Người truyền nghề đan giỏ ở xóm đạo Cù Lao Giêng

Giáo dân xóm đạo Cù Lao Giêng (giáo phận Long Xuyên) biết nghề đan giỏ nilông, có thêm việc làm, tăng thu nhập… là nhờ ông Nguyễn Hồng Nhân. Ngoài ra, trong vai trò Phó Chủ tịch nội vụ HĐMVGX, ông còn được nhiều người quý mến bởi tinh thần hăng hái phục vụ.

Hiện nay, hơn 90% hộ gia đình tại giáo xứ Cù Lao Giêng (xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) và nhiều gia đình thuộc các xã lân cận làm thêm nghề đan giỏ nilông. Giáo dân trong xứ ban ngày đi làm vườn, trồng trọt, chiều về đan giỏ kiếm thêm tiền. Bất kỳ ai lúc rảnh cũng có thể đảm nhận công việc này. Bà Phạm Thị Tuyết Oanh, vợ ông Nhân cho biết một người thợ lành nghề trung bình có thể đan từ 10-12 cái/ngày, thu nhập tầm 100.000đ. “Nghề này dễ học, chỉ khoảng một tuần là thành thạo. Sản phẩm là những chiếc giỏ với các kích cỡ khác nhau dùng để đựng trái cây hay vật dụng nặng”, dẫn chúng tôi vào kho hàng tại nhà - bà Oanh nói. Tại giáo xứ, cơ sở của vợ chồng bà được xem là thành công và là đại lý tiêu thụ cho bà con suốt mấy chục năm nay, và năm 2016, hàng của cơ sở còn được UBND tỉnh An Giang đánh giá là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh. Trước đó, năm 2014 nghề đan giỏ do ông gầy dựng tại địa phương cũng được UBND tỉnh công nhận là làng nghề tiểu thủ công nghiệp.

Hằng ngày, ông Nhân chở nguyên liệu thô đến các gia đình trong xóm và thu gom sản phẩm. Khi số lượng đủ theo yêu cầu, ông chuyển hàng cho các chợ đầu mối trên thành phố hoặc các tỉnh. Nhân công gồm đủ thành phần, từ những bà nội trợ đến các cụ cao niên, nghỉ hưu.“Nhìn chung, nghề này không mấy vất vả, ai rảnh thì làm, không quy định giờ giấc. Vậy nên phụ nữ trong xóm lãnh nguyên liệu về nhiều lắm, vừa trông con vừa đan giỏ”, ông Nhân giới thiệu. Từ khi có thêm nghề đan giỏ, những giờ rảnh của bà con trở nên ý nghĩa hơn khi có thể giúp tăng thu nhập. Tùy vào số lượng sản phẩm làm ra mà thù lao theo đó nhân lên, nhiều hoặc ít. “Bây giờ nhìn nhiều người trong xóm theo nghề đan giỏ, có thêm tiền, tôi thấy vui. Năm 1995, tôi gởi 2 người con gái lên Sài Gòn học nghề này, ước mong chúng có việc ổn định, tự chăm lo cho cuộc sống mình bởi nhà tôi lúc đó nghèo lắm. Tôi làm thợ mộc, bà nhà may quần áo, làm sao có thể lo cho con cái học đại học, đỗ đạt cao? Sau khi các con học xong về thì mở ra làm. Dần dần do nhu cầu tăng nên tôi giới thiệu cho xóm đạo”, ông Nhân kể về cơ duyên đến với nghề. Ông cũng cho biết, thời gian đầu, gia đình cũng tốn nhiều công sức để hướng dẫn cách đan cho nhân công. Rồi chính ông phải lận đận để tìm đầu ra từ khắp các tỉnh thành đồng bằng, Sài Gòn, miền Ðông : “Gian truân nhất là buổi đầu, trăm mối lo, lại không đủ kinh phí. Vậy mà nhờ ơn Chúa, rồi cũng đâu vào đó”.

Tận dụng thời gian nhàn rỗi, các chị em nhận đan giỏ tại nhà kiếm thêm thu nhập - ảnh: A.N

Nhà ở cách nhà thờ Cù Lao Giêng chừng nửa cây số, dù bận rộn nhưng hễ khi họ đạo có việc cần thì ông sẵn sàng có mặt. Ông khẳng định việc Nhà Chúa được đặt lên trên hết:“Làm ăn lo cho gia đình thì ai cũng phải lo rồi. Chuyện chung thì mình phải gắng sức hơn bởi chính mình nhận ra có những lúc gian nan đã được nhiều ơn Chúa. Xứ đạo lâu đời, ai cũng có tinh thần nên mình càng không được lơ là”. Cha sở Inhaxiô Mai Tấn Kiệt thì tấm tắc về sự nhiệt tình của người phó nội vụ của mình, một người am hiểu nhiều, rành rỏi nếp sinh hoạt của xứ đạo, lại cư xử hòa hợp với anh em lối xóm.


Anh Nguyên

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Gánh cả cuộc đời với đôi chân xương thủy tinh
Gánh cả cuộc đời với đôi chân xương thủy tinh
“Tuy đôi chân không cứng cỏi để bước đi như người khác, nhưng tôi vẫn đứng lên và hướng về phía trước, với sự nỗ lực từng ngày. Dù đau đớn do nhiều lần gãy xương, hai anh em vẫn luôn động viên nhau để mỉm cười, suy nghĩ tích...
Thiêng liêng nghi lễ truyền thống làm phép ghe, thuyền
Thiêng liêng nghi lễ truyền thống làm phép ghe, thuyền
Ngày 29.6 hằng năm, dịp mừng lễ thánh Phêrô - Phaolô tông đồ, ngư dân giáo xứ Long Hương, giáo phận Phan Thiết cùng tham dự thánh lễ và nghi thức làm phép ghe, thuyền. Ðây là nghi lễ truyền thống, được người dân giáo xứ Long Hương duy trì...
Tấm ảnh ngày đó
Tấm ảnh ngày đó
Một ngày gần cuối tháng 4 vừa rồi, tôi gởi qua Zalo cho linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Sơn tấm ảnh cũ của cha, một tấm ảnh trắng đen mà phóng viên báo Công giáo và Dân tộc đã chụp cha từ năm 1976 để đăng trong một bài báo.
Gánh cả cuộc đời với đôi chân xương thủy tinh
Gánh cả cuộc đời với đôi chân xương thủy tinh
“Tuy đôi chân không cứng cỏi để bước đi như người khác, nhưng tôi vẫn đứng lên và hướng về phía trước, với sự nỗ lực từng ngày. Dù đau đớn do nhiều lần gãy xương, hai anh em vẫn luôn động viên nhau để mỉm cười, suy nghĩ tích...
Thiêng liêng nghi lễ truyền thống làm phép ghe, thuyền
Thiêng liêng nghi lễ truyền thống làm phép ghe, thuyền
Ngày 29.6 hằng năm, dịp mừng lễ thánh Phêrô - Phaolô tông đồ, ngư dân giáo xứ Long Hương, giáo phận Phan Thiết cùng tham dự thánh lễ và nghi thức làm phép ghe, thuyền. Ðây là nghi lễ truyền thống, được người dân giáo xứ Long Hương duy trì...
Tấm ảnh ngày đó
Tấm ảnh ngày đó
Một ngày gần cuối tháng 4 vừa rồi, tôi gởi qua Zalo cho linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Sơn tấm ảnh cũ của cha, một tấm ảnh trắng đen mà phóng viên báo Công giáo và Dân tộc đã chụp cha từ năm 1976 để đăng trong một bài báo.
Nhiệt tâm phụng sự nhà Chúa
Nhiệt tâm phụng sự nhà Chúa
Phụ trách Thiếu nhi Thánh Thể, ca đoàn, lễ sinh, dạy giáo lý, cắm hoa nhà thờ, xướng kinh, tập dâng hoa, hoạt cảnh Giáng Sinh… là những việc chị Ðinh Thị Phương Mai chuyên chăm phục vụ tại giáo xứ Mông Triệu (giáo hạt Tân Hiệp, giáo phận Long...
Hiệp sĩ Ðại Thánh giá  GB Lê Ðức Thịnh người tín hữu sống tinh thần yêu thương, phục vụ và hòa hợp dân tộc
Hiệp sĩ Ðại Thánh giá GB Lê Ðức Thịnh người tín hữu sống tinh thần yêu thương, phục vụ và hòa hợp dân tộc
Ở châu Á và Việt Nam, người được Tòa Thánh trao tước phẩm Hiệp sĩ Ðại Thánh giá đầu tiên là ông Gioan Baotixita Lê Ðức Thịnh (giáo dân xứ Phúc Nhạc, giáo phận Xuân Lộc). Ngày 5.11.2007, lễ trao Sắc phong của Tòa Thánh cử hành một cách sốt...
Những bàn thờ Chúa và tấm lòng đạo hạnh đơn sơ
Những bàn thờ Chúa và tấm lòng đạo hạnh đơn sơ
Họ đạo La Dày (GP Phan Thiết) thuộc xã Ða Mi, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận vốn chỉ có lối 700 tín hữu sinh sống rải rác trên một vùng rộng lớn có núi non, hồ thủy điện, sông ngòi… Trong số đó, có 10% là tín hữu...
Người “sửa Thánh”
Người “sửa Thánh”
Là ông Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Huệ, giáo xứ Năng Gù, giáo phận Long Xuyên, người chuyên phục hồi tượng, ảnh cũ. Trong hành trình lên đường phục vụ, ông vẫn hằng ao ước được trở nên cây cọ nhỏ trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa tình yêu.
Một gia đình sống tinh thần “cho đi”
Một gia đình sống tinh thần “cho đi”
Những người đủ tuổi theo quy định về y tế khi tham gia hiến máu ở gia đình anh Phạm Văn Hưng (giáo dân xứ An Lạc, TGP TPHCM) đều đang đóng góp cho đời một cách thầm lặng, đáng trân quý. Các con số ấn tượng lên đến 10...
Anh lái xe cho 4 đời giám mục
Anh lái xe cho 4 đời giám mục
Chúng tôi gặp anh lần đầu ở Tòa Giám mục Ban Mê Thuột, khi anh đang tất bật chuẩn bị đưa Đức cha đi mục vụ. Rồi gặp thêm nhiều lần nữa. Khi nào cũng vẫn là sự nhiệt tình và chu đáo với công việc…