Lắng nghe người nghèo, bệnh tật, đau khổ

Dẫn nhập

Có một tu viện khổ tu, lúc đầu rất tấp nập, nhưng sau trở nên vắng tanh, hiu quạnh. Không một ai - nhất là giới trẻ - đến dự lễ, cầu nguyện, tĩnh tâm… Tân tu viện trưởng đến gặp một vị ẩn sĩ khôn ngoan, hỏi nguyên nhân vì sao? Vị ẩn sĩ trả lời: “Vì không ai nhận ra Chúa Giêsu đang ẩn mình trong một người nào đó nơi tu viện”. Tu viện trưởng trở về và triệu tập tất cả tu viện, lẻ tẻ khoảng 5, 7 người và trình bày lý do như vậy. Sau đó, ai cũng nghĩ: “Chúa Giêsu đang ẩn mình trong người nào đó”. Từ đây, cuộc sống bắt đầu liên đới, trách nhiệm và yêu thương phục vụ với phong cách kính cẩn, vui tươi hơn. Sau một thời gian, tu viện lại trở lên tấp nập, sinh động. Nhiều người trẻ đến tĩnh tâm và gia tăng ơn gọi.

Nghèo, bệnh tật, đau khổ, tất cả đều là những con người cùng khổ. Bên trong có huyền nhiệm gì? Linh mục Conrat, linh hướng của thánh nữ Elisabeth, nước Hungary, trong thư gởi cho Ðức Thánh cha Gregorio IX, 1232, đã kể về thánh nữ Elisabeth: “Bà nhận ra và yêu mến Chúa Kitô nơi người nghèo. Hệ quả, khi bà cầu nguyện xong, đi ra, thì bộ mặt bà tỏa sáng lạ lùng và từ mắt bà phát ra những tia sáng như tia sáng mặt trời”. Như thế, người nghèo, bệnh tật, đau khổ có ẩn dấu một mầu nhiệm.

Chỉ có tình yêu thinh lặng mới là ngôn ngữ được Thiên Chúa lắng nghe hơn

Họ là ai?

Theo Phúc Âm, họ đau khổ nhưng không khổ đau. Vì là những người có tinh thần nghèo khó, được “Chúa cho đầy dư”1. Và “Nước Trời là của họ”(Mt 5,3). Công đồng nhận biết họ là những người bị khinh miệt, bỏ rơi, bách hại. Có những người đau khổ vô danh, bị thử thách, bị dày vò dưới muôn hình vạn trạng. Họ rên siết, than thở, cầu khẩn, vì cơn sốt đờ đẫn, mệt nhọc, vô vọng, lo âu, không ai nâng đỡ2. Ðức Giáo hoàng Phanxicô cho biết: “Họ còn là những người đang ở trong tù, các khu ổ chuột, trên giường bệnh, trong các khu dân cư nghèo khổ nhất, bị cô lập, và thậm chí đôi khi, chịu đau khổ vì một cuộc chiến tranh không tìm kiếm, bị áp đặt; một số người không còn gì cả, không biết sẽ ăn gì và ngủ ở đâu. Ngoài ra, có những người dù có tất cả, nhưng thường chịu sự cô đơn, lo âu, trầm uất, nghiện ngập”. Vì thế, trong thực tế, họ là đối tượng được cả thế giới đạo, đời quan tâm: “Ngày Quốc tế xóa nghèo” 17-10 hằng năm3; và đối với Giáo hội là “Ngày thế giới vì người nghèo” được tổ chức hằng năm vào Chúa nhật 33 thường niên. Cụ thể, vào ngày 12.11.2021, Ðức Thánh cha Phanxicô gặp người nghèo tại Assisi.

Câu chuyện thánh Phó tế Laurenso tử đạo. Nhà vua yêu cầu Laurenso nộp tài sản, trong vòng ba ngày. Ngài về bán tất cả kho tàng, rồi phân phát cho người nghèo khó, bệnh tật, đau khổ. Sau ba ngày, ngài đến trình diện nhà vua. Tất cả mọi người nghèo thấy vậy, đi theo. Nhà vua hỏi: “Tài sản đâu”? Ngài chỉ về phía những người dân nghèo, và nói: “Người nghèo là tài sản của Giáo hội”.

Tóm lại, họ là người cùng với Chúa Giêsu cứu thế giới. Mặc dầu họ là những người đớn đau về thể chất; bị khinh miệt, bỏ rơi, cô đơn, vô vọng về tinh thần, nhưng họ được Thiên Chúa thương và chọn làm người cùng với Chúa Giêsu cứu độ trần gian, và họ rất hạnh phúc, vì họ có Nước Trời.

Họ nói gì?

1. Ðừng khinh miệt và được đối xử bình đẳng

Chúng tôi có nhân phẩm vì cũng là hình ảnh Thiên Chúa và là đền thờ của Chúa Thánh Thần. Có những vị thánh đang ẩn giấu bên trong. Chúa Giêsu đang ẩn mình và cần đến chúng tôi để cứu độ thế giới. Ngài đã đến vì những người nghèo khổ, những người bé mọn, bệnh tật, bị tổn thương trong cuộc sống, những người bị cay đắng, để đổ đầy tình yêu của Ngài. Là người nghèo khổ, thiếu thốn, thì Thiên Chúa sẽ đến trong sự thiếu thốn này. Như thế, người nghèo, bệnh tật, đau khổ là những người cứu thế giới. Vì chúng tôi là em Chúa Kitô, khi chúng tôi tin và kết hợp với Ngài, Ðấng bị đóng đinh để cứu rỗi nhân loại. Chúng tôi cũng là đền thờ của Chúa Thánh Thần, là kho tàng của Giáo hội. Chỗ của chúng tôi không phải là ở cửa nhà thờ, nhưng ở trung tâm của Giáo hội. Và chúng tôi được Thiên Chúa yêu thích, bênh vực, lắng nghe và bảo vệ hơn hết.

2. Ðược bảo đảm quyền lợi cân bằng

Chúng tôi mong ước được hưởng quyền lợi cân bằng, cả “vật chất, cả tinh thần, cả tâm linh” trong một xã hội văn minh. Không chỉ bằng hiến pháp, luật pháp, nhưng trong thực tế, chúng tôi phải được ổn định nơi sinh sống và được đối xử cân xứng; được chú tâm thăng tiến, bảo hiểm nhân thọ, chăm sóc sức khỏe toàn diện; được hưởng thụ các thành tựu văn hóa và nhất là quyền đạo đức tâm linh ngay nơi sinh sống.

3. Ðược quan tâm toàn diện

Chúng tôi tin Giáo hội của người nghèo, quan tâm phục vụ toàn diện con người, theo định nghĩa của Công đồng Vatican. II: “cả xác cả hồn”. Ông Giakêu trong Phúc Âm, đã phân phát nửa gia tài cho người nghèo. Nhiều thánh giáo dân trong Giáo hội đã cống hiến tài sản và xây dựng bệnh viện, trường học, phục vụ người nghèo. Trước đây, người công giáo chủ trương sống nghèo và thường không ở phố thị, đô thị. Nếu ở, thì cũng không muốn ở mặt tiền. Nên bây giờ rất khó truyền giáo cho những người ở thành thị và chung cư, theo xu thế phát triển hiện đại.

Nghệ thuật lắng nghe họ?

1. Hiểu biết và trân trọng. “Người nghèo là kho tàng của Giáo hội”. Chúa Giêsu, Ðấng Cứu thế đang ẩn náu nơi họ. Ngài đồng hóa với họ và trong ngày phán xét, họ sẽ đứng ra xác nhận cho chúng ta qua sự quan tâm, bác ái đối với họ như thể đối với chính Chúa.

2. Kính cẩn và biết ơn. Hãy nhìn người nghèo như nhìn thấy và lắng nghe một mầu nhiệm. Họ như cột thu lôi, hút sấm sét tai họa. Và là những người, nếu họ biết hợp tác, Chúa Giêsu dùng họ để cứu độ nhân loại.

3. Thành khẩn và xin lỗi. Vì ta đã có thái độ khinh miệt, coi thường, phớt lờ, thậm chí có lúc sỉ nhục, đã làm tổn thương đến người nghèo, đau khổ và bệnh tật.

Kết luận

Giáo hội không thể mang lại sức khỏe thể xác, cũng như sự thuyên giảm đau đớn bên ngoài, như các bác sĩ, y tá và tất cả những người đang cố gắng săn sóc tận tình cứu chữa. Tuy nhiên, Giáo hội có học thuyết Kitô giáo về đau khổ: “Chúa Kitô coi những người hèn mọn nhất là hình ảnh rõ nhất và sống động nhất của Ngài”. Học thuyết duy nhất mang lại bình an, không cô độc, không bị loại trừ, bị bỏ rơi hoặc bị coi là vô dụng. Người Kitô hữu ý thức giá trị của khổ đau, tuy khổ đau vẫn là một mầu nhiệm: “Chúa Kitô không diệt trừ đau khổ. Ngài nhận lấy đau khổ cho mình. Hầu cứu rỗi nhân loại”. Giáo hội của người nghèo: âu yếm, cám ơn, tái khẳng định về tình thân hữu và trợ giúp, cùng với chúc phúc lành của Thiên Chúa cho mọi người.

“Trút bỏ tất cả, cả tội lỗi, để cho Thiên Chúa đến đổ đầy tâm hồn chúng ta bằng tình yêu của Ngài. Xin Ngài giúp chúng ta trở nên bé nhỏ, để Ngài có thể trở nên cao cả, vĩ đại trong chúng ta! Tôi khuyến khích ngày càng yêu mến Chúa Giêsu hơn nữa, tôn thờ Ngài, Ngài đã trở nên nghèo khó trong Thánh Thể, hãy cầu nguyện với Ngài. Hãy để cho Ngài một chỗ hàng đầu, trong máng cỏ của tâm hồn, để Ngài hạ sinh trong tâm hồn anh chị em. Và hãy trở nên những chứng nhân cho tình yêu của Ngài trên thế giới”4.

Lm. Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (D.Min.)

_____________________________________

1. Kinh Magnificat.

2. Công đồng Vatican II, Gởi người nghèo, bệnh tật và đau khổ, p. 888.

3. Liên hiệp Quốc, NQ 47/196, 22-12-1992.

4. Ðức Phanxicô, Sứ điệp video tại buổi cầu nguyện toàn cầu, nhân Ngày Thế giới Người nghèo, 14-11-2021.

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đối thoại trong sứ vụ loan báo Tin Mừng
Đối thoại trong sứ vụ loan báo Tin Mừng
Ngày 30.10.2024 tại giáo phận Long Xuyên đã diễn ra buổi hội thảo với chủ đề: “Đối thoại trong sứ vụ loan báo Tin Mừng”.
Sống đạo Hiếu
Sống đạo Hiếu
Hơn 200 cụ thuộc tôn giáo bạn và 19 anh chị em tân tòng tham dự chương trình “Người Công giáo sống đạo hiếu”.
Caritas TGP Huế giúp dân vượt khó khăn sau bão Trà Mi
Caritas TGP Huế giúp dân vượt khó khăn sau bão Trà Mi
Caritas TGP Huế đã tổ chức thăm viếng và trao nhu yếu phẩm cho các hộ dân chịu thiệt hại sau bão số 6 (bão Trà Mi).
Đối thoại trong sứ vụ loan báo Tin Mừng
Đối thoại trong sứ vụ loan báo Tin Mừng
Ngày 30.10.2024 tại giáo phận Long Xuyên đã diễn ra buổi hội thảo với chủ đề: “Đối thoại trong sứ vụ loan báo Tin Mừng”.
Sống đạo Hiếu
Sống đạo Hiếu
Hơn 200 cụ thuộc tôn giáo bạn và 19 anh chị em tân tòng tham dự chương trình “Người Công giáo sống đạo hiếu”.
Caritas TGP Huế giúp dân vượt khó khăn sau bão Trà Mi
Caritas TGP Huế giúp dân vượt khó khăn sau bão Trà Mi
Caritas TGP Huế đã tổ chức thăm viếng và trao nhu yếu phẩm cho các hộ dân chịu thiệt hại sau bão số 6 (bão Trà Mi).
Cà phê thánh ca: “Thầy ở cùng anh em”
Cà phê thánh ca: “Thầy ở cùng anh em”
Tối 27.10.2024, hơn 30 bạn trẻ giáo xứ Mẫu Tâm, hạt Xóm Chiếu, TGP TPHCM đã tham gia chương trình cà phê thánh ca với chủ đề “Thầy ở cùng anh em”
Tiếp nối cuộc đời
Tiếp nối cuộc đời
Những ngày cuối tháng 10, tôi cùng gia đình về xứ đạo quê nội để sửa sang mộ phần người thân. 
Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc: Niềm vui đầu năm học mới
Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc: Niềm vui đầu năm học mới
Ngày 22.10, trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc đã tổ chức lễ khánh thành, làm phép ký túc xá mới, trao bằng tốt nghiệp và khai giảng năm học 2024-2025.
Ðối thoại gắn kết tha nhân
Ðối thoại gắn kết tha nhân
Là chủ đề của chương trình hội ngộ liên tôn lần thứ XIV do Ban Mục vụ Ðối thoại Liên tôn - TGP TPHCM tổ chức vào ngày 27.10.2024.
Nên thánh
Nên thánh
Qua việc tuyên thánh 14 chân phước vào ngày 20.10.2024, Ðức Thánh Cha Phanxicô hiện là vị Giáo Hoàng đã tuyên thánh 926 vị,  vượt qua vị tiền nhiệm của ngài là Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tuyên thánh 483 vị trong gần 27 năm triều giáo hoàng...
Hướng dẫn mục vụ an táng dần đi vào đời sống xứ đạo
Hướng dẫn mục vụ an táng dần đi vào đời sống xứ đạo
Cùng với việc lễ lạt, tiệc mừng, hướng dẫn về mục vụ an táng của giáo phận Long Xuyên được phổ biến vào tháng 8.2024 đến nay đã có những hiệu ứng tích cực, dần đi vào đời sống xứ đạo ở nhiều nơi.