Công đồng Vatican II và Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới không chỉ là công trình của Giáo hội mà còn ảnh hưởng tới đời sống của cả thế giới. Vì thế, như Công đồng Vatican II, Giáo hội xác tín Chúa Thánh Thần có mặt trong Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới. Không có Thánh Thần không thể có Thượng Hội đồng. Toàn thể Giáo hội cầu nguyện và hy sinh cho Thượng Hội đồng trước khi khai mạc, trong khi tiến hành và cả sau khi kết thúc. Hình ảnh thánh Phanxicô trước tượng thánh giá với cảm thức: “Hãy đi xây dựng lại ngôi nhà của Ta”. Tuy nhiên, trước ngưỡng cửa Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ 16, khai mạc vào ngày 4.10.2023, Gia đình Dân Chúa xuất hiện những tâm tình khác nhau.
![]() |
Lo âu
Mới đây, một nhóm các tín hữu Công giáo Ý đã nhóm họp tại Assisi. Họ gởi thư ngỏ cho Đức Thánh Cha: “Chúng con lo âu trước Thượng Hội đồng Giám mục và chúng con xin ngài can đảm, như các vị tiền nhiệm đáng kính của ngài, đừng để cho Thượng Hội đồng Giám mục này xa lìa đạo lý Công giáo về bất cứ vấn đề nào cả, tái khẳng định chân lý Tin Mừng, có khả năng biểu lộ và trả lại cho con người và các dân tộc, ơn gọi nguyên thủy và rất cao cả của họ. Thượng Hội đồng Giám mục đừng làm thương tổn bản chất của Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền. Những lo âu này không nảy sinh từ một ý thức hệ nào, nhưng từ những tiến trình mà Đức Thánh Cha đã khởi xướng và khuyến khích. Đạo lý không là gì khác hơn là giáo huấn Công giáo, mà thánh Phaolô gọi là“sức mạnh của Tin Mừng". Đạo lý không thu hẹp vào kinh Tin Kính, nhưng cũng còn nới rộng tới Sách Giáo Lý, đây không phải là nước lọc, nhưng là cô đọng sự sống và sự thánh thiện của Giáo hội. Ngày nay, trong Giáo hội đang có toan tính thuyết phục chúng con chấp nhận rằng lạc giáo và vô luân không phải là tội, nhưng đúng hơn đó là lời đáp lại tiếng Chúa Thánh Linh, Đấng nói qua những người cảm thấy bị gạt ra ngoài lề. Kính thưa Đức Thánh Cha, Tài liệu làm việc của Thượng Hội đồng Giám mục sắp tới không phải là một tổng hợp đức tin Công giáo và cũng không phải là giáo huấn của Tân Ước. Nó hoàn toàn trái ngược, mơ hồ và thù nghịch, bằng nhiều cách, đối với truyền thống tông đồ ngàn đời. Trong đó người ta không hề nhìn nhận Tân Ước như Lời Chúa, quy luật cho mọi giáo huấn về đức tin và luân lý...”.
Những dè dặt khác
Cũng có những vị chủ chăn khác, lên tiếng cảnh giác về một số vấn đề được nói tới trong Tài liệu làm việc, như Đức Hồng y Anders Arborelius, Giám mục giáo phận Stockholm, Thụy Điển, tuyên bố rằng vấn đề truyền chức thánh cho phụ nữ không được trở thành tâm điểm tại Thượng Hội đồng Giám mục sắp tới đây, vì thế cuộc trao đổi không thể bị sa lầy vào vấn đề Giáo hội có thể truyền chức cho phụ nữ hay không. Trong cuộc phỏng vấn dành cho tạp chí trực tuyến “National Catholic Reporter”, truyền đi hôm 13.9.2023, Đức Hồng y Anders Arborelius nói rằng: “Thật là điều gây thất vọng nếu cuộc thảo luận tại Thượng Hội đồng Giám mục không thể dẫn đi xa hơn, vì thừa tác vụ linh mục vốn dành cho người nam theo đạo lý Công giáo và Chính Thống giáo”. Thượng Hội đồng Giám mục không thay đổi đạo lý, nhưng tài liệu làm việc có đoạn đặt hỏi rõ ràng: có thể cứu xét việc truyền chức phó tế cho phụ nữ hay không? Một số tham dự viên như Đức Hồng y Robert McElroy, Giám mục giáo phận San Diego, bên Mỹ, tích cực cổ võ làm sao để vấn đề truyền chức cho phụ nữ trở thành tâm điểm của Thượng Hội đồng Giám mục, giống như Con đường Công nghị ở Đức.
Trong kế hoạch cải tổ Giáo hội, theo chiều hướng “cấp tiến”, phải kể đến đa số các thành viên Hội đồng Giám mục Đức và nhiều thành phần Dân Chúa tại nước này. Trong chiều hướng đó, Đức cha Georg Baetzing, Giám mục giáo phận Limburg, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, hy vọng Thượng Hội đồng Giám mục này sẽ mau lẹ bỏ phiếu ủng hộ các đề nghị cải tổ là truyền chức thánh cho phụ nữ, giải tỏa luật độc thân linh mục, cải tiến luân lý tính dục và những cải tổ khác đang được thảo luận trong Giáo hội Công giáo. Đức cha Baetzing, là thành viên của Thượng Hội đồng Giám mục đã bày tỏ hy vọng trên đây trong cuộc phỏng vấn dành cho tuần “Die Zeit”, Thời Báo, ở Đức số ra ngày 14.9.2023. Đức cha nói: “Dân chúng trong Giáo hội chúng tôi không còn kiên nhẫn nữa”. Đức cha xác quyết rằng không có đụng độ giữa Roma và các Giám mục Đức. Những văn kiện nghị quyết của Con đường Công nghị của Công giáo Đức đang cải tổ cuộc đối thoại của Giáo hội Công giáo ở Đức, đó là những đề nghị hoạt động, cần được phối hợp với Giáo hội hoàn vũ. Trong cuộc phỏng vấn, Đức cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức bênh vực Đức Thánh Cha Phanxicô, chống lại những lời cáo buộc cho rằng Đức Thánh Cha muốn trì hoãn việc cải tổ, ví dụ cấm thành lập Hội đồng Công nghị tại Đức, trong đó các Giám mục cùng với giáo dân, với quyền hạn ngang nhau, thảo luận và quyết định với nhau. Roma chỉ khẳng định rằng cần được chuẩn bị. Ngoài ra, theo Đức cha Baetzing, vị thủ lãnh Giáo hội không thể quyết định điều mà các Giám mục Đức mong muốn, nhưng phải liên kết với Giáo hội hoàn vũ.
Hy vọng
Đức Thánh Cha Phanxicô xác định Thượng Hội đồng là “một cuộc hành trình dướisự hướng dẫn củaThánh Thần, chứkhông phải là một nghị viện để đòi hỏi quyền lợi và các nhu cầu phù hợp với chương trình nghị sự theokiểuthế gian, cũng không phải là một cơ hội để đi theo bất cứ nơi đâu có gió thổi, mà là dịpđể ngoan ngùy trước hơi thở của Chúa Thánh Thần”. Thượng Hội đồngtập trung vào3 câu hỏi bao quát:Làm thế nào chúng ta có thể trở thành dấu chỉ và khí cụ hiệp nhất với Thiên Chúa và hiệp nhất toàn thể nhân loại một cách trọn vẹn hơn? Bằng cách nào chúng ta có thể chia sẻ một cách tốt hơn các ân ban và các nhiệm vụ phục vụ Tin Mừng? Những tiến trình, cơ cấu và định chế nào trong một Giáo hội hiệp hànhmang tính sứ mạng? Một số chủ đề nào có thể được đề cập trong Đại hộiThượng Hội đồnglần này?
Áp dụng
Làm thế nào chúng ta có thể trở thành dấu chỉ và khí cụ hiệp nhất với Thiên Chúa và hiệp nhất toàn thể nhân loại một cách trọn vẹn hơn? Đó là Giáo hội tập trung vào sự Cầu nguyện - Đối thoại và Hòa giải. Bằng cách nào chúng ta có thể chia sẻ một cách tốt hơn các ân ban và các nhiệm vụ phục vụ Tin Mừng? Câu trả lời đó là Giáo hội khiêm hạ. Những tiến trình, cơ cấu và định chế nào trong một Giáo hội hiệp hànhmang tính sứ mạng? Theo Công đồng Vatican II đó là “Lãnh đạo Hiệp thông” và tổ chức Hội Thánh theo định nghĩa “Giáo hội là Dân và Gia đình Thiên Chúa”.
Không thể lấy văn hóa của một nước hoặc một châu để áp đặt cho dân tộc khác và châu lục khác, nếu có, tất cả sẽ trái với nguyên tắc đại kết. Lịch sử Giáo hội, không bao giờ công bố một quyết định làm thương tổn tới sự hiệp nhất hoàn vũ.
Kết luận
Đức Hồng y Hollerich, Tổng tường trình viên của Thượng Hội đồng Giám mục lưu ý rằng các tín hữu đừng đặt quá nhiều mong đợi nơi khóa họp sắp tới, vì đây chỉ là khóa đầu, sẽ được tiếp nối với khóa thứ hai vào tháng 10 năm 2024. Theo Đức Hồng y Hollerich, khóa họp tháng 10 này chỉ là chuẩn bị một lộ trình những vấn đề cần được giải quyết trong khóa họp vào tháng 10 năm 2024. Ngoài ra, ngài cũng kêu gọi mọi tham dự viên Thượng Hội đồng Giám mục hãy cởi mở và sẵn sàng thống hối bản thân:“Nếu tôi đến với một quan điểm đã sẵn sàng, đã biết hết mọi sự, thì tôi sẽ không lắng nghe, và như thế tôi sẽ không thực hiện một sự phân định thiêng liêng... Từ sự cộng tác có thể nảy sinh sự hòa hợp, đó là điều quan trọng hơn là vấn đề đa số qua tiến trình quyết định chung kết trong Giáo hội”.
Lm. Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (D.Min.)
Bình luận