“Ông cha” ở chiến khu D

Những việc làm “nhỏ” hay những công trình “to” ít nhiều đã khắc họa được chân dung của một vị mục tử cần mẫn ở một vùng kinh tế mới nằm sâu hút trong chiến khu D ngày xưa. Cái sự không ngại khổ, chẳng sợ khó của vị linh mục này những năm qua đã đem lại nhiều niềm vui cho một miền quê…

Cha Bartolomeo Maria Nguyễn Viết Hoàng

PHÚ LÝ CÓ NGÔI NHÀ THỜ MỚI…

Đường đến giáo xứ Phú Lý (hạt Phú Thịnh, GP Xuân Lộc) dễ in sâu trong tâm trí lữ khách bởi con đường độc đạo dẫn về đây băng qua những vạt rừng bạt ngàn cây xanh, heo hút bóng người. Những cánh rừng dài ngút tầm mắt nên giữa trưa vẫn thấy lành lạnh bởi hơi rừng phả ra. Nếu tính điểm bắt đầu từ ngã ba Trị An tới giáo xứ cũng ngót nghét 60km. Nằm trong vùng dân cư lọt thỏm giữa rừng xanh, Phú Lý cũng là tên xã, thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Vùng đất này trước kia chỉ có đồng bào Châu-ro cư ngụ, sau là vùng kinh tế mới thu hút dân tứ xứ đổ về sinh sống bằng nghề chài cá, trồng trọt, mót củi, làm than quanh hồ Trị An.

Lịch sử của giáo xứ Phú Lý cũng còn khá mới mẻ với hơn 35 năm xây dựng, phát triển từ một giáo họ hình thành khoảng năm 1978. Theo người dân trong vùng, vài năm trước, ngôi thánh đường xứ chỉ thấp lè tè, đơn giản với mái tôn cũ, tường gạch xây chèn cột, chật hẹp với những hàng ghế xỉn màu, liêu xiêu; mỗi giờ lễ, người đứng trong kín chỗ, bên ngoài kê ghế nhựa còn nhiều hơn gấp rưỡi. Thi thoảng, voi rừng tạt ngang kiếm ăn, cả xứ lại nơm nớp lo nhà thờ bị ủi sập Tuy nhiên, đó là cảnh cũ, chuyện cũ. Hiện nay, nhà thờ Phú Lý đã có ngôi thánh đường khang trang, cao ráo, khuôn viên xanh đẹp cùng nhiều công trình phụ phục vụ tốt hơn cho những giờ kinh nguyện hay nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa cho bà con giáo dân trong vùng. Những ngày lễ lớn như Giáng sinh hay các khóa giáo lý sinh hoạt hè cũng trở nên sôi động, thu hút hơn so với thời điểm giáo xứ chỉ là một khoảng đất trống trơ trụi cây lá Thành quả này có phần không nhỏ công sức của cha sở Bartolomeo Maria Nguyễn Viết Hoàng với nhiều năm ngược xuôi, tâm huyết gầy dựng cơ sở vật chất vững chãi và đào tạo con người nơi xứ vùng sâu này.

Một chuyến thăm các gia đình khó khăn của cha Hoàng

Cha Hoàng còn gầy dựng ba giáo điểm trong vùng. Phú Lý hiện có hơn 4000 giáo dân nhưng hầu hết bà con lại sống rải rác trên một địa bàn rộng lớn, trong những vùng sâu, đi lại khó khăn. Đời sống kinh tế còn khó khăn nên không phải gia đình nào cũng đủ phương tiện chở nhau vượt quãng đường rừng vài ba chục cây số đi lễ hay sinh hoạt nhà thờ thường xuyên. Vì thế, dù khá vất vả, nhưng hằng tuần, cha Hoàng cùng cha phó vẫn đều đặn chạy xe xuyên qua những con đường đất đỏ, vượt rừng hay men theo lòng hồ Trị An đến dâng lễ, chia sẻ lời Chúa cùng bà con giáo dân sống xa giáo xứ. Nói đến những chuyến đi về như con thoi giữa đường rừng vắng vẻ, cha kể: “Mùa mưa đường xá lầy lội, trơn trượt rất khó di chuyển, mùa nắng bụi bay mịt mù không rõ đường đi. Xe hư phải tự sửa. Té ngã tự băng bó… Có thời điểm vừa đi vừa run vì đường quá vắng lại nghe tin có người bị cướp chặn đường nhưng vì để hạt mầm đức tin được phát triển thì phải cố gắng vì ngại khó sẽ không làm được chuyện gì cả ở đất này...”. Còn theo chia sẻ của nhiều giáo dân, từ ngày có giáo điểm, nhà nguyện mới và thấy “ông cha” cực công chăm lo, đời sống đạo của bà con trong vùng đã có thêm nhiều nét tươi mới hơn.

… VÀ NHỮNG NÉT KHỞI SẮC CHỐN RỪNG SÂU

Sống rải rác khắp vùng, người ở dưới lòng hồ, người trên nhà bè và thậm chí ngoài các đảo nhỏ trên lòng hồ Trị An, lại thêm nghề nghiệp bấp bênh, nặng gánh mưu sinh nên số gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong địa bàn giáo xứ phụ trách rất nhiều. Điều này vừa là gánh nặng cũng như một sự thôi thúc khiến các cha ở Phú Lý nảy ra nhiều chương trình nhằm nâng đỡ cuộc sống cho các gia đình nghèo. Từ những gia đình đơn độc sống cách xa cộng đồng, đến những gia đình neo người, con em bị bệnh tật, cha Hoàng và các cộng sự đều tìm tới để động viên, thăm hỏi và tặng các phần quà trợ giúp đều đặn như gạo, mắm, quần áo cũ Với gia cảnh khó khăn hơn như không có chỗ ở, cần tiền chạy chữa bệnh thì hết lòng lo toan trợ giúp.

Cha Hoàng và hệ thống lọc nước sạch cho bà con giáo dân

Xứ nghèo lại ở vùng sâu nên những ưu tiên cải thiện đời sống bà con không phải chỉ một hai việc mà là một danh sách dài với nhiều ưu tiên. Đầu tiên phải kể đến là nhà máy nước sạch. Nhận thấy phần lớn nguồn nước nơi đây đều bị nhiễm phèn và cạn nước vào mùa khô, lạikhông phải hộ nào cũng có điều kiện để khoan giếng, nhiều gia đình ở xa phải đi mua nước hoặc nhắm mắt sử dụng tạm nước hồ sau khi lắng phèn, hoặc hứng nước mưa, nhà máy nước được thiết lập nhanh chóng ngay sau khi được hỗ trợ từ một ân nhân. Tháng 3.2014 vừa qua, nhà máy nước sạch bắt đầu hoạt động cung cấp nước uống đảm bảo chất lượng với giá hỗ trợ 5.000đồng/bình 20lít cho dân trong xã. Theo chị Phan Thị Thu Thủy, người trông coi nhà máy nước, ngày cao nhất có gần 300 bình nước được cả người mua sỉ lẫn người mua lẻ mang đi. “Sở dĩ có chuyện cho người mua sỉ vì giáo xứ không thể phân phối tận nơi cho bà con ở những vùng quá xa xôi. Dĩ nhiên, để được mua sỉ, người mua phải cam kết không tăng giá nhiều, chủ yếu phụ thêm chi phí tiền xe, tiền công. Nhờ vậy nước sạch đến được với nhiều người mà không mất đi tính chất từ thiện”, chị Thủy giải thích. Cũng chính vì muốn đảm bảo nước sạch an toàn đến tay người dùng, cha Hoàng còn cẩn thận đầu tư thêm cho phần bao bì ở nắp bình và vòi, dán nhãn của giáo xứ. Trong mùa nắng nóng như thời điểm hiện nay, đối với vùng khan hiếm nguồn nước sinh hoạt sạch như Phú Lý, sự có mặt của nhà máy nước đã giúp bà con trong vùng rất nhiều.

Nhà máy nước xứ Phú Lý cung cấp nước sạch cho bà con nghèo với giá rẻ

Một dấu ấn khác của Phú Lý là khu nhà tình thương gồm 24 căn nhà cấp 4 của giáo xứ cũng đã được đưa vào sử dụng từ tháng 12.2014. Đây là những căn nhà tặng cho những gia đình khó khăn không phân biệt lương giáo. Sau nhiều lần đi thực tế, gần gũi với bà con có hoàn cảnh khó khăn, cha Hoàng bắt đầu lên kế hoạch mua đất, xây nhà, kéo điện nước và mời các gia đình nghèo, không đất không nhà về ở thành một khu xóm mới. Nhà nào như nhà nấy đều tăm tắp một kiểu. Dù tường chưa tô, mái lợp tôn, sàn nhà chỉ tráng xi măng, song với dân nghèo, cơ ngơi như thế là một ước mơ. Thế nên, khi nghe tiếng cha Hoàng từ xa, xóm nhỏ này đã ồn ào tiếng chào thưa. Vui vẻ trong căn nhà mới, chị Bùi Thị Nhiên, một cư dân xóm mới chia sẻ: “Bảy người trong nhà tôi bao năm qua sống cảnh nhờ đậu nhà người khác với công việc thuê mướn tạm bợ chả dám nghĩ sẽ có ngày lại có được ngôi nhà để ở. Như con chim có tổ, mình có được cái nhà mới thấy an tâm và ổn định hơn trong cuộc sống…”.

Hết chạy lo cho nhà máy nước đến tất bật xây nhà cho người nghèo, cha Hoàng cũng vừa đưa chương trình bán hòm trợ giá cho những gia đình khó khăn gặp tang chế. Mỗi một chiếc hòm hiện nay được giáo xứ bán với giá ba triệu đồng. Số tiền trợ giá đến từ Quỹ tài trợ của Ban loan báo Tin Mừng giáo hạt Phú Thịnh.

Công việc của vị mục tử thật bộn bề nhưng vẫn chưa dừng lại. Tôi được nghe thêm tâm sự của “ông cha” tự ví mình như “người rừng” sống ở bìa rừng: “Trên đường chiều qua thấy mấy đứa nhỏ è lưng đạp xe mà tội, muốn cho nó quá giang mà sợ vi phạm luật giao thông nên giờ về cứ áy náy… Ngày mai mình phải nghĩ cách gì mới được. Thôi thì cha có cực thì con mới được nhờ!”.

Minh Hải

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Biên bản Hội nghị thường niên lần 1/2024 của HĐGMVN
Biên bản Hội nghị thường niên lần 1/2024 của HĐGMVN
Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên kỳ I năm 2024 tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Vĩnh Long, từ ngày 14 đến 18 tháng 4 năm 2024. Tham gia Hội nghị có Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và 29 Giám mục...
Quy định về thủ tục hôn phối áp dụng cho toàn Giáo hội tại Việt Nam
Quy định về thủ tục hôn phối áp dụng cho toàn Giáo hội tại Việt Nam
Tại kỳ họp lần 1/2024, HĐGMVN đã thảo luận và thống nhất quy định về thủ tục hôn phối dành cho các cặp đôi tại các giáo phận trên toàn quốc.
Kinh Phục vụ
Kinh Phục vụ
Vừa qua, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cuộc hành hương ở Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu.
Biên bản Hội nghị thường niên lần 1/2024 của HĐGMVN
Biên bản Hội nghị thường niên lần 1/2024 của HĐGMVN
Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên kỳ I năm 2024 tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Vĩnh Long, từ ngày 14 đến 18 tháng 4 năm 2024. Tham gia Hội nghị có Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và 29 Giám mục...
Quy định về thủ tục hôn phối áp dụng cho toàn Giáo hội tại Việt Nam
Quy định về thủ tục hôn phối áp dụng cho toàn Giáo hội tại Việt Nam
Tại kỳ họp lần 1/2024, HĐGMVN đã thảo luận và thống nhất quy định về thủ tục hôn phối dành cho các cặp đôi tại các giáo phận trên toàn quốc.
Kinh Phục vụ
Kinh Phục vụ
Vừa qua, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cuộc hành hương ở Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu.
Nhiều vấn đề được thảo luận tại kỳ họp lần thứ I/2024 của HÐGM Việt Nam
Nhiều vấn đề được thảo luận tại kỳ họp lần thứ I/2024 của HÐGM Việt Nam
Trong các ngày 14-18.4.2024, tại Trung tâm Mục vụ giáo phận Vĩnh Long đã diễn ra kỳ họp thường niên HÐGMVN lần 1/2024.
Mát lòng giữa ngày khô hạn
Mát lòng giữa ngày khô hạn
Những xe bồn chở nước ngọt, dù về đến sân nhà thờ khi trời đã tối sầm hay giữa trưa nắng oi ả, vẫn luôn có bóng dáng cha chánh xứ Giacôbê Nguyễn Minh Phụng tất bật “nhận hàng”.
Góp phần xây Nhà Tĩnh Dưỡng Chí Hòa
Góp phần xây Nhà Tĩnh Dưỡng Chí Hòa
Ngày thứ Bảy 20.4.2024 này, theo chương trình của Tổng Giáo phận, vào lúc 8 giờ 30 tại nhà thờ Chí Hòa, phường 7, quận Tân Bình sẽ có thánh lễ tạ ơn cầu bình an cho việc xây dựng Nhà Tĩnh Dưỡng các linh mục, cùng với nghi thức...
Cùng đi với Chúa và với nhau
Cùng đi với Chúa và với nhau
(Bài giảng trong thánh lễ ngày 13.4.2024 tại nhà thờ Chánh tòa TGP TPHCM, do Ðức Tổng Giám mục Richard Gallagher, Bộ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh Vatican chủ sự)
127 giờ  của Ðức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher tại Việt Nam
127 giờ của Ðức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher tại Việt Nam
Sự kiện Ðức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher thăm Việt Nam vào trung tuần tháng 4.2024 thu hút sự quan tâm của nhiều thành phần xã hội và giáo hội.
Hội đồng Giám mục Việt Nam khai mạc kỳ họp thường niên lần 1/2024
Hội đồng Giám mục Việt Nam khai mạc kỳ họp thường niên lần 1/2024
Sau khi gặp gỡ Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher, Ngoại Trưởng Tòa Thánh tại văn phòng HĐGMVN, chiều ngày 14.4.2024, Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn cùng với 29 Đức cha của 27 giáo phận đã quy tụ về Trung tâm Mục vụ giáo phận Vĩnh Long...