Giúp cuộc đời hồi sinh

BOX: Trên thế giới, HIV và AIDS hiện vẫn đang là dịch bệnh nguy hiểm. Kể từ những năm 80 của thế kỷ trước cho đến nay, trên 60 triệu người khắp hành tinh đã nhiễm HIV, trong đó khoảng 25 triệu người chết do các bệnh liên quan đến AIDS. Theo báo cáo Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về phòng chống HIV (UNAIDS) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi ngày trôi qua có thêm 14.000 trường hợp (2.000 trẻ em và 12.000 người lớn) nhiễm H mới, và 95% là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Các nữ tu thăm viếng bệnh nhân

Phòng khám Kim Long (Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm) được thành lập ngày 11.11.1992, do hai nữ tu bác sĩ là chị Maria Consolata Bùi Thị Bông và Maria Benedictine Nguyễn Thị Điền điều hành. Giờ hai chị đã lớn tuổi nên việc phụ trách được giao lại cho nữ tu Maria Anna Nguyễn Thị Hiền. Hơn 20 năm qua, đây là nơi các y bác sĩ, nhân viên và tình nguyện viên cống hiến thời gian và khả năng để cùng với các nữ tu thi hành sứ mạng chăm sóc và chữa lành cho các bệnh nhân H. không phân biệt lương giáo...

Vào năm 1994, tổ chức Bắc Âu trợ giúp Việt Nam (gọi tắt là NAV) vào hoạt động tại nước ta. Đến năm 1996, NAV bắt đầu chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Huế và Hải Phòng. Để phát huy vai trò của các tôn giáo trong việc phòng, chống HIV/AIDS, với sự hỗ trợ của UBTƯMTTQVN, UBMTTQ tỉnh Thừa Thiên Huế, cùng sự phối hợp của nhiều tôn giáo trên địa bàn tỉnh, dự án “Nhóm tôn giáo trong công tác phòng phòng, chống HIV và AIDS” đã được triển khai vào tháng 5.1996, đánh dấu bằng cuộc Hội thảo nâng cao nhận thức về HIV/AIDS cho 20 tu sĩ Công giáo và Phật giáo đầu tiên. Sau đó là các khóa đào tạo về HIV/AIDS được tổ chức bởi các chuyên gia về HIV.

Dù ngày đó tại phòng khám công việc còn bộn bề nhưng các nữ tu vẫn tham gia hết mình. Sau những khóa tập huấn họ bắt đầu thực hiện các hoạt động thăm viếng những người có H. với công việc chính là chăm sóc về tâm lý, tâm linh; tư vấn, hỗ trợ dinh dưỡng; giúp người bệnh tiếp cận y tế, điều trị những bệnh nhiễm trùng cơ hội; chuyển người bệnh lên tuyến trên... Các chị còn chia nhau đi đến bệnh viện và từng gia đình để tìm kiếm và trợ giúp cho những người đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ.

Qua lời kể của những nữ tu thì ngày đầu, để gặp được những người nhiễm H. là một việc vô cùng khó khăn, bởi đây là một vấn đề nhạy cảm, người nhiễm H. lại có tư tưởng bị kỳ thị nên giấu giếm bệnh tật. Phải thông qua những người trong nhóm tình nguyện viên, các bác sĩ tại bệnh viện họ mới có thể gặp được người bệnh, từ đó tiếp xúc, dần tạo sự tin tưởng... Đến năm 2004, chương trình được đẩy mạnh hơn bằng việc chăm sóc trẻ nhiễm HIV và trẻ bị ảnh hưởng. Trung bình mỗi năm, các nữ tu chăm sóc cho khoảng 180 bệnh nhân nhiễm H. và con số tương đương các em bị lây nhiễm.

Để hoạt động phát triển mạnh hơn các nữ tu đã xây dựng một cấu trúc quản lý với tính chuyên nghiệp, sáng tạo cao. Ngoài việc chăm sóc, phòng khám còn đẩy mạnh hoạt động truyền thông, xây dựng năng lực và phát triển cơ cấu tổ chức thông qua việc tổ chức và tham gia các buổi hội thảo, tập huấn liên quan đến HIV; tham gia các khóa tập huấn nâng cao năng lực quản lý dự án, nâng cao các kỹ năng chăm sóc và tư vấn cho bệnh nhân...

Sự chia sẻ liên tôn trao đổi kinh nghiệm

Để người bệnh có được sự phục vụ tốt nhất các nữ tu còn kết hợp mật thiết với nhiều tôn giáo khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như Phật giáo, Cao Đài... Khởi đầu bằng các cuộc tập huấn, những buổi hội thảo chung đã dần hình thành nên sợi dây liên lạc với nhau, về sau là những dự án chăm sóc tại cộng đồng, các buổi vãng gia cùng nhau đến thăm người có H. và gia đình họ... Hơn nữa, cứ mỗi khi bên tôn giáo này tổ chức những cuộc họp thì đại diện bên kia sẽ đến tham dự để học hỏi, cập nhật thông tin, sẻ chia kinh nghiệm quản lý. Nhằm tránh sự chồng chéo, hai bên đã có những sự phân công rõ ràng và hợp lý về địa bàn mình phục vụ, ví như phía Nam sông Hương do những tu sĩ Phật giáo đảm trách thì bờ bên kia sẽ là “vùng đất” của những nữ tu Công giáo. Riêng với người có đạo, hai bên sẽ lập kế hoạch để việc chăm sóc phù hợp với niềm tin của họ. Sau ba tháng, họ cùng nhau ngồi lại bàn bạc, thảo luận và đúc kết, rồi đổi địa bàn cho nhau. “Chính sự phối hợp giữa các tôn giáo cùng đường lối rõ ràng đã tạo điều kiện cho các bệnh nhân được chăm sóc, hỗ trợ một cách toàn diện và đạt hiệu quả cao nhất”, đại đức Thích Thượng Nhật, thành viên trung tâm hỗ trợ cộng đồng Hải Đức - Huế tỏ bày. Giờ đây hình ảnh các tu sĩ Công giáo, Phật giáo cùng về làng thăm bệnh nhân, cùng ôm em bé có HIV trong vòng tay yêu thương, cùng đến bệnh viện nấu cháo, tặng hoa cho người bệnh, cùng an ủi gia đình họ trong đám tang... đã trở nên quen thuộc với người dân xứ Huế. “Hình ảnh đó tạo nên niềm tin và giúp chúng tôi mạnh mẽ hơn”, một bệnh nhân nhiễm HIV đã nói.

Phục vụ cùng những nữ tu còn có một đội tình nguyện viên là những anh em Tráng sinh thuộc liên đoàn Hướng đạo La Vang. Họ là những người đã tự nguyện đến gõ cửa phòng khám để được cộng tác. Ngoài giúp các nữ tu trong những việc cần, khi người bệnh qua đời đội tình nguyện viên sẽ lo việc tẩn liệm, ma chay. Nhiều khi vào những ngày mưa gió, thậm chí lũ lụt nhưng người thân họ lại xa lánh vì sợ bị lây nhiễm thì các Tráng sinh không quản ngại vất vả, có khi lội trong nước lũ để mang xác người chết đi chôn. “Là những Tráng sinh hướng đạo, cốt lõi nằm ở hai chữ giúp ích. Phục vụ còn mang lại cho chúng tôi niềm vui vì mỗi lần như vậy lại có thêm vốn sống, kinh nghiệm, niềm vui làm hành trang vào đời cho mai sau”, anh Giuse Nguyễn Văn Hoàng, trưởng đoàn thẳng thắn.

Không chỉ hợp tác cùng nhau trong lĩnh vực chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, ngày nay các nữ tu phòng khám Kim Long và nhiều tôn giáo khác tại Huế đã và đang cùng nhau làm việc trong nhiều hoạt động khác như chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro do thiên tai gây ra... “Chúng tôi tham gia nhiều hoạt động để tiếp thu cái mới, từ đó có những bước đi hợp lý cho những công việc mình đang làm”, nữ tu Nguyễn Thị Hiền cho biết.

Chia tay Huế tôi chợt nhận ra, bên cạnh sông Hương, bến Ngự, cầu Tràng Tiền, chùa Thiên Mụ…, Huế còn có những con người tuy nhỏ bé, âm thầm nhưng những việc họ làm luôn đong đầy cảm xúc!

Võ Quới

Chia sẻ:

Bình luận

bài viết nên có nhiều hình hơn cho sinh động
bài viết nên có nhiều hình hơn cho sinh động

có thể bạn quan tâm

Người khắc đức tin
Người khắc đức tin
Nghệ nhân Phêrô Nguyễn Văn Dương, giáo dân giáo xứ Kim Hải, giáo phận Bà Rịa, với hơn 30 năm làm nghề điêu khắc tượng thánh, đã phục vụ nhu cầu thờ phượng cho các cộng đoàn tín hữu từ Nam chí Bắc, và cả ở hải ngoại.
Mục sở thị ba chén thánh đặc biệt
Mục sở thị ba chén thánh đặc biệt
Trải qua quãng thời gian dài lưu truyền ở nhiều địa sở và nhiều tay người giữ, cuối cùng, ba chiếc chén thánh của Đức cha Cuénot Thể, cha Gioakim Đặng Đức Tuấn và cha Anrê Cậy - những cái tên quá đỗi nổi tiếng và thân thuộc với giáo...
Người mẹ Giám mục
Người mẹ Giám mục
Xuân này, bà cố Maria Trần Thị Chỉ đón cái Tết thứ 94 trong đời. Đối với bà, sau những năm tháng miệt mài vì các con để tất cả cùng an bề gia thất với hạnh phúc riêng, có người đi tu rồi là Giám mục, dấn bước nhiệt...
Người khắc đức tin
Người khắc đức tin
Nghệ nhân Phêrô Nguyễn Văn Dương, giáo dân giáo xứ Kim Hải, giáo phận Bà Rịa, với hơn 30 năm làm nghề điêu khắc tượng thánh, đã phục vụ nhu cầu thờ phượng cho các cộng đoàn tín hữu từ Nam chí Bắc, và cả ở hải ngoại.
Mục sở thị ba chén thánh đặc biệt
Mục sở thị ba chén thánh đặc biệt
Trải qua quãng thời gian dài lưu truyền ở nhiều địa sở và nhiều tay người giữ, cuối cùng, ba chiếc chén thánh của Đức cha Cuénot Thể, cha Gioakim Đặng Đức Tuấn và cha Anrê Cậy - những cái tên quá đỗi nổi tiếng và thân thuộc với giáo...
Người mẹ Giám mục
Người mẹ Giám mục
Xuân này, bà cố Maria Trần Thị Chỉ đón cái Tết thứ 94 trong đời. Đối với bà, sau những năm tháng miệt mài vì các con để tất cả cùng an bề gia thất với hạnh phúc riêng, có người đi tu rồi là Giám mục, dấn bước nhiệt...
Một lần được yết kiến Ðức Thánh Cha
Một lần được yết kiến Ðức Thánh Cha
Đó là một ngày đầu đông ở trời Âu mà có lẽ cả đời mình, không bao giờ tôi quên được. Ngày tôi đưa má đến dự tiếp kiến chung, và được gặp trực tiếp Đức Phanxicô…
Đại trùng tu nhà thờ Đức Bà: “Chúng ta là một”
Đại trùng tu nhà thờ Đức Bà: “Chúng ta là một”
Việc trùng tu toàn diện nhà thờ Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn đang tiếp tục các hạng mục quan trọng để hai tòa tháp chuông và tháp kẽm có thể vững chãi với thời gian. Cha Tổng Đại diện và Ban Trùng tu vẫn luôn “làm những gì tốt...
Nhà thờ Nhà Đá và những chuyện chưa kể
Nhà thờ Nhà Đá và những chuyện chưa kể
Nhà thờ Nhà Đá hiện tại nằm ở thôn Đại Thuận, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Tôi về lại trong ký ức xưa giữa buổi hoàng hôn cận kề. Không biết là nên vui do phế tích mình từng gặp vẫn còn nguyên dấu vết cũ,...
Tất niên cho người nghèo và người khuyết tật ở giáo xứ Vườn Xoài
Tất niên cho người nghèo và người khuyết tật ở giáo xứ Vườn Xoài
Chương trình phát quà diễn ra sáng ngày 2.2.2024. Trước giờ trao quà, nhiều người đã có mặt tại sân nhà thờ để giao lưu, ăn uống. Có vài món ăn nhẹ như cà ri gà, các loại bánh, trái cây, nước ngọt… được các đoàn thể trong xứ chung...
Xoay sở đón xuân
Xoay sở đón xuân
Kinh tế sau đại dịch Covid-19 vẫn chưa thể phục hồi, cái khó như đang bủa vây từ doanh nghiệp, công nhân viên chức đến lao động tự do. Mỗi người mỗi cảnh nhưng cũng có những cách xoay sở để gia đình có được cái Tết tươm tất trong...
Sắc Xuân nơi các xứ đạo đậm nét hương quê
Sắc Xuân nơi các xứ đạo đậm nét hương quê
Hình ảnh những mái nhà Việt Nam với mành che bằng tre, cót và mái lá, mái tranh… là tiểu cảnh được thấy ở nhiều xứ đạo trong dịp Xuân này. Đến giáo xứ Tân Sa Châu (hạt Chí Hòa) một buổi sáng trung tuần tháng Chạp, vừa bước vào...