Những khác biệt theo dòng thời gian…

Theo thời gian với những đổi thay về mặt xã hội, ít nhiều đã hình thành nên những “xu hướng” chọn người đỡ đầu khác xưa. Dù ở thời nào, trách nhiệm bất di bất dịch của người đỡ đầu vẫn là giúp hướng dẫn con cái trong đời sống đức tin.

“Tiêu chuẩn” xưa

Trong một xã hội có tính di động ít hơn so với ngày nay, chuyện chọn một người đỡ đầu có thể đỡ đần cho cha mẹ ruột phần nào nhiệm vụ dẫn dắt đức tin cho con cái, nên mang một sắc thái có phần khác so với hiện tại. Bà Nguyễn Thị Giả (78 tuổi) ở Đồng Nai đã có chắt nội, chắt ngoại nhớ lại chuyện mấy chục năm trước, khi bà chọn vú bõ cho các con mình: “Hồi đó gia đình sống ở một xóm đạo toàn tòng, ai cũng như ai, hễ chọn người đỡ đầu là tìm người có uy tín, có đời sống đạo đức tốt. Yếu tố sống đạo gương mẫu là hàng đầu, còn những cái khác tính sau…”. Cũng vì vậy mà cũng theo lời bà kể, trong làng ngày ấy có những người như ông trùm, giáo lý viên... có cả chục con đỡ đầu. Ở tuổi lục tuần, ông Phạm Quang Chiến (GP Xuân Lộc) kể rằng thời ông còn trẻ vẫn thường thấy người trong xứ đạo dựa vào các tiêu chí mà Giáo hội chỉ dẫn: “Hầu như ai cũng lấy căn cứ chọn vú bõ đỡ đầu là trên 18 tuổi, phải có đời sống xứng hợp với đời sống đức tin và nhiệm vụ phải đảm nhận”. Tuy nhiên, người lớn tuổi vẫn là lựa chọn số một.

Nhiều phụ huynh đã “ngầm” đưa “tiêu chí” là chọn người gần nhà, gần ngõ, trong xóm đạo hoặc thậm chí là người trong họ để có tính bền vững cao, sự thân thiết dễ kết chặt. Hiện đã ngoài sáu mươi, ông Phạm Văn Học (GP Bà Rịa Vũng Tàu) cũng là cha đỡ đầu cho bốn người cháu trong họ. Các con đỡ đầu của ông cũng đã trưởng thành. Nói về nguyên nhân hay được “nhờ” đỡ đầu, ông giải thích: “Thông thường dễ kiếm và dễ nhờ nhất là người trong gia đình. Sau mới tìm ở các mối quan hệ gần gũi khác”...

Vì là người có thể giúp mình giáo dục con cái, người đỡ đầu và là tấm gương để con tinh thần noi theo nên nhiều bậc phụ huynh thường “chọn mặt gởi vàng” cho những vị có đạo đức tốt, có nhân cách và điều kiện, thời gian quan tâm con cái đỡ đầu. Bà Nguyễn Thị Hoa sống ở một xóm đạo toàn tòng thuộc giáo hạt Xóm Mới (Gò Vấp) vẫn thường tư vấn, “chỉ giúp” con cháu nên “gởi vàng” ở đâu. “Đừng chọn người khô khan đức tin, chọn người hiểu biết giáo lý, có chiều sâu cầu nguyện, có khả năng ăn nói để biết cách gợi tâm tình, gợi ý cho người ta tâm sự”, bà “đúc kết”.

Dù đỡ đầu trẻ nhỏ hay người tân tòng, dường như cũng không ngoài những quan niệm tìm kiếm và chọn lựa này.

Cái nhìn người trẻ

Dẫu không phải là xu hướng song so với thời điểm vài chục năm trước, ngày nay, nhất là ở các thành phố lớn, ngay trong nếp sống đạo cũng đã có nhiều đổi thay. Sự hiện đại hóa, sự năng động, những thay đổi nhiều mặt trong đời sống cũng như các mối quan hệ trong xã hội phần nào hình thành những chọn lựa mới trong việc tìm vú bõ. Anh Vũ Đức Thành, 32 tuổi ở Đồng Nai chuẩn bị đón đứa con đầu lòng nói về chuyện chọn vú bõ cho con mình: “Người tôi nhờ một phần vì là người nhà, phần nữa vì cũng ngang tuổi vợ chồng tôi. Mọi chuyện đơn giản hơn rất nhiều khi không cần phải có những kiêng dè, để ý quá mức vì chúng tôi ngang vai nhau. Thú thật tôi thấy việc nhờ người lớn tuổi có chút ngại ngùng vì khoảng cách tuổi tác”. Thực tế, yếu tố “tuổi trẻ” để dễ cảm thông cho nhau dần trở thành chuyện quen thuộc. Cũng như anh Thành, chị Vương Ngọc Phượng, 31 tuổi, sống và làm việc tại Sài Gòn, đã xin người bạn gái thân làm mẹ đỡ đầu cho con gái mình. Theo chị, dù biết ông bà vẫn hay kiếm người siêng năng lễ lạy để con cái noi theo, hay người quan tâm nhiều đến đời sống thiêng liêng của con đỡ đầu, nhưng khi sống xa quê thì không dễ dàng kiếm được mẫu hình lý tưởng như thế. “Người lớn tuổi thường hay có phần khó tính hơn người trẻ nên mình muốn nhờ cũng khó hơn. Các bạn bè của tôi cũng thường nhờ nhau!”, chị lý giải thêm.

Trường hợp của anh chị Hoàng - Mai (Q.Bình Thạnh) cũng tương tự: bỏ qua lời gợi ý chọn một người bác lớn tuổi trong họ, thay vào đó là một người bạn làm giáo lý viên. Anh chị cũng cho biết không chỉ do người bạn này trẻ “dễ nói chuyện” mà còn bởi người này chưa đỡ đầu ai, trong khi đó bác của anh đã có rất nhiều con đỡ đầu, nên chọn bạn, con mình sẽ là… “con một”. “Cũng vẫn là người có khả năng khơi gợi đời sống đức tin nhưng theo tôi, có lẽ qua cái nhìn, cách làm của người trẻ sẽ khác với người lớn tuổi”, anh Hoàng tâm sự.

Hợp tính tình cũng là một yếu tố khiến nhiều người quyết định chọn lựa. Anh Trần Đình Thức (Q.Thủ Đức) vẫn nhớ chút “trục trặc” khi được giới thiệu người đỡ đầu đầu tiên khi sắp hoàn thành lớp giáo lý tân tòng: “Đó là một người được các anh chị giáo lý viên gợi ý nhưng chúng tôi ở xa nhà nhau, quê quán khác nhau và có chút bất hợp về tính cách...”. Sau đó anh Thức tìm được người khác làm bố đỡ đầu mà theo anh, cả hai đều cảm thấy thoải mái khi chuyện trò. Bây giờ, đã mấy năm kể từ ngày vào đạo, anh vẫn thường gặp gỡ với người “bố tinh thần” của mình trong niềm vui lẫn nỗi buồn. Tổng kết từ bản thân, anh cho rằng: “Với người đã trưởng thành thì việc hợp tính tình coi vậy rất quan trọng để sợi dây liên kết có tính tâm linh được bền chặt, nếu không sẽ rất dễ chỉ là sự gặp mặt qua rồi từ đó về sau không liên quan tới nhau nữa”.

Ngoài việc chọn theo tuổi tác theo xu hướng “trẻ hóa”, hay chọn bạn bè, hoặc chọn người hợp tính…, theo nhiều người nhận định, cái khác nhất trong việc nhận bố mẹ đỡ đầu giữa ngày nay và thời trước là ở sự “thoải mái” trong lựa chọn. Tức là tùy vào hoàn cảnh thực tế chứ không còn dựa trên những chuẩn mực lý tưởng.

Cũng có nhiều người ngày trước mong muốn chọn linh mục, tu sĩ làm người đỡ đầu nhưng do đặc thù của đời sống tu sĩ, các quy định của Giáo hội, cộng thêm những yếu tố như điều kiện liên hệ… nên lúc đó rất hạn chế. Ngày nay tuy chưa phổ biến lắm nhưng người ta đã dễ dàng hơn trong việc xin các ngài đỡ đầu, vì Giáo hội không còn cấm, các phương tiện liên lạc, đi lại đã thuận tiện, vả lại nhiệm vụ của người đỡ đầu thường là sự hỗ trợ tinh thần từ xa, một tu sĩ có thể giúp nuôi dưỡng đời sống tinh thần của con đỡ đầu qua những công cụ kỹ thuật thời đại.

*

Với cả trẻ nhỏ và người lớn việc đỡ đầu không bao giờ chỉ là sự chiếu lệ. Mục đích tìm người đỡ đầu luôn là điều cần nhắc nhớ. Do đó, có thể thấy dù có những lựa chọn ít nhiều khác xưa, nhưng những giá trị cốt lõi vẫn không mấy thay đổi.

Minh Minh

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Biên bản Hội nghị thường niên lần 1/2024 của HĐGMVN
Biên bản Hội nghị thường niên lần 1/2024 của HĐGMVN
Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên kỳ I năm 2024 tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Vĩnh Long, từ ngày 14 đến 18 tháng 4 năm 2024. Tham gia Hội nghị có Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và 29 Giám mục...
Quy định về thủ tục hôn phối áp dụng cho toàn Giáo hội tại Việt Nam
Quy định về thủ tục hôn phối áp dụng cho toàn Giáo hội tại Việt Nam
Tại kỳ họp lần 1/2024, HĐGMVN đã thảo luận và thống nhất quy định về thủ tục hôn phối dành cho các cặp đôi tại các giáo phận trên toàn quốc.
Kinh Phục vụ
Kinh Phục vụ
Vừa qua, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cuộc hành hương ở Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu.
Biên bản Hội nghị thường niên lần 1/2024 của HĐGMVN
Biên bản Hội nghị thường niên lần 1/2024 của HĐGMVN
Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên kỳ I năm 2024 tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Vĩnh Long, từ ngày 14 đến 18 tháng 4 năm 2024. Tham gia Hội nghị có Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và 29 Giám mục...
Quy định về thủ tục hôn phối áp dụng cho toàn Giáo hội tại Việt Nam
Quy định về thủ tục hôn phối áp dụng cho toàn Giáo hội tại Việt Nam
Tại kỳ họp lần 1/2024, HĐGMVN đã thảo luận và thống nhất quy định về thủ tục hôn phối dành cho các cặp đôi tại các giáo phận trên toàn quốc.
Kinh Phục vụ
Kinh Phục vụ
Vừa qua, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cuộc hành hương ở Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu.
Nhiều vấn đề được thảo luận tại kỳ họp lần thứ I/2024 của HÐGM Việt Nam
Nhiều vấn đề được thảo luận tại kỳ họp lần thứ I/2024 của HÐGM Việt Nam
Trong các ngày 14-18.4.2024, tại Trung tâm Mục vụ giáo phận Vĩnh Long đã diễn ra kỳ họp thường niên HÐGMVN lần 1/2024.
Mát lòng giữa ngày khô hạn
Mát lòng giữa ngày khô hạn
Những xe bồn chở nước ngọt, dù về đến sân nhà thờ khi trời đã tối sầm hay giữa trưa nắng oi ả, vẫn luôn có bóng dáng cha chánh xứ Giacôbê Nguyễn Minh Phụng tất bật “nhận hàng”.
Góp phần xây Nhà Tĩnh Dưỡng Chí Hòa
Góp phần xây Nhà Tĩnh Dưỡng Chí Hòa
Ngày thứ Bảy 20.4.2024 này, theo chương trình của Tổng Giáo phận, vào lúc 8 giờ 30 tại nhà thờ Chí Hòa, phường 7, quận Tân Bình sẽ có thánh lễ tạ ơn cầu bình an cho việc xây dựng Nhà Tĩnh Dưỡng các linh mục, cùng với nghi thức...
Cùng đi với Chúa và với nhau
Cùng đi với Chúa và với nhau
(Bài giảng trong thánh lễ ngày 13.4.2024 tại nhà thờ Chánh tòa TGP TPHCM, do Ðức Tổng Giám mục Richard Gallagher, Bộ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh Vatican chủ sự)
127 giờ  của Ðức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher tại Việt Nam
127 giờ của Ðức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher tại Việt Nam
Sự kiện Ðức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher thăm Việt Nam vào trung tuần tháng 4.2024 thu hút sự quan tâm của nhiều thành phần xã hội và giáo hội.
Hội đồng Giám mục Việt Nam khai mạc kỳ họp thường niên lần 1/2024
Hội đồng Giám mục Việt Nam khai mạc kỳ họp thường niên lần 1/2024
Sau khi gặp gỡ Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher, Ngoại Trưởng Tòa Thánh tại văn phòng HĐGMVN, chiều ngày 14.4.2024, Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn cùng với 29 Đức cha của 27 giáo phận đã quy tụ về Trung tâm Mục vụ giáo phận Vĩnh Long...