175 năm Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm

Hội Dòng Mến Thánh Giá (MTG) Thủ Thiêm là Hội dòng MTG đầu tiên của giáo phận Sài Gòn và là Hội dòng MTG thứ hai của giáo tỉnh miền Nam (sau MTG Cái Nhum thành lập năm 1800). Trong suốt chiều dài 175 năm hình thành và phát triển, các nữ tu MTGTT đã đối mặt với vô vàn thử thách và thăng trầm nhưng các chị vẫn sống khó nghèo, hiền lành, khiêm tốn với tinh thần hăng say truyền giáo…

Từ những cuộc chạy loạn…

Góc me chứng tích 175 năm thành lập Hội dòng

Theo các tài liệu xưa, thời vua Minh Mạng, đạo Công giáo bị bách hại dữ dội, nhất là trong cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi vào năm 1833. Các nhà thờ, tu viện bị tàn phá tan hoang, linh mục, tu sĩ, giáo dân ly tán khắp nơi, trong số đó có không ít các nữ tu Mến Thánh Giá. Tại miệt Bến Thành, một số chị gặp nhau ở Thủ Thiêm và dừng chân ở đây. Đến năm 1840, nhà dòng MTTG Thủ Thiêm chính thức được thành lập do cha Giuse Niên là bề trên tiên khởi và bà Maria Phước là bà Nhất đầu tiên. Nhà ở ban đầu của các chị chỉ là chòi lá dựng gần gốc me (cây me hiện vẫn xanh tươi trong khuôn viên nhà dòng), nhờ sự cần cù và chuyên chăm lao động, khai hoang vỡ đất... nên nhà cửa ngày một rộng thêm. Về đời sống thiêng liêng, các chị chỉ suy ngẫm nửa giờ mỗi ngày nhưng đọc kinh rất nhiều. Một tờ báo Pháp vào năm 1845 đã mô tả các nữ tu MTG như sau: “Các nữ tu MTG không hề giữ nội vi, ngay cả vào thời bình. Những lời khấn mà họ tuyên thệ để dâng mình cho Thiên Chúa và dấn thân từ nay sống tiết dục, là những lời khấn đơn. Các phụ nữ đạo đức này đã phải lo việc giáo dục các trẻ nữ; và ngày nay nữa, họ bận tâm lo nâng đỡ kẻ bệnh hoạn và việc trở lại cho các phụ nữ bê bối. Họ sinh sống bằng công việc tay chân của mình, chỉ dùng hai bữa ăn thanh đạm mỗi ngày. Họ ăn chay các ngày thứ 6 và thứ 7 mỗi tuần. Hằng ngày, họ dâng lên Thiên Chúa những lời kinh dài và sốt sắng”.

Thủ Thiêm ngày ấy là một khu rừng hoang vắng, ven sông rải rác vài ba mái nhà lụp xụp và một vài ngôi chùa, miễu của người Miên và người Thổ. Khúc sông này là bến uống nước của voi và trâu rừng. Lo ngại thú rừng, các chị tạm rời gốc me theo kinh Lắp đến tá túc tại kênh chợ Vãi. Mãi đến năm 1863, sau thời gian tạm trú tại Bến Thành, các chị trở về Thủ Thiêm và bắt đầu lại từ đầu. Nhờ sự hỗ trợ của các chủng sinh tại Xóm Chiếu, các chị cất được một nhà nguyện mái tranh vách ván và một dãy nhà được ngăn ra nhiều gian để ở.

Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc cắt băng khánh thành nhà truyền thống của Hội dòng

Nhờ có nhà thờ Thủ Thiêm được thành lập cạnh đó vào năm 1859 nên các chị được đi lễ thường xuyên thay vì mỗi tuần một lần như trước đây. Ngoài giờ kinh nguyện, những nữ tu MTG Thủ Thiêm còn giúp các cha dạy giáo lý, dạy các thiếu nữ việc tề gia nội trợ, nhất là yêu mến đức trong sạch. Cha Nguyễn Khắc Thành, chánh xứ Thủ Thiêm tiên khởi, bề trên thứ hai của dòng MTG Thủ Thiêm đã giúp các chị phương tiện sinh sống như nuôi tằm, kéo sợi, dệt vải, dệt chiếu, làm ruộng, vườn... Với hai ba con trâu, dần dần các chị đã biến nơi sình lầy thành những sóng đất cao bao quanh những vườn dâu, vườn rau và ruộng lúa... Cuộc sống âm thầm phục vụ của các chị đã để lại trong lòng người dân sống quanh vùng một niềm cảm mến và kính phục nên nhiều thiếu nữ đến xin gia nhập. Trong giai đoạn này, nhà dòng có hơn 20 nữ tu, chưa kể dự tu.

Những năm sau đó, các chị tiếp tục nỗ lực huấn luyện, đào tạo không ngừng để đáp ứng sứ vụ. Cơ sở vật chất cũng được tu sửa và xây mới để đáp ứng nhu cầu thực tế, số nữ tu và dự tu cũng không ngừng tăng lên.


… đến một cộng đoàn vững mạnh

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, các nữ tu dòng MTG Thủ Thiêm vẫn sống khó nghèo về tinh thần cũng như vật chất nhưng hăng say nhiệt tình trong việc truyền giáo. Ngoài công việc mục vụ tại các giáo xứ, các chị còn mở nhiều phòng khám (điều trị kết hợp Đông y và Tây y), châm cứu, bấm huyệt và phát thuốc chữa bệnh, ưu tiên phục vụ người nghèo miễn phí. Tại Hội dòng và một số cộng đoàn có các lớp tình thương cho trẻ em nghèo thất học, không đủ điều kiện để vào trường nhà nước. Các em được giáo dục nhân bản, được trợ cấp sách vở, dụng cụ học tập, học văn hóa và được bồi dưỡng nhẹ trong các buổi học. Hằng năm, sau khi các em học một năm tại lớp tình thương của Hội dòng, nếu còn trong độ tuổi lớp 1 sẽ được chuyển ra các trường phổ thông. Còn các em học hết lớp 4 đều được chuyển ra trường ngoài học lên cao. Hội dòng cũng liên hệ làm giấy khai sinh cho nhiều em trễ hạn, để các em có hồ sơ hoàn chỉnh vào trường chính quy.

Thánh lễ kỷ niệm 175 năm thành lập Hội dòng

Để tiếp bước đến trường, những em này còn được cấp học bổng theo ba dạng như nhận tiền từ đầu năm, mỗi năm 200.000-300.000 đồng; số khác nhận học bổng mỗi tháng 200.000-250.000 đồng; phần còn lại nhận học bổng phát sinh, mỗi tháng 50.000 đồng. Tuy số tiền không lớn nhưng gia đình các em có thể đóng tiền, duy trì việc học cho trẻ. Một số các em chuyển ra trường phổ thông cũng phải đóng hàng tháng 50.000 đồng. Hội dòng còn liên hệ với các hội từ thiện và cha mẹ đỡ đầu giúp học bổng cho một số học sinh nghèo có đủ điều kiện để theo học chính quy từ lớp 1 cho đến khi hoàn tất chương trình phổ thông. Những em có khả năng vào đại học, vẫn được tiếp tục nhận học bổng cho đến khi ra trường.

Bên cạnh đó, các chị còn mở lớp huấn nghệ miễn phí dạy tại Hội dòng với các nghề thêu, may, vi tính, đàn, Anh văn, vẽ và giới thiệu học nghề miễn phí ở nơi khác (sửa xe, điện lạnh, điện tử...). Riêng nghề thêu, sau khi mãn khoá học, tổ thêu của Hội dòng giúp các em có việc làm ổn định. Nhiều em có thể nhận hàng thêu cao cấp.

Có thể nói, sau Tổng Tu nghị năm 1991, các sinh hoạt học tập và phục vụ của Dòng MTG Thủ Thiêm có phần phong phú hơn, đặc biệt quan tâm đến công tác xã hội, giúp đỡ người nghèo một cách thiết thực, tạo điều kiện để các chị dễ dàng dấn thân cho sứ vụ. Cụ thể quán cơm tình thương được sự giúp đỡ của Hội Huynh đệ Việt Nam – Canada đã ra đời ngày 01.4.1992, do các nữ tu phụ trách phục vụ cơm trưa miễn phí cho người nghèo; bán với giá đặc biệt (chỉ bằng một nửa so với bên ngoài) cho các công nhân viên, học sinh, người lao động nghèo... Hằng ngày, chị em phục vụ cơm trưa cho khoảng 30-40 người với giá mỗi phần ăn từ 1.500 - 3.000đồng. Quán cơm duy trì cho đến cuối năm 2006 thì ngưng hoạt động, vì người dân phải di tản đến nơi khác, vùng Thủ Thiêm đang trong chính sách giải tỏa. Hằng tháng, khoảng 70 gia đình già yếu, neo đơn, tàn tật, mồ côi vẫn đến Hội dòng nhận hỗ trợ tiền tương đương 10 kg gạo.

nha nguyen hoi dong MTG Thu Thiem
Nhà nguyện hội dòng xây dựng năm 1956

Các nữ tu MTGTT còn lập nhà trọ di dân Lâm Bích tại Búng – Bình Dương, tạo điều kiện cho các thiếu nữ nghèo từ các nơi xa (Bình Phước, Tây Ninh, Sóc Trăng, Bình Định, Nghệ An, Vinh, Bắc Cạn,...) có nơi trọ an toàn. Hằng tuần, Hội dòng cho chị em đến giúp các thiếu nữ nâng cao kiến thức về nhân bản, chăm sóc sức khoẻ và những vấn đề xã hội; dạy nghề, cụ thể là mở lớp huấn nghệ thêu may. Ngoài ra, các chị còn phục vụ anh em dân tộc thiểu số tại Pleiku và Di Linh.

Hội dòng còn có các nữ tu làm áo lễ, bánh lễ và trầm hương cung cấp cho nhiều vùng miền. Đặc biệt, tổ chăn nuôi với khoảng 30 con bò sữa hiện cung cấp sữa sạch cho các nhà hưu và một số trường mầm non. Đây cũng là nguồn thu chính của các nữ tu MTG Thủ Thiêm. Không dừng lại ở đó, các chị còn dấn thân phục vụ trong nhiều lãnh vực ngoài xã hội như báo Công giáo và Dân tộc, tạp chí Hiệp Thông, các bệnh viện Chợ Rẫy, Nguyễn Tri Phương, Trung tâm Trọng Điểm, Vă... Một số chị phục vụ trong ngành giáo dục.

Cho đến nay, với nhà mẹ khang trang tọa lạc tại số 76 khu phố 1, phường Thủ Thiêm – TPHCM và 68 cộng đoàn trong và ngoài nước (9 giáo phận Việt Nam và 4 giáo phận hải ngoại), Hội dòng hiện có 485 nữ tu, 34 tập sinh, 54 tiền tập, 62 thanh tuyển và hơn 600 hội viên MTG Thủ Thiêm tại thế.

Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc trong Thư chúc mừng Hội dòng kỷ niệm 175 năm thành lập đã nhận định: “Tôi được biết, từ khi thành lập đến nay, Hội dòng của chị em đã hiện diện trên gần 200 giáo xứ, giáo họ, điểm truyền giáo tại các giáo phận trong nước và ngoài nước. Chị em, thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, đã chọn lựa đứng về phía người nghèo, đi với người nghèo, dấn thân phục vụ mọi người, kể cả anh chị em Công giáo cũng như ngoài Công giáo với tất cả tình yêu mến. Nhân dịp này, tôi cũng xin cám ơn chị em, vì chị em đã sẵn sàng làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa bằng những công việc phục vụ và bằng chính đời sống hiến dâng của mình”.

Đinh Mưa

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

cảm ơn bài viết đã đem đến những thông tin thú vị
Đây là vốn quý của giáo hội và mang đậm lịch sử của đất Gia Định xưa. Một trong những di tích cần được bảo tồn.
Đây là vốn quý của giáo hội và mang đậm lịch sử của đất Gia Định xưa. Một trong những di tích cần được bảo tồn.
cảm ơn bài viết đã đem đến những thông tin thú vị

có thể bạn quan tâm

Đi tìm gương mặt Giêsu trong bão lũ
Đi tìm gương mặt Giêsu trong bão lũ
Hàng loạt giáo phận trong Nam, ngoài Bắc ra thông báo kêu gọi giáo dân cầu nguyện, rộng tay góp tiền giỏ trong các ngày lễ làm thành quỹ riêng cho hoạt động cứu trợ.
Cùng nhau làm măng, giúp nhau thoát nghèo
Cùng nhau làm măng, giúp nhau thoát nghèo
Ở  xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, một nhóm chị em phụ nữ đồng bào K’Ho đã cùng nhau tạo nên một câu chuyện khởi nghiệp đầy ý nghĩa với sản phẩm măng khô mang tên “Bang Vre”.
Độc đáo miền Gia Kiệm
Độc đáo miền Gia Kiệm
Còn nhớ mấy năm trước, khi thực hiện bài về những xóm đạo ở Hố Nai (TP. Biên Hòa - Ðồng Nai), tôi không khỏi ngạc nhiên về một vùng có rất nhiều nhà thờ, với chỉ trong 4 cây số chiều dài, đếm có đến 17 xứ đạo.
Đi tìm gương mặt Giêsu trong bão lũ
Đi tìm gương mặt Giêsu trong bão lũ
Hàng loạt giáo phận trong Nam, ngoài Bắc ra thông báo kêu gọi giáo dân cầu nguyện, rộng tay góp tiền giỏ trong các ngày lễ làm thành quỹ riêng cho hoạt động cứu trợ.
Cùng nhau làm măng, giúp nhau thoát nghèo
Cùng nhau làm măng, giúp nhau thoát nghèo
Ở  xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, một nhóm chị em phụ nữ đồng bào K’Ho đã cùng nhau tạo nên một câu chuyện khởi nghiệp đầy ý nghĩa với sản phẩm măng khô mang tên “Bang Vre”.
Độc đáo miền Gia Kiệm
Độc đáo miền Gia Kiệm
Còn nhớ mấy năm trước, khi thực hiện bài về những xóm đạo ở Hố Nai (TP. Biên Hòa - Ðồng Nai), tôi không khỏi ngạc nhiên về một vùng có rất nhiều nhà thờ, với chỉ trong 4 cây số chiều dài, đếm có đến 17 xứ đạo.
Những tia sáng từ màu than đen
Những tia sáng từ màu than đen
Trong nắng chiều gay gắt, chúng tôi tìm đến nhà chị Mang Thị Chuyển, người đồng bào Raglai tại địa phương, một hình ảnh khá vui bắt gặp là các thành viên trong gia đình cùng quây quần làm bột đánh răng tại nhà, một sản phẩm từ than hoạt...
Thương nhớ những năm tháng cận kề
Thương nhớ những năm tháng cận kề
Ðó là những nỗi nhớ niềm thương của những cựu chủng sinh, tu sinh từng có thời gian cận kề chăm sóc Ðức cố Giám mục G.B Bùi Tuần. Những kỷ niệm, ký ức về ngài dường như vẫn đong đầy.
40 năm hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết
40 năm hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết
Các nữ tu hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết thường nhận mình là “hậu sinh” khi so với phần lớn các hội dòng Mến Thánh Giá khác trên đất Việt, vì thời gian thành lập chính thức tính đến nay mới ở tuổi 40.
Chuyện của những người chỉnh âm thanh cho nhà thờ
Chuyện của những người chỉnh âm thanh cho nhà thờ
Khi chưa có những thiết bị hiện đại như loa hay dàn chỉnh âm thanh, việc giúp cho âm thanh lan rộng, vang xa, rõ ràng trong nhà thờ… phụ thuộc rất nhiều vào sự tính toán trong xây dựng của kiến trúc sư.
Tinh thần hiệp hành ở một xứ đạo đông di dân
Tinh thần hiệp hành ở một xứ đạo đông di dân
Cùng góp sức trong các việc chung của giáo xứ một cách đầy nhiệt huyết là điều dễ nhận ra nơi các giáo dân và những hội đoàn ở đây.
Ðến Trại Gáo viếng Thánh Antôn
Ðến Trại Gáo viếng Thánh Antôn
“Ông thánh Antôn hay làm phép lạ”, là câu nói quen thuộc với nhiều người. Ngay trong lời kinh Thánh Antôn cũng nhắc đến chi tiết đặc biệt này. Có lòng mến mộ, yêu quý, cậy trông dành cho ngài cách đặc biệt, nên một số xứ đã có đền,...