Về quê hương cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp

Trong dịp hành hương về với quê hương của cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp, tôi phát hiện ra một điều khá thú vị, ở đây tất cả mọi người đều gọi ngài bằng một tên nghe thật gần gũi và thân thương: ông Hai. Có lẽ, nó bắt nguồn từ những tình cảm dạt dào mà người dân quê dành cho cha, một người con ưu tú của Giáo hội đã sinh ra và lớn lên tại quê hương xứ đạo Cồn Phước.

Nơi ông Hai sinh trưởng

Đường về nơi chôn nhau cắt rốn của cha Diệp không khó, bên kia phà An Hòa (thành phố Long Xuyên, An Giang) men theo quốc lộ 944, thêm một lần rẽ trái vào quốc lộ 942 chạy thêm chừng chưa đến 10km là đã có thể thấy tháp chuông nhà thờ. Theo người dân trong vùng, danh xưng Cồn Phước bắt nguồn từ việc hai ông bà Lê Văn Phước và Nguyễn Thị Rơi là người đầu tiên đến đây định cư và khai hoang trên một cồn nổi đã có trước năm 1860, được bồi đắp bởi con sông Tiền.

Ngôi nhà nơi ông Hai sinh trưởng

Lược sử họ đạo ghi lại, từ ngày đầu Cồn Phước đã là vùng đất của người Kitô hữu và ông bà Phước chính là những chứng nhân đầu tiên. Về sau, thấy mảnh đất này màu mỡ nên số người đến sinh sống ngày một đông, có cả nhiều người Công giáo, trong đó có gia đình ông Trương Văn Đặng và bà Lê Thị Thanh là thân sinh của cha Trương Bửu Diệp. Xuất phát từ nhu cầu sống đạo, năm 1872, ngôi nhà thờ đầu tiên làm bằng cột dừa lợp tranh tạm bợ được xây dựng lên. Đến năm 1880, thời cha Gajignol nhà thờ được xây mới bằng gạch, lợp ngói và được xây mới một lần nữa vào năm 1992, thời linh mục Giuse Bùi Công Trường coi sóc. Năm tháng làm xuống cấp nên vào năm 2009, nhà thờ được xây mới và được Đức cha Giáo phận Giuse Trần Xuân Tiếu làm lễ khánh thành vào ngày 15.5.2011. Đó cũng là ngôi thánh đường Cồn Phước ngày nay.

Có nhiều người đến đây thăm viếng nơi ông Hai từng sinh sống

Đời sống người dân Cồn Phước vẫn còn nhiều khó khăn, khi nhiều gia đình không có hay chỉ có ít đất canh tác, một số sống nhờ nghề đan rổ rá bằng tre trúc nhưng ngày càng chật vật khi không thể cạnh tranh với sản phẩm công nghiệp, chính vì thế, việc học được chú trọng. Để khuyến khích con em trong xứ, hằng năm, giáo xứ đã xin tài trợ từ bên ngoài để giúp các em có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục việc học. Cha phó xứ Micae Trần Trường Hòa cho biết, giáo xứ cũng đang xây dựng ngôi nhà tưởng niệm. Đó sẽ là nơi lưu giữ những chứng tích thời niên thiếu của cha Diệp, để tránh những di tích bị hư hoại và thất lạc.

Cồn Phước ngày nay được biết đến là một trong những vùng đất ươm mầm ơn gọi. Ngoài cha Diệp, nơi đây còn đóng góp cho Giáo hội một Giám mục là cố Đức Giám mục Cần Thơ Emmanuel Lê Phong Thuận; 13 linh mục triều và dòng; trên 20 tu sĩ nam nữ và hiện nay số chủng sinh, dự tu, các em tìm hiểu ơn gọi là trên 10 người. Dòng họ cha Diệp hiện còn sinh sống tại Cồn Phước một phần, số khác sống rải rác tại những thành phố lớn. Trong tâm trí những người cao niên tại Cồn Phước và qua lời kể của các hậu duệ, ông Hai là một con người hiền lành, sống đơn sơ, thương người khác hơn bản thân mình.

Lễ giỗ lần thứ 69 của cha P.X Trương Bửu Diệp

Từ chiều ngày hôm trước (11.4.2015), mọi công việc được gấp rút hoàn thành. Bên ngoài, dòng người hành hương đổ về ngày một đông, nhiều người đến từ Kiên Giang, Đồng Tháp..., không ít người từ TPHCM xa xôi cũng về đây. Bà Ngô Thị Mùi, ngụ tại quận Bình Thạnh - TPHCM cho hay, mỗi năm dịp này bà đều cố gắng sắp xếp để về, trước là trong tâm tình của một người hành hương, sau là về thăm con cháu. Chị Bùi Thị Tính, giáo dân giáo xứ Kênh 8A – Kiên Giang, hồ hởi: “Như một thông lệ, hằng năm hai vợ chồng đều lên đây bằng xe gắn máy, ngoài dự lễ còn để xin cha Diệp ban bình an cho gia đình mình”.

Khác với mọi năm lễ giỗ thường tổ chức bên trong nhà thờ, năm nay giáo xứ vừa mới khánh thành đài tưởng niệm cha P.X Trương Bửu Diệp trong khuôn viên nhà xứ. Thánh lễ vì thế cũng được cử hành bên trong khuôn viên rộng rãi.

Lễ giổ lần thứ 69 của cha P.X Trương Bửu Diệp

Tối 11.4 có đêm diễn nguyện với hai cảnh: địa danh và mảnh đất Cồn Phước; quá trình hai ông bà Phước đến đây lập nghiệp và cuộc đời từ lúc sinh ra đến khi chết của cha Phanxicô. Sau đêm diễn nguyện là thánh lễ đồng tế do các linh mục đồng hương Cồn Phước cử hành. Trong bài chia sẻ, linh mục Anrê Lê Văn Chương đã kể lại nhiều chứng tích, ơn lạ cũng như nói về cuộc đời của cha P.X Trương Bửu Diệp, vị mục tử xem Thiên Chúa là trên hết và giáo dân mình là tất cả : “Dù đứng trước nhiều chọn lựa nhưng cha đã chọn cái chết chứ không bỏ mặc giáo dân mình. Noi gương ngài chúng ta hãy sống hiền hòa trong lời nói, yêu thương, trong hành động với mọi người chung quanh”.

Rất đông người đến tham dự thánh lễ

Cao điểm của lễ giỗ là thánh lễ được cử hành vào lúc 9 giờ sáng ngày 12.3.2015, trước thánh lễ đông đảo cộng đoàn đã tề tựu về phần mộ của song thân cha Diệp đặt trong khuôn viên giáo xứ để dâng lời cầu nguyện. Thánh lễ được cử hành do Đức Giám mục GP Long Xuyên Giuse Trần Xuân Tiếu chủ tế, đồng tế với ngài là các linh mục đồng hương Cồn Phước, một số cha trong giáo phận Long Xuyên, nhiều tu sĩ nam nữ và khoảng trên 6.000 giáo dân. Vị chủ chăn giáo phận nhắc nhở mỗi người đến đây không phải chỉ để xin ơn mà còn phải nhìn vào tấm gương cha Phanxicô để sống đạo và hy sinh làm chứng cho Chúa, vì khi lãnh nhận Bí tích rửa tội, mỗi chúng ta đã có trách nhiệm phải là một người làm chứng.

Phòng tưởng niệm của cha Phanxico trong khuôn viên giáo xứ

Đức cha Giuse cho biết, theo gốc La Tinh và Hy Lạp, chữ tử đạo có nghĩa là người làm chứng, và hôm nay mỗi chúng ta cũng phải là một người làm chứng. Làm chứng ngày nay có nhiều cách khác nhau, đó là làm chứng trong đời sống hằng ngày, trong gia đình, trong công việc, trong đời sống xã hội... Ngài cũng nhắn nhủ cộng đoàn hãy nhìn vào tấm gương các vị Thánh Tử đạo, của cha Diệp, đặc biệt noi gương Chúa Giêsu để biết sống hiền lành, khiêm nhường, trong sạch..., nếu làm được đã là một người làm chứng, là một chứng nhân tử đạo.

Sau lễ có rất đông giáo dân còn nán lại tại phòng tưởng niệm cha Diệp và ngôi nhà nơi ngài đã sinh trưởng để xin ơn bình an. Rất nhiều người cho biết họ cầu nguyện để hồ sơ phong Chân phước của cha sớm được Tòa Thánh chuẩn nhận.

ĐÌNH QUÝ

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Có một lớp thư pháp Công giáo
Có một lớp thư pháp Công giáo
Trong những ngày cận kề Tết Ất Tỵ, lớp nghệ thuật thư pháp Công giáo đã tổ chức chương trình “Ngày hội Thư pháp Công giáo 2025” vào hai ngày thứ Bảy và Chúa nhật các tuần trong suốt tháng 1.2025, tại nhiều địa điểm gồm nhà thờ Mạc Ty...
Mang Tin Mừng về bản làng Dun De
Mang Tin Mừng về bản làng Dun De
Làng Dun De (xã Ia Bă, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai), nằm dưới chân núi Chư San, là nơi sinh sống của hơn 50 hộ gia đình thuộc sắc tộc J’rai (Gia Rai). Cuộc sống người dân gắn bó với nương rẫy, chăn nuôi trâu bò.
Gặp người giữ lửa nghề làm lồng đèn sao Noel
Gặp người giữ lửa nghề làm lồng đèn sao Noel
Giữa vô vàn đồ trang trí Giáng Sinh ngoại nhập và tiện lợi, vẫn còn những lồng đèn ngôi sao được làm thủ công. Và dù nghề làm lồng đèn hiện nay đang dần mai một, vẫn còn những người thợ yêu nghề, miệt mài với nghề.
Có một lớp thư pháp Công giáo
Có một lớp thư pháp Công giáo
Trong những ngày cận kề Tết Ất Tỵ, lớp nghệ thuật thư pháp Công giáo đã tổ chức chương trình “Ngày hội Thư pháp Công giáo 2025” vào hai ngày thứ Bảy và Chúa nhật các tuần trong suốt tháng 1.2025, tại nhiều địa điểm gồm nhà thờ Mạc Ty...
Mang Tin Mừng về bản làng Dun De
Mang Tin Mừng về bản làng Dun De
Làng Dun De (xã Ia Bă, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai), nằm dưới chân núi Chư San, là nơi sinh sống của hơn 50 hộ gia đình thuộc sắc tộc J’rai (Gia Rai). Cuộc sống người dân gắn bó với nương rẫy, chăn nuôi trâu bò.
Gặp người giữ lửa nghề làm lồng đèn sao Noel
Gặp người giữ lửa nghề làm lồng đèn sao Noel
Giữa vô vàn đồ trang trí Giáng Sinh ngoại nhập và tiện lợi, vẫn còn những lồng đèn ngôi sao được làm thủ công. Và dù nghề làm lồng đèn hiện nay đang dần mai một, vẫn còn những người thợ yêu nghề, miệt mài với nghề.
Những người trông “giấc ngàn thu” cho người khác
Những người trông “giấc ngàn thu” cho người khác
Làm quản trang ở những nghĩa trang Công giáo hay Nhà chờ Phục Sinh, mỗi người đều do những cơ duyên riêng, nhưng đều có điểm chung trong việc làm thầm lặng này, là tấm lòng với chốn thiêng, với người đã khuất…
Có một tượng Đức Mẹ gần 140 năm ở miền rừng ngập mặn
Có một tượng Đức Mẹ gần 140 năm ở miền rừng ngập mặn
Câu chuyện truyền miệng của người dân làng Phước Khánh (Nhơn Trạch - Đồng Nai) về bức tượng Đức Mẹ hiện diện trước cửa nhà thờ từ năm 1887, phù trợ sự bình an, giúp nhà thờ tránh bom rơi, đạn lạc… vẫn được kể lại đến ngày nay.
Tượng Đức Mẹ ở Thánh địa La Vang theo dòng thời gian (kỳ 2)
Tượng Đức Mẹ ở Thánh địa La Vang theo dòng thời gian (kỳ 2)
Trải qua nhiều biến động do chiến tranh, các công trình xây dựng ở Thánh địa La Vang trước 1972 gần như chẳng còn lại gì nhiều.
Tượng Đức Mẹ ở Thánh địa La Vang theo dòng thời gian (kỳ 1)
Tượng Đức Mẹ ở Thánh địa La Vang theo dòng thời gian (kỳ 1)
Những tư liệu về các cuộc hành hương Đức Mẹ La Vang được TGP Huế tổng hợp và ghi nhận trong bộ sách Hành hương Đức Mẹ La Vang, do tác giả Trần Quang Chu chủ biên, có nhiều chi tiết nhắc đến các tượng Đức Mẹ La Vang qua...
Đi tìm gương mặt Giêsu trong bão lũ
Đi tìm gương mặt Giêsu trong bão lũ
Hàng loạt giáo phận trong Nam, ngoài Bắc ra thông báo kêu gọi giáo dân cầu nguyện, rộng tay góp tiền giỏ trong các ngày lễ làm thành quỹ riêng cho hoạt động cứu trợ.
Cùng nhau làm măng, giúp nhau thoát nghèo
Cùng nhau làm măng, giúp nhau thoát nghèo
Ở  xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, một nhóm chị em phụ nữ đồng bào K’Ho đã cùng nhau tạo nên một câu chuyện khởi nghiệp đầy ý nghĩa với sản phẩm măng khô mang tên “Bang Vre”.