Tập cách cho đi...

Ông Trần Ngọc Anh (giáo dân GX Hàng Sanh, TGP.TPHCM) với chiếc xe máy “cà tàng” vẫn thường lao vào màn đêm tĩnh mịch khi thành phố còn chìm sâu trong giấc ngủ. 35 năm qua, bất kể giờ nào, hễ điện thoại đổ chuông, người đàn ông gần lục tuần lại tức tốc lên đường mang theo bộ “đồ nghề” để “làm đẹp” cho người xấu số khi họ mới về bên kia thế giới. Từng đó thời gian, ông phục vụ bằng tất cả tình thương và sự chia sẻ, chưa hề đòi hỏi một đồng thù lao.

Thầy Anh khi mới vào nghề

“Nghề” lạ

Tuổi 20 là thời gian để người ta phấn đấu cho những lý tưởng cuộc đời, người mơ làm bác sĩ, kỹ sư hay một công việc cao sang nào đó, riêng ông - lúc đó người ta hay gọi bằng cái tên thân mật “thầy Anh” - lại có niềm đam mê chẳng giống ai là “trang điểm” cho người vừa qua đời. Mỗi lần nghe tin trong họ đạo có người mất, ông tìm đến xem cách các cụ cao niên tô điểm cho họ. Năm 22 tuổi, trong một lần nằm viện, ông kết bạn và trở thành tri kỷ với một cụ ông 77 tuổi nằm giường kế bên. Ngày người bạn vong niên qua đời, do đã có chút kinh nghiệm làm đẹp cho người chết, nên ông xin phép gia đình bạn cho mình được trang điểm, ghi dấu một kỷ niệm cuối cùng, khởi đầu cho một duyên nợ.

35 năm qua, ông phục vụ tất cả vì tình thương

Sau đó, ông đến với “nghề” không kể ngày đêm, ban đầu chỉ quanh quẩn trong xóm đạo, lâu dần, ở những nơi xa hơn. Có người chết ở bệnh viện, người an nghỉ tại nhà riêng; có người trẻ, người già, người thân thể vẫn bình thường nhưng nhiều người lở loét, bốc mùi do nằm một chỗ lâu năm; số khác biến dạng vì tai nạn giao thông hoặc nhiễm căn bệnh thế kỷ hay những bệnh truyền nhiễm không ai dám tiếp xúc, nhưng ông xem tất cả đều bình thường và coi họ như người thân. Ông luôn tâm niệm: “Người chết được đẹp thì người sống cũng ấm lòng. Hãy lấy niềm vui của người là hạnh phúc của ta”.

Ông còn trở thành chỗ dựa tinh thần cho nhiều người bấn loạn biết mình không qua khỏi. Mỗi ngày, ông lui tới chuyện trò, động viên họ, thân thiết như máu mủ ruột rà. Trong mấy mươi năm theo nghề, nhiều khi ông còn là người lo liệu mọi sự để người chết được ra đi thanh thản. Mới đây, có một em ở giáo xứ nọ sống với ông bà nội sau khi bố chết, mẹ bỏ đi. Em qua đời sau 19 năm bạo bệnh, nằm liệt giường. Ông bà đã già, miếng ăn còn không đủ, nói chi đến chuyện lo ma chay cho cháu. Vậy là ông liền đứng ra kêu gọi mọi người chung tay để lo cho em này.

Ông trở thành bạn chí cốt để ủi an họ trước họ "đi xa"

Cũng từng có lúc ông tự hỏi bản thân làm vì cái gì, với họ mình đâu thân thích? Nhưng sau khi đắm chìm trong cầu nguyện, mọi đắn đo được ông gác lại, nguồn động lực thậm chí còn lớn lao hơn vì khi đó ông nhận ra lời Chúa dạy: “Những gì các ngươi đã làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta” (Mt 25).

Tưởng là người máu mủ

Một phần ba thế kỷ trôi qua, ông không nhớ mình đã phục vụ cho bao nhiêu người, có gia đình đến 4, 5 người; có gia đình cả 2, 3 thế hệ. Phần lớn ông giúp trong thành phố nhưng nhiều khi đi từ thiện hay có việc ra các tỉnh thành khác, thấy những người đau yếu, “gần đất xa trời”, ông dừng lại đỡ nâng rồi mới tiếp tục công việc. Có nhiều trường hợp do xa xôi không kịp đến nơi, ông hướng dẫn người nhà qua điện thoại.

Cùng dâng lời cầu nguyện cho linh hồn người quá cố sớm được về với Chúa

Nhiều đêm, công việc của ông cứ liên tục từ tối đến sáng, bên này chưa xong bên kia đã gọi giục. Có không ít năm, ông đón giao thừa khi còn đang ngồi trò chuyện cạnh người gần từ giã cõi đời. Cũng có những lần, ông làm việc với cái bụng trống không, mệt lả, nhưng vẫn cố xong xuôi mới chịu ngưng tay. Ngoài giúp người chết “ổn” về phần xác, sau mỗi lần trang điểm, ông còn góp lời cầu nguyện cho họ. Cũng nhiều lần “quá tải”, phải vào nằm viện nhưng ông chỉ xem đó như là quãng thời gian dưỡng sức, làm việc nhiều nay được Chúa cho nghỉ ngơi. Trong thời gian điều trị, nếu gặp người sắp chết, ông lại đến bên an ủi và giúp họ tươm tất khi ra đi.

Nhiều gia đình được ông giúp muốn gởi lại chút quà, khi đó, ông mời gọi họ góp phần cùng với nhiều ân nhân khác giúp cho những vùng sâu vùng xa, những nơi còn nhiều khó khăn. Nhờ đó, đã có nhiều chuyến quà là ảnh tượng, các đồ dùng trong phụng tự, quần áo… được phân phát đến nhiều họ đạo nghèo ở các giáo phận miền Tây, Ban Mê Thuột, Quảng Bình hoặc tận Yên Bái, Lào Cai. Ngôi nhà của ông còn là một địa chỉ lưu trú mỗi mùa tuyển sinh. Gần 20 năm qua, mỗi dịp “tiếp sức mùa thi”, khoảng 20 em được tá túc miễn phí nơi đây.

Một thân nhân của người quá cố sống tại giáo xứ Hàng Sanh, từng nhận được sự giúp đỡ của ông, chia sẻ: “Đối với người đã chết, dù là người thân cũng đã cảm thấy có một khoảng cách nhất định, huống hồ không thân không thích. Vậy mà khi làm việc, ông lại không nề hà điều gì. Nhìn cách ông tô điểm cho người thân, tôi lại cứ tưởng không phải mình mà chính ông mới là máu mủ của người quá cố”.

Khoảng một nửa số người từng được ông giúp không phải Công giáo. Có người cảm kích trước cung cách sống đầy tình thương nơi con người vốn trước đó chẳng quen biết, nên chẳng lâu sau họ mở lời: “Ở đạo nào mà tốt vậy, cho tôi theo với!”. Thế là ông lại nhờ mấy người bên hội Legio Mariae hướng dẫn và đồng hành. Những ngày cuối đời, người bệnh trở thành tín hữu Công giáo.

Qua ông, nhiều người thấy được đạo Công giáo là đạo yêu thương

Lật giở từng trang trong cuốn bưu ảnh dày cộm, ông kể cho chúng tôi nghe về từng hoàn cảnh được ghi dấu kỹ càng. Ông nhớ rõ tên tuổi, địa chỉ cùng những ấn tượng để lại của từng người. Nay dù đã ngấp nghé tuổi 60 nhưng chưa bao giờ ông có ý định dừng lại, bởi ông đã chọn châm ngôn: “Mỗi ngày không biết tập cho đi thì cả đời sẽ chẳng biết cho đi là gì. Việc thiện mình làm ở đời này sẽ là hành trang cho tương lai mai sau”.

Đình Quý

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Hội đồng Giám mục Việt Nam dự chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tại Singapore
Hội đồng Giám mục Việt Nam dự chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tại Singapore
Theo lịch trình tông du 4 nước Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor, Singapore, ngày 12.9.2024, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm Singapore. Nhận lời mời của Đức Hồng Y William Goh, Tổng Giám mục Singapore, Hội đồng Giám mục Việt Nam sẽ hiện diện, hiệp thông cùng với...
Một nữ tu có thể đã tử vong do sập cầu Phong Châu
Một nữ tu có thể đã tử vong do sập cầu Phong Châu
Sơ Maria Nguyễn Thị Bích Hằng, 36 tuổi, thuộc hội dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa, có thể đã tử vong trong sự cố sập cầu Phong Châu - Phú Thọ sáng nay.
“Tiệc âm nhạc thịnh soạn” trong chung kết “Tiếng hát giáo đường”
“Tiệc âm nhạc thịnh soạn” trong chung kết “Tiếng hát giáo đường”
Vòng chung kết cuộc thi Tiếng hát giáo đường mùa giải 3 với tên gọi “Thăng hoa”, do CLB Lửa Hồng tổ chức, vừa diễn ra ngày 8.9.2024 tại giáo xứ Thánh Tống Viết Bường (TGP. TP.HCM).
Hội đồng Giám mục Việt Nam dự chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tại Singapore
Hội đồng Giám mục Việt Nam dự chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tại Singapore
Theo lịch trình tông du 4 nước Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor, Singapore, ngày 12.9.2024, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm Singapore. Nhận lời mời của Đức Hồng Y William Goh, Tổng Giám mục Singapore, Hội đồng Giám mục Việt Nam sẽ hiện diện, hiệp thông cùng với...
Một nữ tu có thể đã tử vong do sập cầu Phong Châu
Một nữ tu có thể đã tử vong do sập cầu Phong Châu
Sơ Maria Nguyễn Thị Bích Hằng, 36 tuổi, thuộc hội dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa, có thể đã tử vong trong sự cố sập cầu Phong Châu - Phú Thọ sáng nay.
“Tiệc âm nhạc thịnh soạn” trong chung kết “Tiếng hát giáo đường”
“Tiệc âm nhạc thịnh soạn” trong chung kết “Tiếng hát giáo đường”
Vòng chung kết cuộc thi Tiếng hát giáo đường mùa giải 3 với tên gọi “Thăng hoa”, do CLB Lửa Hồng tổ chức, vừa diễn ra ngày 8.9.2024 tại giáo xứ Thánh Tống Viết Bường (TGP. TP.HCM).
Tám nữ tu xông pha khắp nơi vì người nghèo
Tám nữ tu xông pha khắp nơi vì người nghèo
8 nữ tu chia thành 3 cộng đoàn hiện diện tại Việt Nam. Ðó là con số khiêm tốn khi nói về nhân sự dòng Ðức Mẹ Canvê, một hội dòng truyền giáo xuất thân từ Pháp.
Lễ tiệc trong đời sống Công giáo, thế nào là phù hợp?
Lễ tiệc trong đời sống Công giáo, thế nào là phù hợp?
Vừa qua, Tòa Giám mục Long Xuyên đã phổ biến“Hướng dẫn mục vụ về an táng và bữa tiệc áp dụng trong giáo phận Long Xuyên”. Riêng với tiệc mừng, bản hướng dẫn là dịp để nhìn lại và cải thiện những hạn chế vì lợi ích chung của cộng...
Linh và món ăn theo ước nguyện
Linh và món ăn theo ước nguyện
Phương Thị Tuyết Linh không chỉ vào bếp mỗi ngày cho bữa cơm của gia đình mình, mà nhiều lần còn tự tay nấu hàng trăm phần ăn phục vụ cho người khó khăn. Câu hỏi “hôm nay nên nấu gì cho người nhận ăn ngon và vui?” đã thôi...
Tượng Thánh Giuse ngủ khổng lồ thu hút đông đảo giáo dân
Tượng Thánh Giuse ngủ khổng lồ thu hút đông đảo giáo dân
Khi tượng ông Thánh Giuse ngủ với chiều dài 23m, cao 6m ở giáo họ biệt lập Hà Phát (GP. Xuân Lộc) hoàn thiện, hơn một tháng nay, đã có rất nhiều khách hành hương đến chiêm ngưỡng.
Lời chúc cho năm học mới
Lời chúc cho năm học mới
Niên học mới (2024-2025) lại bắt đầu, Ðức cha Phêrô Huỳnh Văn Hai, Giám mục giáo phận Vĩnh Long, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo HÐGMVN đã gởi thư đến các học sinh, sinh viên với những tâm tình, kỳ vọng nơi thế hệ trẻ…
Tết Trung Thu
Tết Trung Thu
Giáo hội Công giáo tại Việt Nam dành ngày Trung Thu cầu nguyện cho trẻ em. Hầu hết các giáo xứ sẽ có thánh lễ buổi chiều cho thiếu nhi, thường là sau giờ các cháu đi học về.