Mùa Chay và ăn chay

Lại sắp đến ngày ăn chay thứ Sáu Tuần Thánh. Cứ mỗi lần bước vào ngày giữ chay theo luật buộc của Hội Thánh, những ký ức của một thời gia đình tôi ăn chay lại trở về.

Những ngày còn thơ ấu, chúng tôi nghe nói đến thứ Tư Lễ Tro là trong lòng cảm thấy rộn lên một niềm vui! Vui vì những ngày ấy vào tối thứ Ba trước đó, chúng tôi được ăn thêm bữa đêm quãng 10 giờ với cháo gà, xôi nóng để bụng no, ngày mai ăn chay, kiêng thịt. Sáng ra chúng tôi được ăn uống bình thường, tức là không phải nhịn ăn sáng trong lúc bố mẹ và các anh chị lớn thì giữ chay. Bữa cơm trưa thế nào cũng có món canh chua cá lóc, chả cá… Ngoài ra còn thêm rau trộn dầu dấm. Bữa ăn trưa xem ra còn ngon hơn ngày thường, ai nấy đều gắng ăn no bữa trưa để bữa tối thì ăn ít hay ăn nhẹ. Thế là hoàn tất một ngày ăn chay.

Còn khoản nhận tro, bọn trẻ chúng tôi được dịp đi nhận tro trước rồi chạy ra ngoài chơi vì chờ người lớn vào nhận tro sau. Ðứa nào đứa nấy vạch đầu nhau xem tro đen hay xám; xem có đứa nào bị dính nhọ nồi do than cạo ra không, vì cứ nghĩ cha lấy tro trong bếp nhà xứ ra bôi trên đầu giáo hữu .

Lớn lên thêm một chút, đến tuổi khôn, tôi bắt đầu phải giữ chay như người lớn. Không biết người khác thế nào, còn tôi thấy ngày chay tịnh sao mà ma quỷ cám dỗ ghê gớm! Những ngày thường, có khi tôi không ăn sáng mà trưa đến cũng chẳng thấy đói. Thế nhưng, ngày chay mới quãng 10 giờ là thấy kiến bò bụng. Còn tối đến, gọi là ăn ít đi, thay vì mọi hôm 3 chén cơm, tôi chỉ ăn một chén thật đầy mà vẫn thòm thèm.

Tôi cũng chẳng rõ ai đặt ra cách ăn chay như thế, chỉ biết cha mẹ dạy thì làm theo. Có lần tôi hỏi, mẹ bảo đó là luật đạo có từ thời mẹ chưa đẻ nữa kìa. Thôi thì đi đạo phải giữ luật đạo. Ðiều đó thì cũng phải thôi. Nhưng tôi vẫn thắc mắc ăn chay để làm gì? Sau này trưởng thành, tôi vẫn giữ chay nhưng không còn máy móc như thế. Ngày ăn chay dĩ nhiên là kiêng thịt, tôi nhắc mẹ, lúc này cũng đã chớm già, là đi chợ không mua đồ ăn ngon hơn thịt mà cần cá kho, cá khô hay trứng chiên, đậu hũ, rau luộc chấm nước mắm dằm trứng vịt luộc là được rồi. Cô em tôi là một ca viên thì còn tích cực hơn, cô đặt vấn đề rằng nếu dè xẻn để ngày mai ăn bù thì cũng như không. Em bảo mỗi người phải biết hy sinh phần mình trong việc ăn uống để giúp cho người nghèo khó hay góp vào công tác bác ái từ thiện. Trong ngày ăn chay phải biết hãm mình nhưng không ủ rũ, than trách thì mới được phúc. Em dẫn lời Chúa trong Phúc Âm, nào là Chúa dạy khi ăn chay thì đừng tỏ ra lầm lì, buồn sầu ra bộ thiểu não để kể công với Chúa. Nào là ăn chay thì phải giữ mồm giữ miệng, không chửi bới, nói hành nói xấu lẫn nhau, không vu vạ cáo gian cho ai, không chỉ ngày chay, mà tập mỗi ngày như vậy. Ăn chay còn là giúp nhau làm một việc tốt cho ai đó trong ngày. Ăn chay còn là quyết tâm từ bỏ một tật xấu nào đó. Ăn chay là làm hòa với những người mình hiềm khích… Em nói một tràng khiến mẹ tôi ngạc nhiên: Con học ở đâu vậy? Em trả lời: Con học giáo lý bao đồng, giáo lý viên dạy và cha sở cũng hướng dẫn.

Thế rồi, theo thời gian, việc giữ chay và ăn chay ở gia đình tôi dần được thăng hoa. Dĩ nhiên là bữa ăn vào ngày này thanh đạm, nghĩa là vẫn giữ luật kiêng thịt, vì tôi nghĩ đó là dấu chỉ để nhắc nhớ mình từ bỏ cái vẫn được coi là thiết yếu. Sự thăng hoa từ những cảm nghiệm, tìm tòi và thực thi những phương cách sống chay có ý nghĩa hơn.

Hôm thứ Tư Lễ Tro vừa rồi, ở xứ đạo tôi, cha xứ lại được dịp khai mở cho mọi người ý nghĩa của việc chay tịnh. Ngài không nhấn mạnh đến việc kiêng thịt, cho bằng đây là dịp giúp mỗi người tự chọn cho mình một phương thức hãm mình, hy sinh…, dù là nhỏ.

Nay trong thời đại thông tin, có nhiều suy nghĩ được chia sẻ để việc giữ chay, ăn chay đi vào chiều sâu. Có bài viết trên facebook Ðaminh Nguyễn Ðức Huynh chia sẻ rằng: Ăn chay không phải là nhịn đói để hành xác, mà là cơ hội để ta trải nghiệm, cảm nghiệm cách thức mà Chúa Giêsu đã từng chiến đấu vượt qua cơn đói, khát trong hoang địa. Là cơ hội cảm nhận sự đói khát của những người đói về vật chất và “đói khát Tình yêu”. Ăn chay không phải là chuyện ăn cá hay ăn thịt, nhưng là câu chuyện của hy sinh những thèm muốn cá nhân, hy sinh những sở thích của riêng mình. Ăn chay là dịp để ta hãm mình và cầu nguyện, là cơ hội để tâm hồn ta được lắng xuống và để Thiên Chúa biến đổi và hoán cải tâm hồn ta trở nên sạch hơn.

Facebook Ða Minh Nguyễn Ðức Huynh cũng gợi mở những phương cách ăn chay như Ăn chay đôi mắt là không nhìn người khác với con mắt “hình viên đạn”, với đôi mắt đầy hận thù. Nhưng thay vào đó là đôi mắt trìu mến đầy yêu thương. Ăn chay đôi tai là không nghe những lời nói thô tục, nhưng thay vào đó là biết lắng nghe tiếng lầm than của nhân loại. Ăn chay miệng lưỡi là không nói những lời xúc phạm người khác hay nói hành nói xấu người khác, thay vào đó là lời động viên, ủi an và nâng đỡ. Ăn chay đôi tay là không dùng đôi tay và những nắm đấm của mình để bạo hành người khác, nhưng thay vào đó là vòng tay của chở che, yêu thương và vỗ về. Ăn chay là chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ, thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục.

Tôi thầm cảm ơn những chia sẻ của bao người đã giúp tôi thăng tiến hơn trong đời sống đạo, để việc giữ chay không chỉ vụ hình thức.

Fx Minh Ðỗ

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Hội đồng Giám mục Việt Nam dự chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tại Singapore
Hội đồng Giám mục Việt Nam dự chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tại Singapore
Theo lịch trình tông du 4 nước Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor, Singapore, ngày 12.9.2024, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm Singapore. Nhận lời mời của Đức Hồng Y William Goh, Tổng Giám mục Singapore, Hội đồng Giám mục Việt Nam sẽ hiện diện, hiệp thông cùng với...
Một nữ tu có thể đã tử vong do sập cầu Phong Châu
Một nữ tu có thể đã tử vong do sập cầu Phong Châu
Sơ Maria Nguyễn Thị Bích Hằng, 36 tuổi, thuộc hội dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa, có thể đã tử vong trong sự cố sập cầu Phong Châu - Phú Thọ sáng nay.
“Tiệc âm nhạc thịnh soạn” trong chung kết “Tiếng hát giáo đường”
“Tiệc âm nhạc thịnh soạn” trong chung kết “Tiếng hát giáo đường”
Vòng chung kết cuộc thi Tiếng hát giáo đường mùa giải 3 với tên gọi “Thăng hoa”, do CLB Lửa Hồng tổ chức, vừa diễn ra ngày 8.9.2024 tại giáo xứ Thánh Tống Viết Bường (TGP. TP.HCM).
Hội đồng Giám mục Việt Nam dự chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tại Singapore
Hội đồng Giám mục Việt Nam dự chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tại Singapore
Theo lịch trình tông du 4 nước Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor, Singapore, ngày 12.9.2024, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm Singapore. Nhận lời mời của Đức Hồng Y William Goh, Tổng Giám mục Singapore, Hội đồng Giám mục Việt Nam sẽ hiện diện, hiệp thông cùng với...
Một nữ tu có thể đã tử vong do sập cầu Phong Châu
Một nữ tu có thể đã tử vong do sập cầu Phong Châu
Sơ Maria Nguyễn Thị Bích Hằng, 36 tuổi, thuộc hội dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa, có thể đã tử vong trong sự cố sập cầu Phong Châu - Phú Thọ sáng nay.
“Tiệc âm nhạc thịnh soạn” trong chung kết “Tiếng hát giáo đường”
“Tiệc âm nhạc thịnh soạn” trong chung kết “Tiếng hát giáo đường”
Vòng chung kết cuộc thi Tiếng hát giáo đường mùa giải 3 với tên gọi “Thăng hoa”, do CLB Lửa Hồng tổ chức, vừa diễn ra ngày 8.9.2024 tại giáo xứ Thánh Tống Viết Bường (TGP. TP.HCM).
Tám nữ tu xông pha khắp nơi vì người nghèo
Tám nữ tu xông pha khắp nơi vì người nghèo
8 nữ tu chia thành 3 cộng đoàn hiện diện tại Việt Nam. Ðó là con số khiêm tốn khi nói về nhân sự dòng Ðức Mẹ Canvê, một hội dòng truyền giáo xuất thân từ Pháp.
Lễ tiệc trong đời sống Công giáo, thế nào là phù hợp?
Lễ tiệc trong đời sống Công giáo, thế nào là phù hợp?
Vừa qua, Tòa Giám mục Long Xuyên đã phổ biến“Hướng dẫn mục vụ về an táng và bữa tiệc áp dụng trong giáo phận Long Xuyên”. Riêng với tiệc mừng, bản hướng dẫn là dịp để nhìn lại và cải thiện những hạn chế vì lợi ích chung của cộng...
Linh và món ăn theo ước nguyện
Linh và món ăn theo ước nguyện
Phương Thị Tuyết Linh không chỉ vào bếp mỗi ngày cho bữa cơm của gia đình mình, mà nhiều lần còn tự tay nấu hàng trăm phần ăn phục vụ cho người khó khăn. Câu hỏi “hôm nay nên nấu gì cho người nhận ăn ngon và vui?” đã thôi...
Tượng Thánh Giuse ngủ khổng lồ thu hút đông đảo giáo dân
Tượng Thánh Giuse ngủ khổng lồ thu hút đông đảo giáo dân
Khi tượng ông Thánh Giuse ngủ với chiều dài 23m, cao 6m ở giáo họ biệt lập Hà Phát (GP. Xuân Lộc) hoàn thiện, hơn một tháng nay, đã có rất nhiều khách hành hương đến chiêm ngưỡng.
Lời chúc cho năm học mới
Lời chúc cho năm học mới
Niên học mới (2024-2025) lại bắt đầu, Ðức cha Phêrô Huỳnh Văn Hai, Giám mục giáo phận Vĩnh Long, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo HÐGMVN đã gởi thư đến các học sinh, sinh viên với những tâm tình, kỳ vọng nơi thế hệ trẻ…
Tết Trung Thu
Tết Trung Thu
Giáo hội Công giáo tại Việt Nam dành ngày Trung Thu cầu nguyện cho trẻ em. Hầu hết các giáo xứ sẽ có thánh lễ buổi chiều cho thiếu nhi, thường là sau giờ các cháu đi học về.