Ông Thánh của họ đạo Lê Xá

Thánh Phaolô Vũ Văn Ðổng người làng Lê Xá (Hưng Yên), tử đạo ở tuổi lục tuần. 156 năm trôi qua, dòng dõi thánh Ðổng trải qua nhiều thế hệ và di chuyển chỗ ở nhiều nơi, đã khá đông đúc và hầu hết đang sinh sống ở đất phương Nam.

Khi liên lạc tìm những mối dây về con cháu thánh Đổng ở làng Lê Xá, xã Vũ Xá, tỉnh Hưng Yên không đưa chúng tôi tới chỉ dẫn nào thì may mắn bất ngờ xảy ra: một thông tin cho biết dòng dõi ông phần lớn hiện cư ngụ tại xã Lạc An - Tân Uyên - Bình Dương.

THEO DẤU LÀNG XƯA

Vùng đất Lạc An vốn là nơi tập trung khá nhiều các họ đạo di cư vào từ miền Bắc. Thế nên, chạy dọc theo con đường liên xã, dễ dàng nhìn thấy nhiều ngôi thánh đường hay nóc tháp chuông. Tìm kiếm trong gần chục giáo xứ ở đây, cuối cùng chúng tôi cũng đến được Mỹ Vân, một giáo xứ có phần lớn giáo dân gốc làng Lê Xá của ông thánh Đổng xưa kia.

Nằm cách nhà xứ chỉ khoảng hơn trăm mét là cổng chào bằng bê tông với chữ Lê Xá viết to. Vào làng, rất vui mừng khi nhìn thấy một đền thờ nhỏ nằm xinh xẻo giữa xóm làng với vài hàng ghế đá cho bất kỳ ai muốn đến dâng lời kinh nguyện, tươm tất và sạch sẽ. Bức tượng thánh Đổng nằm ngay trung tâm với hàng chữ khắc tên thánh cùng hàng số thể hiện năm sinh, năm mất 1802-1862. Không nghi ngờ gì nữa, đây chính là bằng chứng sống động thể hiện mối liên hệ của người dân làng này với thánh Đổng. Giữa trưa nắng gắt, đang nằm nghỉ trưa thoáng thấy bóng khách lạ tần ngần bên đài, người đàn ông trung niên nhà sát vách cất lời hỏi han. Khi biết mục đích của người mới tới, ông cười, giới thiệu chắc nịch: “Đền thánh Đổng được xây dựng năm 2004. Cả làng, cả họ, trong đó có cả con cháu cụ thánh cùng góp công, góp của mà thành”. Ông nói tên mình là Nguyễn Văn Hương, rồi nhiệt tình dắt chúng tôi đến “già làng” để hỏi thăm “cho rõ ngọn ngành”. Cụ ông Giuse Nguyễn Văn Tần, ngoài 80 tuổi, một bậc trưởng thượng trong xóm đạo Lê Xá sau vài câu hỏi thăm đã nhanh nhẹn quay vào nhà lục ngay cuốn gia phả làng, minh mẫn lật dở tìm đến trang có ghi về con cháu ông thánh. Buổi chuyện trò thân thiện đan xen biết bao thông tin xưa nay của vị bô lão mang lại thật nhiều cảm xúc. Ký ức về làng xưa thời cha ông cùng niềm tự hào khi Lê Xá có một chứng nhân đức tin được vinh danh như thánh Đổng lộ rõ trên nét mặt tươi cười của người đàn ông mực thước. Theo lời kể của cụ Tần, của ông Hương thì hằng năm, vào ngày 3.6 (ngày thánh nhân tử vì đạo), con dân Lê Xá khắp nơi hội về tham dự lễ mừng kính thánh Đổng. Hậu duệ của ngài cũng luôn có mặt như là những khách mời vinh dự. “Hồi 3.6 năm 2012, dịp kỷ niệm 150 năm sinh nhật Nước Trời của thánh Đổng, làng tổ chức lễ to lắm. Ngày vui nên người người khắp nơi về tề tựu vui không kể”, cụ Tần khoe.

Ông cụ còn lục tìm quyển sổ có ghi số điện thoại và địa chỉ người cháu thế hệ thứ 5 của thánh Đổng. Đây được coi là người có trực hệ gần nhất với ông thánh và nắm nhiều thông tin nhất về ngài. Dòng ghi chú của cụ Tần đã đưa chúng tôi đến với một bậc trưởng lão khác có tên là Tôma Vũ Trọng Tế, cũng ở độ tuổi ngoại bát tuần, tại vùng Hố Nai (Đồng Nai).

HẬU DUỆ THÁNH ÐỔNG

Nhà của cụ Tôma Vũ Trọng Tế ở cách giáo xứ Thánh Tâm (Hố Nai) không xa, cụ sống cùng gia đình người con trai út. Biết khách muốn tìm hiểu về thánh Đổng, cụ khoe liền: “Chúng tôi may mắn mang dòng máu của ngài nên dù thời gian có phủ bụi thế nào vẫn nhắc nhớ nhau về gương sống của ông thánh”. Theo lời cụ Tế, hiện nay con cháu thánh Đổng còn lại khá đông nên hàng năm, ngoài việc về Lạc An tham dự lễ ngày 3.6, dòng tộc của cụ còn tổ chức riêng một buổi họp mặt. “Chỉ riêng vùng Hố Nai này tiệc đã hơn mười mâm, toàn con cháu; ở Bảo Lộc, khúc gần xứ Tân Bùi cũng còn khoảng 30 người. Đó là chưa tính khu vực Tân Mai, Lạc An ấy chứ. Tính ra cũng suýt soát phải trăm rưỡi nhân danh!”, cụ Tế nhẩm tính. Dù đông nhưng hằng năm vẫn tụ hội về đông đủ, theo cụ Tế, bởi hanh em trong họ vẫn giữ mối dây liên hệ. Mối thân tình của con cháu dù đời thứ mấy, nhánh nào, vẫn được thắt chặt qua những sinh hoạt chung của dòng họ.

Tính riêng nhánh từ bố của cụ Tế thì hai anh em nhà cụ cộng lại đã có hơn 30 người con cháu. Như cụ Tế có tất cả tám người con (4 trai, 4 gái) và gần hai mươi cháu nội ngoại, hầu hết sống ở Đồng Nai. Anh trai của cụ Tế là cụ Vũ Văn Liệu hiện sống Bảo Lộc có ba người con và các cháu. Trên gia phả họ Vũ còn ghi nhận gần chục người cháu ngang vai vế với cụ Tế (con của hai người chú của cụ Tế và cụ Liệu), trong đó có một nữ tu dòng Đaminh... Cụ Tế cho biết, thật ra vẫn còn một người cháu gái thuộc thế hệ thứ 4 hiện đang ở giáo xứ Tân Chí Linh (Sài Gòn) nhưng nay tuổi đã cao nên không còn nhớ được nhiều. Tóm lại : con cháu thánh Đổng ngày nay sống hầu hết ở Đồng Nai, Lâm Đồng và ở Sài Gòn và một số nhỏ rải rác lập nghiệp ở các nơi khác, nhưng gần như chỉ trong Nam.

Câu chuyện về hài cốt, thánh tích của thánh Đổng cũng luôn gợi lên sự nuối tiếc trong lòng con cháu ngài. Bởi theo những ghi chép lẫn truyền miệng trong gia tộc thì ngày thánh Đổng bị xử trảm, thân tộc chỉ được mang thủ cấp ngài về quê nhà, phần thân thể phải an táng tại pháp trường ở Nam Định. Đầu vị thánh sau đó chôn ở cánh đồng của dòng tộc nhưng sau năm 1954, khi cả làng Lê Xá di cư vào Nam thì những đổi thay khiến hiện không ai còn dám chắc chắn thánh tích của thánh nhân ở đâu. Đã có nhiều con cháu cố bỏ công bỏ của tìm kiếm suốt thời gian dài nhưng cũng đành ngậm ngùi bất lực. “Đồng bãi giờ đã san sát xây dựng. Con đường lát gạch làm dấu cũng đã không còn. Nhà cửa ken lối chẳng ai còn nhận ra...”, cụ Tế kể trong sự tiếc nuối, bùi ngùi. Có một chút an ủi là sau khi đã an cư trong Nam, một người cháu đời thứ 4 của vị thánh có dựng một ngôi nhà từ đường nhỏ dành cho việc thờ tự. Nhà thờ họ này hiện ở gần giáo xứ Lộ Đức (Hố Nai), do ba người cháu gái không lập gia đình của ngài coi sóc. Trong căn nhà thờ họ này có một bức tượng thánh Đổng được làm vào năm 1951, khi ngài được phong Chân phước, có phần đầu, tay, chân làm bằng ngà và được chuyển từ quê hương vào Nam năm 1985.

Để nhắc nhở con cháu mình không quên tinh thần sống đạo của tiền nhân, những người lớn tuổi trong gia tộc họ Vũ vẫn thường hay kể lại cho con cháu nghe những giai thoại về thánh nhân. Một trong số đó là câu chuyện khi phải chịu cảnh lao tù, ngày ngày mang gông nặng nề, đêm đêm đôi chân chịu cùm xích. Bị giam đói đến kiệt sức, không chịu nổi cơn đói khát, ông thánh khi đó phải nhai miếng vải áo để quên cơn đói dày vò. Trong lời kể truyền miệng của dòng họ Vũ thì quãng thời gian thánh Đổng phải nhịn đói có con số cụ thể hơn đó là 13 ngày. Thế nhưng khi được phép cho ăn cháo loãng sau khi bị bỏ đói, thánh Đổng đã nhường phần cháo này cho người bạn tù suy kiệt hơn mình. Từ hình ảnh này, con cháu vị thánh luôn nhắc nhau biết sống yêu thương và san sẻ với mọi người xung quanh. Ngoài ra, còn có lời kể rằng sau khi bị quan lệnh khắc lên mặt ông hai chữ “tả đạo”, chính ông thánh đã tìm cách xóa đi và nhờ một người bạn tù khắc lên má hai chữ “chính đạo” và nhận lấy cái chết sau đó. Trải qua một thế kỷ rưỡi niềm tự hào con cháu thánh nhân họ Vũ làng Lê Xá đâu chỉ dừng lại trên cái tên hiển hiện ở cây gia phả, ngày nay qua những ngày sum họp, qua cuộc sống hằng ngày tinh thần tốt đẹp từ cội nguồn vẫn là điều được lưu nhớ dù đi đâu ở đâu.

Minh Hải

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đại hội giới trẻ hạt Trà Lồng - Cần Thơ
Đại hội giới trẻ hạt Trà Lồng - Cần Thơ
Với chủ đề “Nên thánh giữa đời”, khoảng 400 bạn trẻ đến từ 14 họ đạo trong giáo hạt Trà Lồng, giáo phận Cần Thơ đã tham dự Đại hội Giới trẻ Mùa Chay 2024 tại họ đạo Đường Láng ngày 24.3.2024
Ban Caritas giáo xứ Hà Đông thăm  trại phong Ba Sao
Ban Caritas giáo xứ Hà Đông thăm trại phong Ba Sao
Ngày 23.3.2024, Ban Caritas giáo xứ Hà Đông, TGP Hà Nội, đã thăm và chia sẻ bữa cơm trưa với bệnh nhân tại trại phong Ba Sao - Hà Nam.
 Nhóm thiện nguyện và giáo xứ Sơn La tặng 2 máy lọc nước
 Nhóm thiện nguyện và giáo xứ Sơn La tặng 2 máy lọc nước
Nhóm thiện nguyện Gia Kiệm đã phối hợp với giáo xứ Sơn La, giáo phận Hưng Hóa lắp đặt 2 máy lọc nước ở trụ sở UBND xã Long Hẹ và trường Tiểu học Co Mạ 1
Đại hội giới trẻ hạt Trà Lồng - Cần Thơ
Đại hội giới trẻ hạt Trà Lồng - Cần Thơ
Với chủ đề “Nên thánh giữa đời”, khoảng 400 bạn trẻ đến từ 14 họ đạo trong giáo hạt Trà Lồng, giáo phận Cần Thơ đã tham dự Đại hội Giới trẻ Mùa Chay 2024 tại họ đạo Đường Láng ngày 24.3.2024
Ban Caritas giáo xứ Hà Đông thăm  trại phong Ba Sao
Ban Caritas giáo xứ Hà Đông thăm trại phong Ba Sao
Ngày 23.3.2024, Ban Caritas giáo xứ Hà Đông, TGP Hà Nội, đã thăm và chia sẻ bữa cơm trưa với bệnh nhân tại trại phong Ba Sao - Hà Nam.
 Nhóm thiện nguyện và giáo xứ Sơn La tặng 2 máy lọc nước
 Nhóm thiện nguyện và giáo xứ Sơn La tặng 2 máy lọc nước
Nhóm thiện nguyện Gia Kiệm đã phối hợp với giáo xứ Sơn La, giáo phận Hưng Hóa lắp đặt 2 máy lọc nước ở trụ sở UBND xã Long Hẹ và trường Tiểu học Co Mạ 1
Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc mừng lễ bổn mạng
Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc mừng lễ bổn mạng
Mừng bổn mạng Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc, Đức Giám mục giáo phận Gioan Đỗ Văn Ngân đã cử hành thánh lễ kính thánh Giuse vào ngày 19.3.2024.
Nhớ cha Giuse Đặng Chí San
Nhớ cha Giuse Đặng Chí San
Ngày lễ kính Thánh Giuse, cha Quang, nguyên Bề trên dòng Thừa Sai Đức Tin, cũng là cháu cha Giuse Đặng Chí San, báo tin cho mình: “Cha San đang yếu dần”. Rồi tối ngày 23.3.2024, cha lại nhắn: “Cha cố Giuse đã về Nước Chúa lúc 17 giờ 30....
Giáo dân La Dày cùng xem phim cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu
Giáo dân La Dày cùng xem phim cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu
Món quà tinh thần của vị linh mục chánh xứ trong Tuần Thánh 2024 là buổi chiếu phim để bà con hiểu hơn về Cuộc Thương Khó…
Giới trẻ trong tương quan với xã hội,  giáo hội
Giới trẻ trong tương quan với xã hội, giáo hội
Nhiều giáo phận đã tổ chức đại hội cho giới trẻ trong Mùa Chay 2024, qua đó mời họ tham gia các hoạt động của Giáo hội đồng thời khuyến khích đừng trở thành nô lệ của những đam mê không cần thiết, biết phân định và có trách nhiệm...
Lễ kính hai thánh Stêphanô Cuénot Thể và Gagelin Kính
Lễ kính hai thánh Stêphanô Cuénot Thể và Gagelin Kính
Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Giám mục giáo phận Qui Nhơn đã chủ tế thánh lễ đồng tế kính hai thánh Stêphanô Cuénot Thể và Gagelin Kính tại nhà thờ Chánh tòa Qui Nhơn ngày 14.3.2024
Khoảng 1.000 tín hữu đi Đàng Thánh giá
Khoảng 1.000 tín hữu đi Đàng Thánh giá
Khoảng 1.000 tín hữu giáo phận Xuân Lộc cùng khách hành hương đã tham dự 14 chặng đàng thánh giá tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Núi Cúi.