Có một ngôi trường như thế...

Trẻ con đến tuổi được đi học là chuyện quá đỗi bình thường. Nhưng có những đứa trẻ, sinh ra đã gánh tật nguyền, gia đình lại quá khó khăn nên chẳng thể nào đến trường như bao bạn cùng tuổi. Mười năm về trước ở Mỹ Tho, một ngôi trường đã được dựng nên, “ôm” vào lòng những đứa trẻ thiệt thòi ấy mà dạy dỗ, đỡ nâng. Để đến nay, ghé đất này hỏi thăm, ít ai chưa lần nào nghe nhắc đến trường khuyết tật mang cái tên Nhân Ái.

truong nhan ai
Học sinh ở trường được học văn hóa như bao trẻ khác

Mười năm “nhân ái”

Trường khuyết tật Nhân Ái tọa lạc tại số 209 Lý Thường Kiệt, phường 5, TP. Mỹ Tho là trường học thuộc Tòa Giám mục, hoạt động với sự lèo lái của Ban giám hiệu gồm các nữ tu của Dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho. Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc (hiện là Tổng Giám mục TGP. TPHCM) lúc đang là Giám mục giáo phận Mỹ Tho đã luôn thao thức về những công việc phục vụ cho xã hội. Một trong những trở trăn của ngài là làm sao để trẻ em khuyết tật, đặc biệt là các em bị khiếm thính có được một nơi học tập đúng nghĩa. Sau nhiều lần trao đổi cùng chính quyền tỉnh để xin phép được mở trường, cuối cùng ngài cũng nhận được sự đồng ý. Ngày 21.8.2003, trên phần đất của Tòa Giám mục, với diện tích 6000m2, trường khuyết tật Nhân Ái chính thức khởi công xây dựng. Sau gần tám tháng thi công, trường hoàn thành với tổng diện tích xây dựng là 1450m2 gồm đầy đủ các phòng học và sinh hoạt. Sau buổi lễ khánh thành (12.4.2004), niên học đầu tiên vào ngày 5.9.2004 mở ra.

trường nhân ái
Ngoài học văn hóa các em còn được dạy nghề

Những ngày đầu mới lập, không mấy ai biết đến trường. Những gia đình có con em khiếm thính phần vì chưa từng nghe qua cái tên Nhân Ái, phần có biết thì lại sợ không đủ tiền cho con theo học nên số lượng học sinh của trường không đông. Năm đầu tiên, cả trường tổng cộng chỉ có 22 em. Các em được nhận vào đây, hầu hết đều ở độ tuổi từ 6 – 12. Các em mất đi khả năng nghe, nên cũng không thể diễn đạt suy nghĩ bằng lời nói. Điều này kéo theo một loạt các khó khăn trong sinh hoạt, kết nối hằng ngày giữa các em với gia đình và xã hội. Để chia bớt nỗi khổ tâm đó với học sinh khiếm thính và phụ huynh, các nữ tu dòng Phaolô đã hết lòng dìu dắt, chỉ dạy. Trẻ khiếm thính vào trường, bài học đầu tiên được dạy là “múa dấu”. Thông qua những chiếc máy trợ thính, học sinh biết những động tác cơ bản giúp diễn đạt được điều mình muốn nói, đồng thời tiếp thu được điều người khác truyền đạt. Sau khi trẻ có “cách” để giao tiếp mới đi vào dạy văn hóa. Ban đầu với số học sinh ít ỏi như thế, trường tổ chức được 2 lớp học. Lúc này, chỉ có 5 nữ tu và 2 người phục vụ lo hết mọi công việc từ giảng dạy đến chăm sóc cho các em. Đa số trẻ đều học nội trú nên ngoài việc dạy, “công tác săn sóc” cũng là cả một vấn đề.

Trải qua biết bao khó khăn trong những năm đầu “chập chững”, Nhân Ái càng “bước” càng vững vàng. Trường đi lên từ cơ sở vật chất đến sự thuần thục trong giảng dạy có được do kinh nghiệm tích lũy đã dày dặn. Năm 2007, do nhu cầu về chỗ học, chỗ ngủ, Tòa Giám mục xây thêm một nhà sinh hoạt với diện tích 729m2, gồm một trệt và hai tầng lầu. Trong đó, tầng trệt dùng để dạy nghề, tầng một làm phòng ngủ cho các em nữ và tầng hai là nơi ngủ của các em nam. Công trình khởi công từ ngày 23.4.2007, đến ngày 5.9.2007, đúng vào dịp khai giảng năm học mới (2007 – 2008), nhà sinh hoạt khánh thành và được đưa vào sử dụng.

Sự tiến bộ của học viên là niềm vui của các nữ tu

Từ những giúp đỡ cho trẻ khiếm thính của trường trên địa bàn tỉnh, tiếng lành được đồn đi xa hơn. Dần dần, nhiều phụ huynh có con chẳng may bị khiếm khuyết ở các tỉnh như An Giang, Long An, Bến Tre,... đã gởi con vào học. Quy mô trường ngày một lớn khi cứ mỗi năm lại nhận thêm khoảng vài chục em nữa. Đến nay, Nhân Ái đã hoạt động 10 năm. Thu hút được 105 em theo học. Đội ngũ giảng dạy tại trường tuy vẫn còn ít nhưng đã “hùng hậu” hơn so với ngày trước. Có hết thảy 11 thầy cô (trong đó có các nữ tu dòng Phaolô Mỹ Tho) phụ trách điều hành và dạy cùng 5 nhân viên giúp việc.

Hôm nay là tương lai

Dì Nguyễn Thị Sương, Hiệu trưởng trường kể lại, khi chưa có Nhân Ái, các gia đình nghèo trong vùng rất khó khăn trong việc tìm kiếm nơi chốn để học tập cho con em mình. Trẻ ở nhà, phụ giúp, đỡ đần công việc vặt hoặc theo cha mẹ làm lao động để có cái ăn. Tương lai khi đó là một điều ở ngoài tầm với. Trường Nhân Ái ra đời, giúp các em định hướng được con đường mai sau của mình qua từng bài học mà các sơ truyền đạt hằng ngày. Song song với việc dạy văn hóa, trường mở lớp dạy một số nghề như cưa lộng, thêu may, nấu ăn, làm bánh, xử lý ảnh trên máy tính cho các em lớn. Với mong muốn khi ra trường các em có được một khả năng nhất định có thể dùng làm kế sinh nhai.

truong nhan ai
Các em có hoàn cảnh khó khăn được ở nội trú tại trường

Trong số 105 học sinh hiện tại, có khoảng trên 70 em vì nhà ở xa, gia đình khó khăn không có phương tiện để rước nên các em được ở nội trú, từ thứ hai đến thứ sáu. Mỗi năm, tiền học phí gia đình một em đóng cho trường là 300.000 đồng. Số tiền chỉ mang tính tượng trưng vì thực tế việc học tập và sinh hoạt tốn không ít chi phí. Để trang trải, thầy trò trường Nhân Ái “bắt tay” vào cùng làm vật dùng thủ công để bán. Rất nhiều chiếc khăn ăn, áo len, tranh thêu,... được tạo nên từ những “con ong chăm chỉ” đã vượt qua quãng đường xa đến tận các giáo xứ ở TP.HCM. Số tiền bán được cho mỗi chuyến đi tính ra không nhiều nhưng vô cùng quý giá bởi nó là thành quả của việc dạy và học nghề ở trường Nhân Ái.

Vì không như trẻ bình thường khác, nên việc tiếp thu kiến thức của các em khá chậm. Thời gian học tập tại trường của mỗi em do vậy phải kéo dài khoảng 7 – 9 năm (hoàn thành bậc tiểu học). Cuối năm học 2011 – 2012, Nhân Ái có 7 học sinh được ra trường. Đó chính là những mầm bé đầu tiên, thành hình từ bàn tay cần mẫn gieo trồng, săn sóc yêu thương của các nữ tu, thầy cô và những người hảo tâm từ cộng đồng xã hội. Trong số 7 em, có 2 em tình nguyện ở lại trường để tiếp tục dìu dắt đàn em kế tiếp. Số còn lại đã có công việc ổn định, có thể tự nuôi sống bản thân. Học sinh sau khi hoàn thành chương trình tại trường Nhân Ái thường được các doanh nghiệp trong tỉnh nhận về dạy thêm nghề hoặc làm việc. Trường thường nhận được phản hồi tốt từ các doanh nghiệp rằng học sinh ở Nhân Ái làm việc “không thua kém gì người bình thường”. Đó chính là nguồn động viên không nhỏ để những thành viên giảng dạy tại trường tiếp tục nỗ lực, gắn bó. Niềm vui được nhân lên vào 3 năm sau, tức năm học 2013 – 2014, lại có thêm 11 em nữa ra trường.

Các nữ tu như người mẹ thứ hai của các em

Nhân Ái có được kết quả như vậy là nhờ vào sự bền bỉ của từng dì, từng thầy cô đã gắn bó với trường trong nhiều năm. Có thể hình dung họ giống như những mối dây đan kết trẻ khuyết tật vào đời sống xã hội. Công việc này không phải dễ dàng. Khó khăn liên tiếp từ việc thiếu thốn tài liệu ở những ngày đầu cho đến tiếp cận, uốn nắn và truyền đạt kiến thức cho từng em. Nói về những ngày dìu dắt các em, dì Maria An Hạ tâm sự: “Trẻ khiếm thính vì mất khả năng nghe và cả nói nên rất dễ bị ức chế. Đôi khi trong những giờ học, có em gặp việc không vừa ý liền có thái độ làm tôi thấy buồn. Mình không nghĩ các em lại cư xử kiểu như vậy nên rất sốc. Tiếp xúc lâu, tôi dần cảm thông những nỗi khổ sở mà các em phải gánh nên việc trao đổi, giảng dạy cũng trở nên dễ dàng hơn”.

Để tạo một môi trường tốt nhất có thể cho trẻ, ngoài những giờ học, chương trình sinh hoạt vui chơi cũng đa dạng không kém các trường bình thường. Đặc biệt về mảng thể thao, các em đã được Sở Giáo dục Mỹ Tho cho đi thi đấu tại Hội thi thể thao học sinh khuyết tật toàn quốc trong ba năm tại Quảng Trị, Buôn Ma Thuột và Thái Nguyên. Trong những dịp lễ hội như ngày Hội những người khuyết tật, các em lại được tổ chức cho đi chơi xa, tham quan các nơi. Về dự định tương lai, dì Sương cho biết: “Trẻ khiếm thính khi còn ở với gia đình học cách diễn đạt riêng, nay được dạy cho ‘múa dấu’, khi trở về nhà lại không thể giao tiếp với người thân. Tôi dự định tìm cách cho phụ huynh học ‘múa dấu’, để các em không phải mất ‘dây liên lạc’ với gia đình.Trong những ngày hè sắp tới, học sinh được về chơi với gia đình ít lâu, sau đó các em yếu kém sẽ trở lại trường để tham gia các lớp học bồi dưỡng. Làm sao cho vào năm học mới, các em có thể theo kịp bạn bè trong lớp”.

TAM NGUYÊN

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cùng nhau làm măng, giúp nhau thoát nghèo
Cùng nhau làm măng, giúp nhau thoát nghèo
Ở  xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, một nhóm chị em phụ nữ đồng bào K’Ho đã cùng nhau tạo nên một câu chuyện khởi nghiệp đầy ý nghĩa với sản phẩm măng khô mang tên “Bang Vre”.
Độc đáo miền Gia Kiệm
Độc đáo miền Gia Kiệm
Còn nhớ mấy năm trước, khi thực hiện bài về những xóm đạo ở Hố Nai (TP. Biên Hòa - Ðồng Nai), tôi không khỏi ngạc nhiên về một vùng có rất nhiều nhà thờ, với chỉ trong 4 cây số chiều dài, đếm có đến 17 xứ đạo.
Những tia sáng từ màu than đen
Những tia sáng từ màu than đen
Trong nắng chiều gay gắt, chúng tôi tìm đến nhà chị Mang Thị Chuyển, người đồng bào Raglai tại địa phương, một hình ảnh khá vui bắt gặp là các thành viên trong gia đình cùng quây quần làm bột đánh răng tại nhà, một sản phẩm từ than hoạt...
Cùng nhau làm măng, giúp nhau thoát nghèo
Cùng nhau làm măng, giúp nhau thoát nghèo
Ở  xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, một nhóm chị em phụ nữ đồng bào K’Ho đã cùng nhau tạo nên một câu chuyện khởi nghiệp đầy ý nghĩa với sản phẩm măng khô mang tên “Bang Vre”.
Độc đáo miền Gia Kiệm
Độc đáo miền Gia Kiệm
Còn nhớ mấy năm trước, khi thực hiện bài về những xóm đạo ở Hố Nai (TP. Biên Hòa - Ðồng Nai), tôi không khỏi ngạc nhiên về một vùng có rất nhiều nhà thờ, với chỉ trong 4 cây số chiều dài, đếm có đến 17 xứ đạo.
Những tia sáng từ màu than đen
Những tia sáng từ màu than đen
Trong nắng chiều gay gắt, chúng tôi tìm đến nhà chị Mang Thị Chuyển, người đồng bào Raglai tại địa phương, một hình ảnh khá vui bắt gặp là các thành viên trong gia đình cùng quây quần làm bột đánh răng tại nhà, một sản phẩm từ than hoạt...
Thương nhớ những năm tháng cận kề
Thương nhớ những năm tháng cận kề
Ðó là những nỗi nhớ niềm thương của những cựu chủng sinh, tu sinh từng có thời gian cận kề chăm sóc Ðức cố Giám mục G.B Bùi Tuần. Những kỷ niệm, ký ức về ngài dường như vẫn đong đầy.
40 năm hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết
40 năm hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết
Các nữ tu hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết thường nhận mình là “hậu sinh” khi so với phần lớn các hội dòng Mến Thánh Giá khác trên đất Việt, vì thời gian thành lập chính thức tính đến nay mới ở tuổi 40.
Chuyện của những người chỉnh âm thanh cho nhà thờ
Chuyện của những người chỉnh âm thanh cho nhà thờ
Khi chưa có những thiết bị hiện đại như loa hay dàn chỉnh âm thanh, việc giúp cho âm thanh lan rộng, vang xa, rõ ràng trong nhà thờ… phụ thuộc rất nhiều vào sự tính toán trong xây dựng của kiến trúc sư.
Tinh thần hiệp hành ở một xứ đạo đông di dân
Tinh thần hiệp hành ở một xứ đạo đông di dân
Cùng góp sức trong các việc chung của giáo xứ một cách đầy nhiệt huyết là điều dễ nhận ra nơi các giáo dân và những hội đoàn ở đây.
Ðến Trại Gáo viếng Thánh Antôn
Ðến Trại Gáo viếng Thánh Antôn
“Ông thánh Antôn hay làm phép lạ”, là câu nói quen thuộc với nhiều người. Ngay trong lời kinh Thánh Antôn cũng nhắc đến chi tiết đặc biệt này. Có lòng mến mộ, yêu quý, cậy trông dành cho ngài cách đặc biệt, nên một số xứ đã có đền,...
Tìm đến những nầm mồ tử đạo lặng lẽ
Tìm đến những nầm mồ tử đạo lặng lẽ
Từ ngày Tin Mừng hiện diện trên mảnh đất hình chữ S, chúng ta đã có hàng trăm ngàn chứng nhân tử đạo. Ngoài 117 vị được tuyên thánh, 1 vị được tuyên chân phước (Anrê Phú Yên), thì đa số các đấng đều không được lịch sử ghi lại...