Ngày… tháng 4 năm 2022.
Người bạn mình chuẩn bị đón nhận Bí tích Thánh Tẩy vào đêm Vọng Phục Sinh và được nhắc nhớ mang theo nến để đón nhận lửa từ nến Phục Sinh.
![]() |
Vào đêm Vọng Phục Sinh, sau nghi thức làm phép Lửa, nến Phục Sinh được đốt lên từ ngọn lửa này. Cây nến Phục Sinh có ghi hình Thánh giá. Trên nến có cắm 5 dấu đinh, phía trên ghi mẫu tự Alpha và bên dưới mẫu tự Omega với ý nghĩa tượng trưng cho Chúa Giêsu là “khởi đầu và cuối cùng”. Ở cây nến ghi năm cử hành thánh lễ Phục Sinh. Nến Phục Sinh cháy sáng được rước vào nhà thờ, nhúng vào nước để làm phép nước, sau đó tân tòng được rửa tội bằng Nước Phép này.
Có nhiều giáo xứ cử hành nghi thức Rửa tội cho tân tòng vào đêm Vọng Phục Sinh, để giúp người tân tòng cảm nhận sâu xa thêm về việc mình trở thành một con người mới đã bước ra khỏi bóng tối. Ngọn nến mà mỗi người cầm trên tay được đốt sáng bằng lửa từ nến Phục Sinh, cũng biểu tượng cuộc đời sẽ dõi theo ánh sáng Phục Sinh…
Nến Phục Sinh dẫn tín hữu ra khỏi bóng tối và bước vào niềm vui mùa Phục Sinh - một biểu tượng chính trong suốt 50 ngày của Mùa Phục Sinh.
Có một “ngọn lửa” mà người bạn mình sẽ phải gìn giữ mãi, đó là hãy mang hơi ấm của ngọn lửa niềm tin sưởi ấm tha nhân bằng lời cầu nguyện, sự nâng đỡ và sẻ chia cuộc sống…
Người Lữ hành Emmaus
Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.
Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.
Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc.