Một vòng Bình An

Kỳ 1:NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ VƯỚNG MẮC

Ðịa bàn giáo hạt Bình An gồm quận 8 và một phần huyện Bình Chánh, với 13 giáo xứ, khoảng 40.000 giáo dân và 6 giáo điểm đang hình thành. Tuy nhiên, để đến ngày những giáo điểm này có thể quy tụ giáo dân, cử hành các hoạt động mục vụ thì vẫn còn phải mất một khoảng thời gian...

Bản đồ 6 giáo điểm trong giáo hạt Bình An

Cuộc trò chuyện với vị chủ chăn

Sáu cơ sở giáo điểm đang “tượng hình” tại hạt Bình An bao gồm: Bình Ðiền rộng khoảng 1.200m2, Ða Phước 500m2, An Phú Tây 2.000m2, Qui Ðức 9.100m2, Tân Nhựt 2.000m2và Bình Ðông khoảng 1.500m2.

Chúng tôi có dịp được trò chuyện với cha Luca Trần Quang Tung - chánh xứ Nam Hải, Phó quản hạt, kiêm đặc trách Mục vụ Truyền giáo của giáo hạt Bình An vào một buổi sáng. Cha cho hay, 2 trong số 6 khu đất do bà con dâng cúng, 4 điểm còn lại thì các giáo xứ tìm mua bằng nguồn kinh phí tự túc của xứ nhà hoặc là giáo dân cho mượn. Vùng đất thuộc hạt Bình An gồm nhiều khu công nghiệp, người dân di cư về đây sinh sống, làm ăn ngày một đông. Cha Tung kể ngày trước có nhiều giáo dân đến tham dự thánh lễ và xin tham gia sinh hoạt trong xứ, hỏi ra mới biết bà con ở rải rác khắp nơi, có những người phải đi xa gần 20 cây số. Nhận thấy nhu cầu cấp thiết cần hình thành nên một giáo điểm nhằm giải tỏa sức ép cho nhà thờ mẹ, cũng như tạo điều kiện sinh hoạt cho mọi người, năm 2009, lúc xây dựng nhà thờ Nam Hải, cha Tung đã kêu gọi giáo dân tìm mua một khu đất nhằm phục vụ cho mục đích sau này. Tân Nhựt được hình thành từ đó. Ðây cũng là giáo điểm đầu tiên của hạt Bình An, các điểm còn lại mới có sau này qua lời kêu gọi của Tòa Tổng Giám mục.

Thánh lễ đầu tiên cử hành tại giáo điểm Bình Điền ngày 20.11.2018 - ảnh: tgpsaigon.net

Ở Bình An, ngoài giáo điểm Bình Ðiền có dãy nhà tiền chế, các điểm khác chỉ là những khu đất trống. Theo cha Tung, ngoài việc mọi người chung tay để có nguồn kinh phí xây dựng các cơ sở khi có đủ các yêu cầu cần thiết, thì vấn đề quan trọng và cấp thiết nhất trước mắt là được chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Vì các mảnh đất này đều nằm trong vùng đất nông nghiệp hay đất trồng cây lâu năm nên cần xin chuyển lên đất thổ cư, hoặc đất tôn giáo thì mới được phép xây dựng.

Cũng vì không có nhà thờ hay nhà nguyện, các giáo điểm vẫn chưa thể quy tụ nên giáo hạt chưa nắm bắt được chính xác số giáo dân tại những nơi này. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi từ những người đang sống trong vùng thì có nơi, số tín hữu đã lên đến cả ngàn người. Theo cha Phó quản hạt thì đây chỉ là con số ước lượng ban đầu, một khi có các cơ sở sẽ càng tăng cao hơn nữa. Cha lấy ví dụ như giáo điểm Vĩnh Lộc của hạt Tân Sơn Nhì, ngày hình thành số giáo dân chỉ vài trăm nhưng nay đã lên đến gần 5.000.

Bên trong khu đất giao điểm Bình Điền - ảnh: Đình Quý

Xuôi về Bình Ðiền

Ðể hiểu rõ hơn thực tế, điểm đầu tiên chúng tôi tìm đến là giáo điểm Bình Ðiền. Từ nhà thờ Nam Hải, theo lộ trình dài khoảng 11 cây số qua các cung đường Tạ Quang Bửu - Quốc lộ 50 - Nguyễn Văn Linh - Quản Trọng Linh, sau đó qua vài lần rẽ trong chợ đầu mối Bình Ðiền là tới nơi. Dù theo lời giới thiệu thì đây là nơi “ổn” nhất trong các điểm nhưng hiện cũng chỉ là dãy nhà tiền chế có hai phòng.

Mảnh đất này do một gia đình ở xứ Nam Hải dâng tặng cho Tổng Giáo phận và hiện được ông Lê Văn Quảng, phó Chủ tịch HÐMV Nam Hải coi sóc. Ngày 20.11.2018, thánh lễ đầu tiên đã được cử hành khi cha hạt trưởng Bình An Phanxicô Xaviê Nguyễn Xuân Quang chủ sự nghi thức làm phép, thánh hóa. Giáo điểm nhận thánh Antôn làm bổn mạng nên có tên gọi là giáo điểm Thánh Antôn Bình Ðiền.“Ở đây bà con phải đi lễ nhiều nơi, ai tiện đâu đi đó mà về hướng nào cũng xa cả 10 cây số. Gần nhất thì có nhà thờ Bình Sơn, cách tầm 2km, nhưng phải đi đò vì qua một con sông nên muốn tham gia các sinh hoạt đều khó khăn. Do đó, có một nhà thờ ở Bình Ðiền này là rất cần thiết”,ông Quảng tâm sự về ước mơ bấy lâu của tín hữu khắp vùng.

Bức tượng Thánh Bổn mạng Antôn đặt tại Bình Điền bên trong căn nhà tạm - ảnh: Đình Quý

Dạo một vòng xung quanh, chúng tôi ghi nhận có khá đông gia đình Công giáo và ước mong của tất cả là có được ngôi Nhà Chúa hiện diện. Vốn thuộc giáo xứ Núi Tượng (giáo phận Long Xuyên), chuyển lên làm ăn và định cư tại Sài Gòn cách đây đúng 10 năm, gia đình bà Kim Loan hằng tuần đều đi xe máy chở nhau lên nhà thờ Bình An dự lễ. Vừa xa lại vừa mệt vì những con đường luôn đông đúc xe cộ. Biết tin sẽ có nhà thờ, bà rất vui mừng: “Có rồi thì ngày nào cũng đi lễ cả. Hơn nữa, khi có nhà thờ gần thì mình còn có thể tham gia vào các hội đoàn này kia để tìm niềm vui tuổi già”. Ðây cũng chính là cảm xúc của bà Mai Thị Hiên, sống sát bên chợ Bình Ðiền. Bà Hiên còn nói thêm rằng, bà có cô em gái không biết chạy xe nên mỗi lần đi lễ phải “ké” người này, người kia. “Nay biết tin này chắc nó mừng lắm”, bà hồ hởi. n

Ngoài giáo điểm Tân Nhựt thuộc hạt Bình An thì ở hạt Tân Sơn Nhì cũng có một giáo điểm cùng tên rộng khoảng 13.000m2. Sở dĩ cả hai đều mang tên Tân Nhựt vì cùng nằm tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh. Cha Tung cho hay, việc này cha đã trình lên Tòa TGM là sau này khi giáo điểm Tân Nhựt thuộc hạt Bình An hình thành, có các cơ sở thì giáo xứ sẽ giao lại cho hạt Tân Sơn Nhì trông coi và quản lý, vì theo địa lý, nơi đây vốn thuộc về Tân Sơn Nhì. Như vậy Bình An từ 6 giáo điểm sẽ còn lại 5 là Bình Ðông, An Phú Tây, Qui Ðức, Ða Phước và Bình Ðiền.

ÐÌNH QUÝ

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Trung tâm hành hương Ba Giồng kỷ niệm 20 năm thành lập
Trung tâm hành hương Ba Giồng kỷ niệm 20 năm thành lập
Ngày 8.11.2024, giáo phận Mỹ Tho đã tổ chức lễ tạ ơn, kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm hành hương Ba Giồng.
Đóng góp cho Quỹ Bác Ái Xã hội - Caritas của Tổng Giáo phận TPHCM
Đóng góp cho Quỹ Bác Ái Xã hội - Caritas của Tổng Giáo phận TPHCM
Nếu lời cầu nguyện không được chuyển thành hành động cụ thể, thì điều đó là vô ích; thật vậy, “đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết.” (Gc 2,26)
Caritas Hà Tĩnh giúp bà con vượt qua khó khăn sau bão số 6
Caritas Hà Tĩnh giúp bà con vượt qua khó khăn sau bão số 6
Caritas Hà Tĩnh đã đến thăm, trao quà cho người dân  không phân biệt lương giáo ở hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Trung tâm hành hương Ba Giồng kỷ niệm 20 năm thành lập
Trung tâm hành hương Ba Giồng kỷ niệm 20 năm thành lập
Ngày 8.11.2024, giáo phận Mỹ Tho đã tổ chức lễ tạ ơn, kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm hành hương Ba Giồng.
Đóng góp cho Quỹ Bác Ái Xã hội - Caritas của Tổng Giáo phận TPHCM
Đóng góp cho Quỹ Bác Ái Xã hội - Caritas của Tổng Giáo phận TPHCM
Nếu lời cầu nguyện không được chuyển thành hành động cụ thể, thì điều đó là vô ích; thật vậy, “đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết.” (Gc 2,26)
Caritas Hà Tĩnh giúp bà con vượt qua khó khăn sau bão số 6
Caritas Hà Tĩnh giúp bà con vượt qua khó khăn sau bão số 6
Caritas Hà Tĩnh đã đến thăm, trao quà cho người dân  không phân biệt lương giáo ở hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Trao áo giáo sĩ cho 35 chủng sinh
Trao áo giáo sĩ cho 35 chủng sinh
Sáng 1.11.2024 tại nhà nguyện Đại Chủng viện thánh Giuse Hà Nội, 35 chủng sinh của lớp tu đức khóa 30 đã được trao áo giáo sĩ
Sống niềm tin cách cụ thể
Sống niềm tin cách cụ thể
Biến đổi khí hậu và thiên tai khắc nghiệt một lần nữa biểu hiện rõ nét, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và kinh tế. Mừng Tết Nguyên đán Giáp Thìn không lâu, bà con miền tây bước vào những ngày sống chung với hạn mặn.
Tổng Giáo phận TPHCM cầu nguyện cho các mục tử đã qua đời
Tổng Giáo phận TPHCM cầu nguyện cho các mục tử đã qua đời
Sáng 6.11.2024 tại nhà thờ Chí Hòa, Đức cha Giuse Nguyễn Năng, Tổng Giám mục TGP TPHCM đã chủ tế thánh lễ cầu nguyện cho các giám mục, linh mục trong TGP đã qua đời.
Nhà chờ Phục Sinh ở các giáo xứ: Thời gian mở cửa thế nào cho phù hợp?
Nhà chờ Phục Sinh ở các giáo xứ: Thời gian mở cửa thế nào cho phù hợp?
Trong nhịp sống bận rộn nơi đất thị thành, Nhà chờ Phục Sinh ở các xứ đạo thường mở cửa theo khung giờ quy định riêng. Có nơi mở cửa suốt tuần, nhưng cũng có nơi mỗi tuần chỉ 1-2 ngày ít ỏi.
Đối thoại trong sứ vụ loan báo Tin Mừng
Đối thoại trong sứ vụ loan báo Tin Mừng
Ngày 30.10.2024 tại giáo phận Long Xuyên đã diễn ra buổi hội thảo với chủ đề: “Đối thoại trong sứ vụ loan báo Tin Mừng”.
Sống đạo Hiếu
Sống đạo Hiếu
Hơn 200 cụ thuộc tôn giáo bạn và 19 anh chị em tân tòng tham dự chương trình “Người Công giáo sống đạo hiếu”.