyền năng và sự khôn ngoan của Cha, sự khôn ngoan của riêng Con Một Ngài. Còn Thánh Thần, Ðấng phát xuất từ Ngài là Cha và từ Con của Ngài, lại ban cho con ý muốn, và nhờ đó làm cho con có thể yêu mến”.4

Tuy nhiên, về việc tạ ơn Thiên Chúa Ba Ngôi khi đã thực hiện xong mọi công việc, thánh Phaolô tông đồ đã dạy trong thư thứ hai gửi tín hữu Côrintô như sau: Cầu chúc anh em được đầy tràn ân sủng của Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đầy tình thương của Thiên Chúa và ơn hiệp thông của Thánh Thần. Thật vậy, ân sủng và ân huệ được ban trong Chúa Ba Ngôi thì được ban do Chúa Cha, qua Chúa Con và trong Chúa Thánh Thần. Cũng như ân sủng được Chúa Cha ban qua Chúa Con, thì ơn được thông hiệp vào các ân huệ cũng được ban cho chúng ta chỉ trong Chúa Thánh Thần mà thôi.5 Như vậy, ai tôn vinh Chúa Cha, thì tôn vinh nhờ Chúa Con trong Chúa Thánh Thần; ai bước theo Chúa Kitô là do Chúa Cha lôi kéo (Ga 6,44) và Chúa Thánh thần thúc đẩy (Rm 8,14). 6 Vì thế, đọc lời “Kinh Sáng Danh” để tạ ơn Thiên Chúa Ba Ngôi là điều phải làm để sống trong tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa mọi lúc và mọi nơi.

Ôi Thiên Chúa của con, con thờ lạy Ba Ngôi, xin giúp con quên hẳn mình đi để ở trong Chúa, bất động và bình an như thể hồn con đang sống trong vĩnh hằng; xin đừng để điều gì quấy phá sự bình an của con, và làm con phải ra khỏi Chúa, ôi Ðấng Bất Biến của con, nhưng xin cho mỗi phút đem con vào sâu hơn trong mầu nhiệm của Chúa! Xin cho tâm hồn con được bình an và trở thành thiên đường của Chúa, nơi cư ngụ Chúa yêu thích, nơi Chúa nghỉ ngơi.7 Xin cho con biết làm vinh danh Chúa Ba Ngôi trong cuộc sống thường ngày của con. “Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần. Như đã có trước vô cùng, và bây giờ, và hằng có, và đời đời chẳng cùng, Amen”.

Nt Maria Thérèse Minh Thùy, dòng Ðaminh Rosa Lima

_________________________________________

1. GLHTCG số 234.

2. ST, I, Q.32,a.1.

3. ST, I, Q.45,a.7.

4. Thánh Catarina Xiêna, viết “về Thiên Chúa quan phòng”, Ðối thoại.

5. “Ánh sáng, ánh hào quang và ân sủng trong Chúa Ba Ngôi và bởi Chúa Ba Ngôi”. Trích thư thánh Athanaxiô, giám mục. Bài đọc II, Kinh Sách lễ Chúa Ba Ngôi.

6. GLHTCG số 237.

7. Lời nguyện của chân phước Elisabeth Chúa Ba Ngôi, trích trong GLHTCG số 2565.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cứu trợ đồng bào bị thiên tai
Cứu trợ đồng bào bị thiên tai
Trợ giúp đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão Yagi tại các huyện Bảo Yên (Lào Cai), Lục Yên, Trấn Yên (Yên Bái) và Hoàng Su Phì (Hà Giang), Ban Bác ái Hội dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa đã tổ chức chuyến thăm cứu trợ kéo dài 9 ngày...
Mừng đại thượng thọ thầy Stêphanô Nguyễn Khắc Dương
Mừng đại thượng thọ thầy Stêphanô Nguyễn Khắc Dương
Thánh lễ tạ ơn mừng đại thượng thọ thầy Stêphanô được tổ chức tại Tu đoàn Anh Em Bác Ái Chúa Kitô Tôi Tớ, giáo phận Phan Thiết, dưới sự chủ trì của Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, nguyên Giám mục giáo phận Hà Tĩnh.
Cho em  “nghe”  tiếng yêu thương
Cho em “nghe” tiếng yêu thương
Hai mươi niên khóa với 70 học sinh ra trường, nhiều em trong số đó có việc làm, dựng xây cuộc sống đầm ấm riêng…, là kết quả của hành trình không hề đơn giản ở trường Khuyết tật Nhân Ái Mỹ Tho.
Cứu trợ đồng bào bị thiên tai
Cứu trợ đồng bào bị thiên tai
Trợ giúp đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão Yagi tại các huyện Bảo Yên (Lào Cai), Lục Yên, Trấn Yên (Yên Bái) và Hoàng Su Phì (Hà Giang), Ban Bác ái Hội dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa đã tổ chức chuyến thăm cứu trợ kéo dài 9 ngày...
Mừng đại thượng thọ thầy Stêphanô Nguyễn Khắc Dương
Mừng đại thượng thọ thầy Stêphanô Nguyễn Khắc Dương
Thánh lễ tạ ơn mừng đại thượng thọ thầy Stêphanô được tổ chức tại Tu đoàn Anh Em Bác Ái Chúa Kitô Tôi Tớ, giáo phận Phan Thiết, dưới sự chủ trì của Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, nguyên Giám mục giáo phận Hà Tĩnh.
Cho em  “nghe”  tiếng yêu thương
Cho em “nghe” tiếng yêu thương
Hai mươi niên khóa với 70 học sinh ra trường, nhiều em trong số đó có việc làm, dựng xây cuộc sống đầm ấm riêng…, là kết quả của hành trình không hề đơn giản ở trường Khuyết tật Nhân Ái Mỹ Tho.
Ðào tạo người kế thừa trong phụng vụ thánh nhạc
Ðào tạo người kế thừa trong phụng vụ thánh nhạc
Những lớp học đàn hay nhạc lý được tổ chức trong giáo xứ đã phần nào tạo thế hệ kế thừa. Ðiều này thiết thực, hữu ích cho giáo xứ trong phụng vụ thánh nhạc.
Thêm một nơi nuôi dưỡng ơn gọi
Thêm một nơi nuôi dưỡng ơn gọi
Ngoài Ðại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn là nơi đào tạo chính dành cho các Ðại chủng sinh, ở Tổng Giáo phận TPHCM còn có 3 cơ sở khác, và trong đó có một cơ sở mới đưa vào sử dụng.
Đào tạo chủng sinh có con tim của đức ái mục tử
Đào tạo chủng sinh có con tim của đức ái mục tử
Một sự kiện đáng quan tâm trong sinh hoạt tại Tổng Giáo phận TPHCM tuần vừa rồi là khai giảng nhà Ứng sinh Ðại Chủng viện, tổ chức vào ngày 22.9.2024.
Thi giáo lý mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi
Thi giáo lý mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi
Hướng tới ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi và cũng là quan thầy của giáo xứ, các thành phần Dân Chúa xứ Cổ Nhuế, Tổng Giáo phận Hà Nội đã tổ chức cuộc thi giáo lý mừng lễ này. Chương trình diễn ra vào ngày 29.9.2024.
9 tân linh mục trên miền truyền giáo Kon Tum
9 tân linh mục trên miền truyền giáo Kon Tum
Đức cha Aloisio Nguyễn Hùng Vị, Giám mục giáo phận Kon Tum đã chủ sự thánh lễ truyền chức linh mục cho 9 thầy phó tế vào sáng ngày 1.10.2024 tại nhà thờ Chánh tòa Kon Tum.
Trí Bưu, 4 thế kỷ Tin Mừng hiện diện
Trí Bưu, 4 thế kỷ Tin Mừng hiện diện
Ngày 25.9.2024, cộng đoàn Dân Chúa giáo xứ Trí Bưu, Tổng Giáo phận Huế đã dâng thánh lễ tạ ơn mừng 405 năm đón nhận Tin Mừng, 360 năm thành lập giáo xứ.