Vết xưa trong ngôi nhà thờ họ đạo người Hoa

Giữa những ngã phố chằng chịt của Sài Gòn, giáo xứ Đức Bà Hòa Bình nằm lọt thỏm một góc trên đường Nguyễn Thái Bình (quận 1) và chiếm diện tích khá khiêm tốn. Ngôi nhà thờ nhỏ bé này, gần 60 năm nay, là chỗ dựa tinh thần của bao thế hệ người Hoa sinh sống trong vùng, đồng thời ôm ấp, giữ gìn những dấu tích minh chứng cho một thời đã xa.

Năm 1922, có ba gia đình người Hoa ở khu vực Chợ Cũ (nay là đường Hồ Tùng Mậu) được cha Phanxicô Tam rửa tội. Theo thời gian, giáo dân là người Hoa nơi đây ngày càng tăng, vào năm 1953, đã có hơn 300 người. Có thể hiểu giáo đoàn ban đầu này là một họ lẻ của giáo xứ Phanxicô Xaviê.

nhà thờ năm lọt thỏm giữa phố

Với số lượng đó, người Hoa cần có một nơi để thờ phượng Chúa và dâng lễ hằng tuần. Năm 1955, cha Guimet, chánh xứ Phanxicô Xaviê, thuê nhà của một thương gia tên Ad. Nam Hee để sinh hoạt mục vụ trong các ngày Chúa nhật. Từ thời gian này, giáo điểm Đức Bà Hòa Bình quy tụ người Việt gốc Hoa được thành lập bởi linh mục người Pháp Robert Lebat, chánh xứ Phanxicô Xaviê lúc bấy giờ. Năm 1957, Đức cha Simon – Hòa Nguyễn Văn Hiền đã chính thức thành lập họ Đức Bà Hòa Bình. Một năm sau, ngài mua lại ngôi nhà của ông Nam Hee, nơi đây vừa làm nhà thờ, vừa là nơi đào tạo các chủng sinh người Hoa.

Người đầu tiên được bổ nhiệm cha sở họ đạo Đức Bà Hòa Bình là linh mục Melchior Cheng thuộc giáo phận Bắc Kinh, từ Lyon (Pháp) đến Việt Nam. Vào năm 1959, số giáo dân có khoảng 650, có cả người Hoa lẫn người Việt. Cùng năm đó, cha M. Cheng phụ trách 6 chủng sinh người Hoa theo học tại đây. Năm 1960, tầng lầu một của nhà thờ Đức Bà Hòa Bình trở thành nơi tạm cư của các chủng sinh người Hoa đầu tiên tại Việt Nam. Cha M.Cheng cho xây dựng trường tiểu học Thánh Georges vào năm 1971. Bốn năm sau, trường được giao lại cho Nhà nước quản lý và trở thành trường Khai Minh II.

Hoa văn đậm nét Trung Hoa

Nhà thuê lại của ông Nam Hee, căn chính giữa trong ba dãy nhà liên kết của thương gia người Hoa này, là căn để thờ tổ tiên, được làm dùng nhà thờ. Sau khi nhà thờ mua hoàn toàn căn từ đường, hai ngôi nhà cạnh bên bị phá bỏ do chủ dời đi nơi khác. Nhà mua sao thì để vậy dùng. Đồ đạc bên trong tận dụng cho các sinh hoạt phụng vụ. Nhà thờ lúc đó vẫn còn là một căn nhà gỗ, trải qua thời gian, cơ sở vật chất cũ, nhiều chỗ rệu rã nên năm 1971, họ Đức Bà Hòa Bình cho trùng tu lại. Vật liệu gỗ trên tường nhà được thay bằng bê tông hoàn toàn. Khi về làm cha sở năm 1995, cha Tôma Huỳnh Bửu Dư cho sửa sang một đôi chỗ bên trong thánh đường. Phía bên trên cung thánh làm một bức nền lớn có hình của Đức Mẹ Hòa Bình (Mẹ Thiên Chúa), là bổn mạng của giáo xứ. Cách thể hiện Đức Mẹ trong tranh mang đường nét văn hóa của người Hoa, góp thêm một điểm độc đáo cho toàn bộ khung cảnh bên trong nhà thờ.

Bàn để bài vị của gia đình ông Nam Hee được dùng làm bàn lễ

Trừ việc tu sửa căn nhà gỗ thành nhà tường kiên cố, những gì thuộc về “ngày cũ” của ngôi nhà thờ vẫn được bảo tồn. Toàn bộ cửa gỗ của nhà thờ được giữ lại, dù qua nhiều năm, đã bị mối mọt ăn mòn đi đôi chỗ. Các tấm bình phong của ngôi nhà cũ được dùng để trang trí. Cha Tôma Huỳnh Bửu Dư cho biết, xưa còn có một tấm bình phong lớn che kín cung thánh, sau được tháo rời, đem ốp vào các bức tường bên trong nhà thờ và nhà hài cốt. Trên mỗi cánh cửa nhà thờ có những tấm phù điêu cổ. Tuy màu sắc các bức phù điêu có phần sờn, bạc màu nhưng hoa văn và hình ảnh trên đó vẫn còn nguyên vẹn. Bên cạnh việc giữ lại những vật trang trí cổ xưa, giáo xứ đã tận dụng một căn phòng làm nơi chứa hài cốt. Chiếc bàn dùng để thờ bài vị tổ tiên của gia đình ông Nam Hee được dùng làm bàn lễ. Đa số những đồ đạc còn sót lại đều chạm khắc hình dơi, phượng, rồng..., những con vật đem lại nhiều may mắn theo quan niệm phong thủy của người Hoa. Những năm gần đây, một số nơi phía trong nhà thờ được dựng thêm nhưng phần trang trí cũng được thiết kế hài hòa với những nét Trung Hoa cổ xưa sẵn có.

Một bức phù điêu trong nhà thờ

Giáo xứ Đức Bà Hòa Bình hiện có khoảng 400 giáo dân người Hoa và người Việt. Ngoài những giờ lễ bằng tiếng Việt, giáo xứ còn tổ chức thánh lễ tiếng Hoa vào mỗi sáng Chúa nhật. Nhà thờ diện tích không lớn. Phía dưới dùng để dâng lễ, phần phía trên là trường học, chỉ còn một khoảng nhỏ bên ngoài sân thượng làm nơi sinh hoạt cho thiếu nhi ở xứ. Mỗi sáng Chúa nhật, sau thánh lễ, các em thiếu nhi (chừng 30 em) tập họp lại trên sân thượng và sinh hoạt cùng nhau. Thiếu nhi đa số là các em hiếu động. Khoảng sân thượng nhỏ không đủ cho các em chạy nhảy, vui đùa thoải mái. Thế nhưng những anh chị huynh trưởng vẫn khéo léo dẫn dắt các em vào những trò chơi thú vị phù hợp với khoảng không gian chật hẹp. Phía bên trong của tầng trên dùng cho các lớp giáo lý gồm tiếng Hoa và tiếng Việt. Lớp giáo lý dạy bằng tiếng Hoa do các sơ, các chủng sinh người Hoa đảm trách. Tuy diện tích không lớn nhưng những giờ sinh hoạt thiếu nhi, những giờ học giáo lý cho giáo dân vẫn diễn ra đều đặn. Trong không gian nhỏ, mọi người như gần lại và gắn bó với nhau nhiều hơn.

Người Hoa trong giáo xứ hầu hết sống bằng nghề buôn bán. Những người Hoa đầu tiên di cư đến ở khu vực Chợ Cũ lấy nghề này làm kế sinh nhai và cho đến nay, dù đã qua nhiều thế hệ, người Hoa tại khu vực giáo xứ Đức Bà Hòa Bình vẫn sinh sống như vậy. Tuy nhiên, ngoại trừ một số ít người có cơ sở lớn, ổn định, còn lại đều là buôn bán nhỏ lẻ bên đường. Tuy phải bươn chải với cuộc mưu sinh nhưng họ vẫn quan tâm đời sống thiêng liêng và sống đạo một cách nhiệt thành.

Trải qua chặng đường 60 năm, giáo xứ Đức Bà Hòa Bình ôm vào lòng nhiều ký ức, nhiều nét rất riêng của một cộng đồng Công giáo gốc Hoa ngay trung tâm Sài Gòn.

Thiên Lý

Chia sẻ:

Bình luận

Mot ngoi nha tho doc dao du co ve ngoai nho be...
Mot ngoi nha tho doc dao du co ve ngoai nho be...

có thể bạn quan tâm

Giáo phận Thanh Hóa mừng kính Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh
Giáo phận Thanh Hóa mừng kính Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh
Ngày 9.4.2024, Đức cha Giuse Nguyễn Đức Cường, Giám mục giáo phận đã cử hành thánh lễ kính thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh.
Kể chuyện Tin Mừng bằng đời sống thực
Kể chuyện Tin Mừng bằng đời sống thực
ban Truyền thông giáo phận Đà Lạt phát động cuộc thi “Kể chuyện Tin Mừng bằng đời sống thực”, bắt đầu từ ngày lễ Thăng Thiên năm 2024 và kết thúc vào đầu tháng 10.2024.
Hạt Gia Định huấn luyện Hội đồng Mục vụ Giáo xứ
Hạt Gia Định huấn luyện Hội đồng Mục vụ Giáo xứ
Các thành viên Hội đồng Mục vụ giáo xứ thuộc hạt Gia Định, TGP TPHCM tham dự khóa huấn luyện Hội đồng Mục vụ giáo xứ.
Giáo phận Thanh Hóa mừng kính Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh
Giáo phận Thanh Hóa mừng kính Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh
Ngày 9.4.2024, Đức cha Giuse Nguyễn Đức Cường, Giám mục giáo phận đã cử hành thánh lễ kính thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh.
Kể chuyện Tin Mừng bằng đời sống thực
Kể chuyện Tin Mừng bằng đời sống thực
ban Truyền thông giáo phận Đà Lạt phát động cuộc thi “Kể chuyện Tin Mừng bằng đời sống thực”, bắt đầu từ ngày lễ Thăng Thiên năm 2024 và kết thúc vào đầu tháng 10.2024.
Hạt Gia Định huấn luyện Hội đồng Mục vụ Giáo xứ
Hạt Gia Định huấn luyện Hội đồng Mục vụ Giáo xứ
Các thành viên Hội đồng Mục vụ giáo xứ thuộc hạt Gia Định, TGP TPHCM tham dự khóa huấn luyện Hội đồng Mục vụ giáo xứ.
Truyền chức linh mục cho 7 tiến chức giáo phận Phú Cường
Truyền chức linh mục cho 7 tiến chức giáo phận Phú Cường
Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục giáo phận Phú Cường, đã chủ tế thánh lễ truyền chức linh mục cho 7 tiến chức vào sáng 12.4.2024
Thiếu nhi  giáo xứ Bút Đông thăm các cụ cao niên
Thiếu nhi giáo xứ Bút Đông thăm các cụ cao niên
Thiếu nhi xứ đoàn Maria Gôrétti giáo xứ Bút Đông, TGP Hà Nội đã đến thăm và trao quà cho các cụ cao niên neo đơn và những gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Sa mạc huấn luyện Apollo
Sa mạc huấn luyện Apollo
Sa mạc huấn luyện Apollo của Liên đoàn Thiếu nhi Thánh Thể Giuse Hoàng Lương Cảnh đã diễn ra trong hai ngày 13 - 14.4.2024.
Giáo xứ Phú Xuân khánh thành nhà giáo lý
Giáo xứ Phú Xuân khánh thành nhà giáo lý
Đức cha Vinhsơn Nguyễn Văn Bản, Giám quản giáo phận Ban Mê Thuột, cử hành thánh lễ tạ ơn và cắt băng khánh thành nhà giáo lý xứ Phú Xuân.
Những món quà dịp kết thúc tháng chay tịnh Ramadan
Những món quà dịp kết thúc tháng chay tịnh Ramadan
Các tín hữu Công giáo thuộc giáo xứ Thánh Gioan Tẩy Giả ở Quiapo (Philippines) đã gặp gỡ và tặng quà các tín hữu Hồi giáo tại Đền thờ Hồi giáo Vàng Manila vào dịp lễ Eid’l Fitr, ngày kết thúc tháng Ramadan.
Giáo xứ Vườn Xoài - hạt Tân Định tổ chức hiến máu nhân đạo
Giáo xứ Vườn Xoài - hạt Tân Định tổ chức hiến máu nhân đạo
Ngày 14.4.2024, tại giáo xứ Vườn Xoài - hạt Tân Định, Hội Chữ Thập Đỏ và Ban chỉ đạo Hiến máu Nhân đạo phường 12, quận 3 đã tổ chức ngày hiến máu nhân đạo.