Carmel, phiên âm tiếng Việt là Cát Minh, tên một ngọn núi nằm ven biển miền Bắc nước Israel, thuộc thành phố Haifa, thành phố lớn thứ ba của Israel, chạy dài từ Địa Trung Hải về phía Đông Nam. Carmel nghĩa đen là vườn nho của Chúa. Một sự kiện nổi tiếng đã xảy ra trên núi Carmel, được ghi trong Sách Các Vua (x 1 V 18, 20-40): Vua A-kháp sai người đi mời toàn thể con cái Ít-ra-en và triệu tập các ngôn sứ trên núi Các-men... Ngôn sứ Ê-li-a nói với dân: “Chỉ sót lại mình tôi là ngôn sứ của Đức Chúa, còn ngôn sứ của Ba-an có những 450 người. Hãy cho chúng tôi hai con bò mộng; họ hãy chọn lấy một con, chặt ra và đặt trên củi, nhưng đừng châm lửa; tôi cũng làm thịt con bò kia, rồi đặt trên củi, nhưng sẽ không châm lửa. Đoạn các ngươi hãy kêu cầu danh thần của các ngươi; còn tôi, tôi kêu cầu danh Đức Chúa. Vị thần nào đáp lại bằng lửa thì vị đó chính là Thiên Chúa...”
Các ngôn sứ của Ba-an kêu cầu danh thần Ba-an từ sáng tới chiều, nhưng không kết quả ! Đến giờ dâng lễ, ngôn sứ Ê-li-a tiến ra và nói: “Lạy Đức Chúa, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, I-xa-ác và Ít-ra-en! Ước chi hôm nay người ta biết rằng trong Ít-ra-en Ngài là Thiên Chúa và con là tôi tớ Ngài. Cũng v́ lời Ngài phán mà con đã làm tất cả các việc này. Xin đáp lời con, lạy Đức Chúa, xin đáp lời con, để dân này nhận biết Ngài là Đức Chúa, Thiên Chúa thật, và Ngài đã khiến họ thay lòng đổi dạ.” Bấy giờ lửa của Đức Chúa ập xuống, thiêu rụi của lễ, củi, đá và bụi, cả nước trong mương cũng hút cạn luôn. Toàn dân thấy vậy, liền phủ phục sát đất và nói: “Đức Chúa quả là Thiên Chúa! Đức Chúa quả là Thiên Chúa!”.
Trên núi Cát Minh, ở độ cao 520 mét so với mặt biển, một Đan viện Công giáo đã được xây dựng vào thế kỷ 12, bên cạnh hang động được coi là nơi ngôn sứ Elia đã sinh sống. Các tu sĩ trong đan viện chuyên lo việc cầu nguyện và khổ chế. Từ đó, linh đạo Cát Minh đã phát triển trong lịch sử Giáo hội, có Dòng Nam Tu sĩ, Dòng Nữ Tu sĩ, và Dòng Ba dành cho giáo dân.
Các Dòng tu cũng như Đan tu gặp khó khăn từ sau Cách Mạng Pháp (1789) và do trào lưu thế tục hóa ở Đức. Cuối thế kỷ 19, chỉ còn khoảng 200 nam đan sĩ trên khắp thế giới. Năm 1562, Thánh nữ Têrêxa Avila, Tây Ban Nha, đã được Chúa thúc đẩy cải tổ Dòng Kín. Thánh Gioan Thánh Giá đã cộng tác với Người. Từ đó phát sinh thêm nhiều Đan viện Carmel nam, nữ nữa. Năm 2015, Dòng Cát Minh trên toàn thế giới mừng kỷ niệm 500 năm Sinh nhật của Mẹ thánh Têrêxa Avila (1515 – 2015).
![]() |
Các nữ tu Cát Minh trong thánh lễ |
Năm 1604, một nhóm nữ tu đi lập Dòng mới tại Pháp, từ đó, Hội dòng ngày càng phát triển đến nay. Có nhiều tu sĩ Dòng Cát Minh nổi bật vào thế kỷ 20, trong đó có thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu thuộc Dòng nữ Cát Minh tại Lisieux (Pháp). Thánh Nữ Têrêsa đã được Giáo hội tôn phong làm Bổn mạng các xứ truyền giáo và là Tiến sĩ Hội Thánh, là thầy dạy con đường thơ ấu thiêng liêng. Tuy chị Têrêsa chỉ sống ở trần thế 24 năm, nhưng đã sống đơn sơ tín thác vào Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót và làm mọi việc tầm thường bằng một tình yêu phi thường.
Năm 1844, Giám mục Tây Đàng Trong là Đức cha Lefèbvre cảm thấy mình được thôi thúc xin thành lập Dòng Cát Minh tại Việt Nam. Năm 1849, Đức cha Lefèbvre viết thư cho người em họ là nữ tu Philomène tại Dòng Cát Minh Lisieux để bày tỏ ước muốn thành lập dòng tại Sàig̣n. Khi bức thư đến Lisieux, mọi người trong Đan viện rất đỗi vui mừng. Nữ tu Geneviève de Sainte Thérèse, bề trên đan viện Lisieux, đã sai nữ tu Philomène viết thư hồi âm cho Đức cha Lefèbvre để bày tỏ sự tán đồng.
Năm 1861, từ Lisieux, bốn nữ tu đã tình nguyện làm cuộc hành trình truyền giáo đến miền Viễn Đông. Ngày 9 tháng 10 năm đó, họ đặt chân đến Việt Nam. Vài hôm sau khi đến Sàigòn, các nữ tu này được đưa đi xem khu đất mà Giám mục Lefèbvre muốn xây đan viện Cát Minh. Khu đất này nằm đối diện với Đại chủng viện Thánh Giuse và Tu viện Dòng Thánh Phaolô thành Chartres. Đến năm 1862, năm thiếu nữ bản xứ đầu tiên gia nhập đan viện. Các nữ tu Cát Minh sống suốt đời trong nội vi của đan viện, nên ở Việt Nam thường gọi là Dòng Kín. Lý tưởng tại mỗi đan viện chỉ có khoảng 30 nữ tu.
Về Dòng Kín tại Việt Nam, được biết: Nhà Kín Lisieux lập nhà đầu tiên ở Sàig̣n; Nhà Kín Sàig̣n lập Nhà Kín Hà Nội; Nhà Kín Hà Nội lập Nhà Kín Huế; Nhà Kín Huế lập Nhà Kín Thanh Hóa; năm 1954 Nhà Kín Thanh Hóa chuyển vào Nha Trang; Năm 1975 Nhà Kín Huế di dời vào B́nh Triệu và năm 1996 một số chị em trở lại Nhà Kín Huế, nên thành hai nhà: Bình Triệu và Huế.
Muốn trở nên một đan viện: (1) Phải có nhà có đất thuộc sở hữu của đan viện đó; (2) Phải có nội vi: các nữ tu phải sinh hoạt ở đó mà không ra ngoài nội vi; (3) Phải có đủ số các nữ tu theo Luật (6 chị thuộc Hội đồng Đan viện, khấn trọng thể trọn đời và thêm các chị khác tuỳ theo Hội Dòng ấn định); (4) Sau khi nhà mới đã ổn định, các chị đến đan viện mới phải có Bề trên mới và các Cố vấn theo Hiến Pháp của Dòng cho nhà mới. Lúc đó Nhà Mới không còn lệ thuộc vào Nhà Mẹ nữa và sẽ trở thành đan viện chính thức, trực thuộc quyền Giám mục sở tại và cha Bề trên Cả tại Rôma.
![]() |
Mô hình nhà kín Đà Lạt trong tương lai |
Hiện nay, tại Việt Nam, các đan viện Cát Minh (đúng nghĩa đan viện) đếm được trên đầu ngón tay: 2 tại Sàig̣n, 1 tại Huế, 1 tại Nha Trang, và một đan viện tương lai vừa được khởi công xây dựng tại Đà Lạt. Các nữ tu sống trong Dòng Kín chỉ để cầu nguyện và âm thầm lao động. V́ thế, nhiều người đã đến các Dòng Kín để xin các nữ tu cầu nguyện cho.
Tại một Đan viện ở Tây Ban Nha, ngày 11.5.2013, nữ tu Teresita Barajuen, 105 tuổi qua đời, sau khi sống 86 năm trong tu viện kín. Suốt tám thập niên sống ẩn dật, bà chỉ rời tu viện hai lần. Trả lời phỏng vấn của báo địa phương vào đầu năm 2013, bà nói rằng: đi tu là việc trọng đại và đ̣i hỏi sự bền bỉ, nhưng cũng mang lại rất nhiều niềm vui. Bà cho biết: vào năm 1927, lúc mới 19 tuổi, trong dịp đi thăm tượng Đức Mẹ ở Avila, bà cầu xin thánh nữ Têrêsa một hướng đi trong đời, và sau đó, bà chọn cuộc sống tu kín, xa rời xã hội bận rộn, để lại đằng sau 3 người bạn trai muốn kết hôn với mình. Ở tuổi 105, trước khi qua đời, hằng ngày Sơ Teresita thức dậy vào lúc 5 giờ sáng, đi ngủ lúc 10 giờ đêm, và tuân theo giới luật cầu nguyện và lao động. Một trong những sinh hoạt không thể thiếu trong ngày là theo dõi tin tức ngoài đời, để cầu nguyện nhiều hơn.
Một nữ tu khác, Mẹ Dolores Hart, người Mỹ, là chủ đề chính của một bộ phim tài liệu “Thiên Chúa quan trọng hơn Elvis” (God Is The Bigger Elvis), một bộ phim được đề cử giải Oscar 2012. Bộ phim là câu chuyện về cuộc đời của chính Mẹ Dolores. Đang khi có một sự nghiệp diễn xuất lẫy lừng trong đó Dolores đã đóng 11 bộ phim cùng với Elvis Presley, nhưng thật bất ngờ cô đã bỏ ngang để sống đời viện tu.
Dolores Hart đột ngột rời bỏ Hollywood nhưng là để đáp lại một mối tình lớn nhất trong đời mình, lớn đến nỗi chính cô cũng không ngờ là cô có thể bỏ lại sau lưng danh vọng và tên tuổi đang chói ngời như sao của mình, bỏ lại những hợp đồng bạc triệu và hôn ước với một kiến trúc sư trẻ tuổi giàu có hết ḷng yêu thương mình để đáp lại một tiếng gọi thiêng liêng của trái tim, cái mà người theo đạo Công giáo gọi là “ơn kêu gọi”, để thề nguyện sống suốt đời còn lại của cô trong một dòng tu kín có tên là Đan viện Regina Laudis ở bang Connecticut.
Người nữ tu ấy đã sống một đời tận hiến suốt hơn nửa thế kỷ qua trong dòng tu kín, chỉ để cầu nguyện và lao động trong sự yên lặng, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài, với một tinh thần lạc quan và vâng phục tuyệt đối.
ĐGM. Antôn Vũ Duy Chương
Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.
Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.
Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc.