Làm sáng tỏ vài điểm phụng vụ trong thánh lễ Tiệc Ly (P2)

(tiếp theo phần "Làm sáng tỏ vài điểm phụng vụ trong thánh lễ tiệc ly

...

Dù chủ tế có thể dâng lời nguyện hiệp lễ từ ghế chủ tọa hay bàn thờ, nhưng ngày hôm nay, tốt nhất lên đọc lời nguyện từ ghế chủ tọa vì bình thánh đang ở trên bàn thờ.[1]

Sau lời nguyện hiệp lễ, nếu nhà thờ có phòng nguyện Thánh Thể bên cạnh [tách biệt với nhà thờ] và có nhà tạm ở đó thì kiệu Thánh Thể sang phòng nguyện nhỏ này vốn đã được chuẩn bị để lưu giữ Mình Thánh hoặc kiệu Thánh Thể đến nhà tạm đã được chuẩn bị trong thánh đường hay ngoài thánh đường [như một phòng, một hội trường nào đó của giáo xứ] nhưng phải có khoảng cách với cung thánh và tốt nhất là không ở trong cung thánh nhằm diễn tả hành trình các môn đệ Chúa Giêsu đi từ phòng tiệc ly [lầu trên] đến một nơi gọi là Giệtsimani.[2] Tuy nhiên, cuộc rước kiệu Thánh Thể này có phần khác với rước kiệu Thánh Thể của lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, nghĩa là nên giảm bớt sự long trọng đi vì phụng vụ thứ Năm Thánh bị lu mờ phần nào do phụng vụ thứ Sáu Thánh ngày mai. Tốt nhất, chỉ kiệu một bình thánh (ciborium) mà thôi – còn những bình thánh khác sẽ được linh mục, phó tế, thầy giúp lễ hay một thừa tác viên ngoại thường trao Mình Thánh đem để vào nơi lưu giữ trong phòng thánh hay một nơi nào khác.[3]

Khác với Sách lễ tiền Công đồng Vatican II nói rằng khi bỏ hương bình hương xong, vị chủ tọa không làm phép gì ở đây, nhưng nay, ngài phải ghi hình thánh giá trên khói một cách đơn giản trong thinh lặng.[4]

Đang khi rước kiệu thì hát những bài thánh ca Thánh Thể và chỉ hát khi đoàn rước bắt đầu.[5]

Thứ tự đoàn rước như sau: Người mang thánh giá và [2] tác viên mang nến cao[6] – thừa tác viên không chức thánh - phó tế không tham gia giúp lễ - đoàn đồng tế - chủ tế mang Thánh Thể - dân chúng. Những ai không tham gia đoàn rước thì quỳ xuống khi Thánh Thể đi ngang qua. Vì điểm đến là nhà tạm hoặc ở trong nhà thờ hoặc ở trong một phòng nguyện gần đấy cho nên đoàn rước quá dài như “rồng rắn” là không cần thiết.[7]

Không tổ chức kiệu và đặt Mình Thánh Chúa trong các nhà thờ không cử hành Nghi lễ chiều thứ sáu Tuần Thánh tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Kitô.[8]

Nhà tạm để chầu Mình Thánh tránh làm theo kiểu “nhà mồ”, tức không được mang dáng vẻ của một nấm mồ hay bình đựng hài cốt, vì nơi lưu giữ Mình Thánh không nhằm biểu thị mồ Chúa, nhưng chỉ nhằm lưu giữ Mình Thánh cho việc rước lễ ngày hôm sau (thứ Sáu Thánh). Nên dọn nhà tạm này đơn sơ, không quá nhiều hoa, nến, nhưng trưng bày có mực độ và không được phủ khăn. Nhà tạm được đóng kín và tránh việc trưng bày hay đặt Mình Thánh trong mặt nhật (hào quang) vào tối thứ Năm Thánh.[9]

Cho che phủ nơi đây bằng vải màu trắng, lấy đi thánh giá và những ảnh tượng thánh ngay phía sau nhà tạm để làm cho Thánh Thể thêm nổi bật. Phía trước nhà tạm nên chuẩn bị ghế ngồi và bàn quỳ cho các tín hữu đến canh thức bên Chúa.[10]

Tại phòng nguyện chầu Thánh Thể, cần có sách hát, sách Kinh Thánh để cộng đoàn dùng khi chầu Thánh Thể. Trong các giờ chầu, nên dành giờ để cầu nguyện và suy niệm riêng trong thinh lặng xen kẽ với việc đọc Kinh Thánh, như các chương 13 - 17 của Phúc Âm theo thánh Gioan (nói về những lời cưối cùng của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ trước khi bị phản bội, chịu nạn và chịu chết), hát xen kẽ và dâng những kinh nguyện về Thánh Thể để cảm tạ Chúa vì hồng ân Thánh Thể cũng như cùng thức với Ngài mà tưởng niệm những khốn khổ xảy đến cho Ngài trong vườn Cây Dầu. Việc chầu Thánh Thể công cộng kéo dài cho tới nửa đêm. Tới lúc này, tắt đèn nến, chỉ để lại một đèn duy nhất cháy sáng, lấy hoa trưng đi. Sau đó có thể tiếp tục chầu riêng cho tới lễ nghi ngày hôm sau mà không có gì long trọng bên ngoài vì ngày tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa (thứ Sáu Thánh) đã bắt đầu.[11]

Lột khăn bàn thờ - che ảnh tượng – đèn nến – nước thánh

Sau các nghi lễ, thì lột hết các khăn trên bàn thờ như muốn diễn tả Chúa Kitô bị chính các môn đệ của mình bỏ rơi. Thánh giá được che bằng một tấm vải đỏ hay tím, nếu trước đó chưa được phủ từ chiều thứ Bảy trước Chúa nhật thứ V mùa Chay.[12] Cũng che các tượng ảnh thánh khác nếu chưa được thực hiện. Đối với những ảnh tượng thánh có thể di chuyển hay chân nến, chúng ta có thể chúng dời đi chỗ khác (mang vào trong phòng thánh).[13] Tất cả những việc làm này làm cho không gian và bầu khí trong cung thánh trở nên khác biệt, trống trải và thâm trầm hơn, tiếp nối cách tương ứng với nghi thức phụng vụ ngày mai (thứ Sáu Thánh) với bàn thờ trống (không thánh giá, không nến, không khăn bàn).

Cho đến kinh Vinh danh của lễ Vọng Phục sinh, do tính biểu tượng, không nên đốt đèn nến bất cứ nơi nào khác trong thánh đường. Nước thánh đựng trong bình ở các cửa ra vào nhà thờ được lấy đi và cho lau sạch các bình dựng ở đó.[14]

Lm. Giuse Phạm Đình Ái, SSS


[1] Xc. Paul Turner, Glory in the Cross,72.

[2] Xc. “Circular Letter Concerning the Preparation and Celebration of the Easter Feasts”, no. 49. Đây là việc kiệu Thánh Thể và chầu Thánh Thể duy nhất trong phụng vụ đã có từ lâu đời. Về sau mới có việc rước kiệu và tôn thờ Thánh Thể qua các hình thức tôn thờ khác.

[3] Peter J. Elliott, Ceremonies of the Liturgical Year, số 207.

[4]Xc. Paul Turner, Glory in the Cross, 73.

[5] Peter J. Elliott, Ceremonies of the Liturgical Year, số 210.

[6] Có thể số người mang nến nhiều hơn. Trong lịch sử, theo Egeria, từng có 200 người mang nến trong đoàn rước thứ Năm Thánh tại Gietsimani.

[7] Peter J. Elliott, Ceremonies of the Liturgical Year, số 211; Xc. Paul Turner, Glory in the Cross, 74.

[8] Xc. “Circular Letter Concerning the Preparation and Celebration of the Easter Feasts”, no. 54.

[9] Xc. Hướng dẫn về Lòng Đạo đức Bình dân và Phụng vụ, số 141.

[10] Peter J. Elliott, Ceremonies of the Liturgical Year (San Francisco: Ignatius Press, 2002), số 187.

[11] Xc. “Circular Letter Concerning the Preparation and Celebration of the Easter Feasts”, no. 56; Peter J. Elliott, Ceremonies of the Liturgical Year, số 215.

[12] Xc. “Circular Letter Concerning the Preparation and Celebration of the Easter Feasts”, no. 57.

[13] Xc. Ibid.

[14] Peter J. Elliott, Ceremonies of the Liturgical Year, số 217.

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Các linh mục hưu TGP TPHCM sắp có nhà tĩnh dưỡng mới
Các linh mục hưu TGP TPHCM sắp có nhà tĩnh dưỡng mới
Sáng 20.4.2024, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng đã dâng thánh lễ và chủ sự nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà Tĩnh dưỡng Chí Hòa.
Đa dạng các hoạt động trong ngày  cầu nguyện cho ơn thiên triệu
Đa dạng các hoạt động trong ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu
Ngày lễ Chúa Chiên Lành, các giáo phận đã tổ chức nhiều hoạt động cổ vũ ơn gọi, để cầu nguyện cho các linh mục, tu sĩ, đồng thời giới thiệu những nét đẹp của đời thánh hiến đến các bạn trẻ.
Nhiều ý kiến quanh quy định thủ tục hôn nhân tại các giáo phận
Nhiều ý kiến quanh quy định thủ tục hôn nhân tại các giáo phận
Thông tin Hội đồng Giám mục Việt Nam đưa ra các quy định về thủ tục hôn phối cho các giáo phận trong toàn quốc nhanh chóng lan tỏa, thu hút nhiều thành phần quan tâm...
Các linh mục hưu TGP TPHCM sắp có nhà tĩnh dưỡng mới
Các linh mục hưu TGP TPHCM sắp có nhà tĩnh dưỡng mới
Sáng 20.4.2024, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng đã dâng thánh lễ và chủ sự nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà Tĩnh dưỡng Chí Hòa.
Đa dạng các hoạt động trong ngày  cầu nguyện cho ơn thiên triệu
Đa dạng các hoạt động trong ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu
Ngày lễ Chúa Chiên Lành, các giáo phận đã tổ chức nhiều hoạt động cổ vũ ơn gọi, để cầu nguyện cho các linh mục, tu sĩ, đồng thời giới thiệu những nét đẹp của đời thánh hiến đến các bạn trẻ.
Nhiều ý kiến quanh quy định thủ tục hôn nhân tại các giáo phận
Nhiều ý kiến quanh quy định thủ tục hôn nhân tại các giáo phận
Thông tin Hội đồng Giám mục Việt Nam đưa ra các quy định về thủ tục hôn phối cho các giáo phận trong toàn quốc nhanh chóng lan tỏa, thu hút nhiều thành phần quan tâm...
Hội đồng Giám mục Việt Nam Quy định về thủ tục hôn phối áp dụng cho toàn giáo hội tại Việt Nam
Hội đồng Giám mục Việt Nam Quy định về thủ tục hôn phối áp dụng cho toàn giáo hội tại Việt Nam
Để giúp các mục tử và các đôi bạn chu toàn thủ tục hôn phối theo giáo luật và phù hợp với thực tế, trong Hội nghị kỳ 1/2024 tại Trung tâm Mục vụ giáo phận Vĩnh Long, Hội đồng Giám mục Việt Nam ban hành quy định về thủ...
Những quyết định mới của Hội đồng Giám mục Việt Nam
Những quyết định mới của Hội đồng Giám mục Việt Nam
Tại kỳ họp thường niên lần thứ 1/2024 tại giáo phận Vĩnh Long, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã bàn thảo và thống nhất nhiều vấn đề quan trọng trong đời sống Giáo hội.
Truyền chức Phó tế tại Tổng Giáo phận Hà Nội
Truyền chức Phó tế tại Tổng Giáo phận Hà Nội
Tại nhà thờ Chánh tòa Hà Nội vào sáng ngày 23.4.2024, Đức Tổng Giám mục TGP Hà Nội Giuse Vũ Văn Thiên đã chủ sự thánh lễ truyền chức Phó tế cho 20 chủng sinh của TGP.
Hạt Gia Định huấn luyện Hội đồng Mục vụ Giáo xứ
Hạt Gia Định huấn luyện Hội đồng Mục vụ Giáo xứ
Các thành viên Hội đồng Mục vụ giáo xứ thuộc hạt Gia Định, TGP TPHCM tham dự khóa huấn luyện Hội đồng Mục vụ giáo xứ.
Sa mạc huấn luyện Apollo
Sa mạc huấn luyện Apollo
Sa mạc huấn luyện Apollo của Liên đoàn Thiếu nhi Thánh Thể Giuse Hoàng Lương Cảnh đã diễn ra trong hai ngày 13 - 14.4.2024.
Giáo xứ Phú Xuân khánh thành nhà giáo lý
Giáo xứ Phú Xuân khánh thành nhà giáo lý
Đức cha Vinhsơn Nguyễn Văn Bản, Giám quản giáo phận Ban Mê Thuột, cử hành thánh lễ tạ ơn và cắt băng khánh thành nhà giáo lý xứ Phú Xuân.