TRỞ LẠI VẤN ĐỀ XIN LỄ VÀ BỔNG LỄ (2)

Thực hành phải tránh

Hiểu biết mới về tiền xin lễ, ở một cấp độ nào đó, đã giúp tư tế cảm thấy ít lo lắng đắn đo hơn khi nhận và xử lý chúng, như thể phải cung cấp một số loại dịch vụ đặc biệt tương ứng với ý lễ của người dâng tặng. Bây giờ, tiền xin lễ, bổng lễ hay hiến nghi có thể được nhìn như quà dâng tặng Giáo hội nhằm tưởng nhớ đến người nào đó hay theo một ý chỉ nào đó mà thôi. Khi một tín hữu trao tiền lễ hay hiến nghi cho tư tế để cử hành thánh lễ, hành vi này có thể được xem như tương tự với việc đốt nến xin khấn. Ðó là một cách thức cụ thể hóa lời nguyện của họ bằng một của dâng tặng cho Giáo hội hay là một cách thức tưởng nhớ đến một ai đó nhờ hành vi dâng tặng nhân danh người ấy. Miễn là nghĩa vụ cầu nguyện theo ý lễ được hoàn thành theo lẽ công bằng nhờ cử hành hay đồng tế thánh lễ. Ngoài ra, vị tư tế không còn bất cứ một nghĩa vụ nào khác theo Giáo luật đối với người xin lễ nữa.

Bổng lễ và ý lễ là một cách tham gia giới hạn của tín hữu vào thánh lễ. Bởi vậy, phương thức trong đó ý lễ được công khai hóa hay rao báo không được làm nổi bật cách thái quá và theo đó bóp méo vai trò của chúng đến độ cá nhân được chú trọng nhiều hơn trong lúc bản chất cộng đồng của phụng vụ bị coi nhẹ hoặc bị phương hại trầm trọng như đã từng xảy ra. Ðó là các tín hữu rơi vào một cách nhìn quá đậm khuynh hướng tư hữu hoặc tư lợi về hy tế Thánh Thể được cử hành là để cầu cho người quá cố “riêng” của họ và mong thu lấy mọi hoa quả của thánh lễ về cho mình. Khi tham dự vào phần Kinh nguyện Thánh Thể nói riêng và phụng vụ thánh lễ nói chung, các tín hữu xin lễ vướng vào thói quen chỉ ngóng đợi vị tư tế đọc tên “linh hồn” người thân của mình.1

Trong số những thực hành không may đã len lỏi vào phụng vụ hiện nay, những thực hành sau đây đặc biệt phải xa tránh:

1] Thực hành I: Loan báo ý lễ trước hay trong Kinh nguyện Thánh Thể. Thực hành này có những khiếm khuyết sau: I) Vô hình trung gợi lên rằng đối tượng thụ hưởng ơn ích chủ yếu của cử hành thánh lễ là cá nhân người nọ người kia theo ý của người xin lễ; II) Tạo cảm tưởng là những ý lễ của cộng đồng đang hiện diện không sánh bằng ý lễ của người xin lễ đang có mặt hay vắng mặt;

2] Thực hành II: Xướng tên người sống cũng như tên linh hồn [hoặc “một lô” các linh hồn] trong Kinh nguyện Thánh Thể II và III. Mặc dầu thực hành này không phải là bất hợp pháp nhưng là bất hợp lý vì nó nhấn mạnh một cách không cân xứng ý lễ của vị tư tế dành cho cá nhân người nọ người kia, cũng như làm thỏa mãn người sống hơn là nhắm đến lợi ích thiêng liêng hay lợi ích của người quá cố:

a) Ðối với Kinh nguyện Thánh Thể I: nên nhớ rằng trong nghi thức thánh lễ trước đây (tiền công đồng Vatican II) lễ quy được vị tư tế nguyện thầm. Vì vậy, cộng đoàn chẳng bao giờ nghe thấy đề cập đến tên người quá cố trong phần tưởng nhớ (memento). Còn hiện nay, Kinh nguyện Thánh Thể được đọc lớn tiếng bằng ngôn ngữ bản xứ. Do đó, cộng đoàn phụng vụ có thể tham gia vào kinh nguyện này một cách tốt hơn nếu như khi sử dụng Kinh nguyện Thánh Thể I, vị tư tế chỉ cần dừng lại và thinh lặng trong giây lát đề cập đến ý lễ của riêng mình. Sự thinh lặng vắn vỏi đó sẽ khuyến khích các thành viên trong cộng đoàn phụng vụ, nhất là những người xin lễ hôm ấy, cầu nguyện cách thầm lặng theo ý chỉ của riêng họ mà cầu cho người sống cũng như người quá cố.

b) Ðối với Kinh nguyện Thánh Thể II và III: việc tưởng nhớ cách đặc biệt bằng cách nêu tên người quá cố tốt nhất chỉ sử dụng cho thánh lễ an táng, lễ sau khi được tin báo tử, lễ giỗ đầu (Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma [= QCSL], số 381)2 và giỗ mãn tang (theo tục lệ Việt Nam), trong đó chắc chắn phải sử dụng bài lễ “Thánh lễ cầu cho tín hữu qua đời” (bao gồm I. An táng; II. Giỗ; III. Các dịp khác; IV. Lời nguyện cho những trường hợp đặc biệt; V. An táng trẻ em)3 và mặc lễ phục màu tím (QCSL 346d). Chỉ khi đó, vị chủ tế mới có thể dùng công thức riêng [nằm trong khung] được trù liệu xen giữa Kinh nguyện Thánh Thể II và III để cầu cho người đã ly trần. Những công thức riêng này được sáng tác để sử dụng cho những dịp như thế chứ không được quan niệm để đọc hằng ngày (QCSL 355).4 Bởi vậy, chúng ta phải nhìn nhận tính đúng đắn và hợp lý của toàn bộ bản văn “Quy định Mục vụ Bí tích” của TGP.TPHCM (6.8.2015), thế nhưng đoạn văn “Nên trong Kinh nguyện Thánh Thể, sau khi cầu cho các vị chủ chăn, chúng ta cầu nguyện ngay cho các linh hồn (xướng các tên thánh…)” thuộc phần “Ghi nhận vài điểm đáng chú ý”5 phải coi là có một chút thiếu sót. Những lời này có lẽ minh họa cho một thói quen thịnh hành từ lâu nhưng lại không đúng vì “cầu nguyện ngay cho các linh hồn” chỉ tùy nghi đọc khi sử dụng Bài lễ “Thánh lễ cầu cho tín hữu qua đời” và mặc lễ phục tím. Có như vậy, chúng ta mới theo sát những hiểu biết mới về vai trò riêng biệt của bổng lễ và ý lễ.6

c) Ðối với Kinh nguyện Thánh Thể IV: do cấu trúc của kinh nguyện này, không thể xen vào công thức riêng cầu cho người quá cố. Vì thế, nếu muốn cử hành thánh lễ với Bài lễ “Thánh lễ cầu cho tín hữu đã qua đời” (lễ phục tím), không nên sử dụng Kinh nguyện Thánh Thể IV (QCSL 365d).

d) Ngoại trừ Kinh nguyện Thánh Thể I được trình bày ở trên, trong những Kinh nguyện Thánh Thể khác, vì đã có phần cầu cho người còn sống nói chung, nên vị tư tế không cần nêu “một lô” ý lễ cầu cho người sống chen giữa Kinh nguyện Thánh Thể nữa, vì chữ đỏ của Nghi thức Thánh lễ chỉ cho phép “Trong thánh lễ có nghi thức riêng, có thể thêm ý cầu nguyện đặc biệt ở chỗ này”. Ðiều đó có nghĩa là vị tư tế chỉ thêm vào giữa Kinh nguyện Thánh Thể ở đây những công thức Giáo hội đã soạn sẵn khi cử hành thánh lễ với nghi thức riêng, chẳng hạn như: thánh lễ khấn dòng, truyền chức, hôn phối...7 Không được phép xướng các ý nguyện như: tạ ơn, cầu bình an, cầu như ý, thánh hóa linh mục, thánh hóa công việc, xin khỏi bệnh, mừng sinh nhật, ngân khánh trong Kinh nguyện Thánh Thể..8

3] Thực hành III: dành cho người xin lễ một vai trò đặc biệt trong thánh lễ, chẳng hạn như dâng của lễ (đem bánh rượu lên bàn thờ) hay đọc Sách Thánh. Thật ra cũng chẳng có gì sai trái về phương diện phụng vụ ở đây. Nhưng thực hành này: I) Khiến người ta hiểu lầm là người xin lễ có một đặc quyền do đã chi trả “tiền xin lễ” để được hưởng. Hậu nhiên, bỗng dưng hệ thống bổng lễ mang hơi hướng “mại thánh”; II) Những người tham dự khác không dễ dàng đón nhận hành xử như vậy.

Khuyến khích thực hành

1] Khi xin lễ, tốt nhất nên ghi đầy đủ tên thánh cùng họ tên của tín hữu đã qua đời, chẳng hạn ông Giuse Nguyễn Văn X, anh Phêrô Phạm Văn Y, bà Maria Ðinh Thị A, chị Têrêsa Trần Thị B... Nếu có quá nhiều linh hồn thì chỉ cần ghi ngắn gọn là “Cầu cho các linh hồn” hay “Xin như ý”.

2] Ðăng tất cả những ý lễ giáo dân xin trên tờ thông tin [hằng tuần] của giáo xứ.9

3] Bao nhiêu có thể, bản thân người xin lễ nên tham dự thánh lễ.

4] Hết sức khuyên nhủ các tư tế hãy dâng lễ theo ý chỉ của các tín hữu, nhất là những người nghèo, cả khi không có bổng lễ (GL 945,2).

5] Trước khi thánh lễ bắt đầu, cho rao bằng cách đọc hay chiếu trên màn hình những ý lễ người ta xin. Ðây không phải là tất cả ý lễ của chủ tế khi cử hành thánh lễ đó kèm theo bổng lễ, vì ngoại trừ ngày lễ Giáng sinh, tư tế chỉ được hưởng một bổng lễ thôi, còn những bổng lễ khác phải nhường về các mục đích do bản quyền quy định, tuy rằng đương sự có thể nhận một phần thù lao vì danh nghĩa ngoại tại (x. GL 951,1). Những ý lễ còn lại, sẽ được chuyển để cử hành ở nơi khác, trừ khi những người xin lễ minh thị bày tỏ ý định ngược lại (x. GL 954).10

6] Các ý chỉ cầu cho người qua đời chỉ chen vào Kinh nguyện Thánh Thể khi sử dụng Bài lễ “Cầu cho tín hữu đã qua đời”. Các ý chỉ cầu cho kẻ sống chỉ chen vào Kinh nguyện Thánh Thể trong trường hợp cử hành nghi thức khấn dòng, truyền chức, hôn phối. Ngoài ra, chủ tế có thể rao đầy đủ các ý lễ ngay lập tức sau lời chào chủ tế, tức phần đầu lễ hoặc xướng ý chỉ trong phần Lời nguyện Tín hữu. Thông thường, có thể nêu 4 ý nguyện trong phần Lời nguyện Tín hữu. Sau ý nguyện thứ IV, có thể thêm một ý nguyện nữa nhằm nêu ra những ý lễ của người xin cầu cho người sống và người chết, trong đó có thể nêu cả danh tánh một vài tín hữu đã qua đời theo ý chỉ tương ứng với bổng lễ vị tư tế đã nhận.11

7] Cách rao:

Chỉ rao ý lễ cầu cho người đã qua đời theo ý người xin, để người xin lễ và những người liên quan (gia đình, họ hàng…) nhận ra khi cùng nhau góp tiền xin lễ trong dịp lễ này, chứ không rao tên người người xin lễ (để tránh khoe khoang hoặc ngược lại gây mặc cảm cho người khác, nhất là người nghèo).12

Tốt nhất là đọc đầy đủ tên của người quá cố [chẳng hạn, ông Giuse Nguyễn Văn X, anh Giuse Phạm Văn Y, bà Maria Nguyễn Thị A, chị Maria Trần Thị B...] chứ không phải theo cách tổng gộp các linh hồn (10 linh hồn Giuse, 3 linh hồn Maria, 2 linh hồn Phêrô…). Bằng không, nếu có nhiều ý lễ giống nhau, có thể đọc: 3 ý cầu cho Maria; 2 ý cầu cho Phêrô.13

(tiếp theo và hết)

Lm. Giuse Phạm Ðình Ái, SSS

____________________________________________________________________________

1 Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, Hướng dẫn về Lòng Ðạo đức Bình dân và Phụng vụ (17.12.2001), số 255.

2 Xc. Notitiae 5 (1969), 325, no. 4

3 Các Bài lễ này nằm trong Sách lễ Rôma (ấn bản tiếng Việt 1992) từ trang 996-1034.

4 Xc. Edward McNamara, “Mentioning the Mass Intention” trong A Zenit Daily Dispatch (Rome, 9 OCT. 2007); Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, Hướng dẫn về Lòng Ðạo đức Bình dân và Phụng vụ (17.12.2001), số 255; Joyce Ann Zimmerman, “The Choice of the Mass and Its Parts”, trong A Commentary on the General Instruction of the Roman Missal, ed. Edward Foley (Minnesota: A Pueblo, The Liturgical Press, 2007), 411.

5 Do Lm. Joseph Phạm Bá Lãm - Trưởng ban Thường vụ Hội đồng Mục vụ TGP.TPHCM - chấp bút.

6 Xc. John M. Huels, “Mass Intentions”, 47-55.

7 Xc. NLGM 516; 541; 561; 593; 610; 765; 786; QCSL 15.

8 Xc. Tham khảo Quy định Mục vụ Bí tích, số 7 của Tổng Giáo Phận Sài Gòn (6.8.2015).

9 Xc. Edward McNamara, “Mass Intentions” trong A Zenit Daily Dispatch (3.8.2005).

10 Ibid.

11 Ibid.

12 Xc. Giáo phận Ðà Lạt, Hướng Dẫn Mục Vụ Bí Tích (2016), số 6.2.

13 Xc. Ibid.

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Tu sĩ được mời gọi trở nên những chứng nhân Tin Mừng
Tu sĩ được mời gọi trở nên những chứng nhân Tin Mừng
Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên nhắn nhủ các tu sĩ hãy trở nên những chứng nhân Tin Mừng giữa lòng xã hội hôm nay, đời sống cần phù hợp và thậm chí đi trước những lời rao giảng.
Nhà nguyện mới ở giáo điểm miền quê
Nhà nguyện mới ở giáo điểm miền quê
Tại giáo điểm Tân Hòa, họ đạo Thủ Ngữ, giáo phận Mỹ Tho vào ngày 6.10.2024 đã diễn ra thánh lễ tạ ơn và làm phép nhà nguyện mới.
Sứ vụ linh mục trong Giáo hội Hiệp hành
Sứ vụ linh mục trong Giáo hội Hiệp hành
Đây là đề tài của chương trình tĩnh tâm năm linh mục giáo phận Hải Phòng năm 2024 được tổ chức vào ngày 30.9 đến 4.10 tại Trung tâm Mục vụ giáo phận.
Tu sĩ được mời gọi trở nên những chứng nhân Tin Mừng
Tu sĩ được mời gọi trở nên những chứng nhân Tin Mừng
Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên nhắn nhủ các tu sĩ hãy trở nên những chứng nhân Tin Mừng giữa lòng xã hội hôm nay, đời sống cần phù hợp và thậm chí đi trước những lời rao giảng.
Nhà nguyện mới ở giáo điểm miền quê
Nhà nguyện mới ở giáo điểm miền quê
Tại giáo điểm Tân Hòa, họ đạo Thủ Ngữ, giáo phận Mỹ Tho vào ngày 6.10.2024 đã diễn ra thánh lễ tạ ơn và làm phép nhà nguyện mới.
Sứ vụ linh mục trong Giáo hội Hiệp hành
Sứ vụ linh mục trong Giáo hội Hiệp hành
Đây là đề tài của chương trình tĩnh tâm năm linh mục giáo phận Hải Phòng năm 2024 được tổ chức vào ngày 30.9 đến 4.10 tại Trung tâm Mục vụ giáo phận.
Nghi thức Tuyên xưng đức tin của Đức Giám mục tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh
Nghi thức Tuyên xưng đức tin của Đức Giám mục tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh
Chiều 8.10.2024, một ngày trước khi thánh lễ tấn phong Giám mục Phụ tá giáo phận Xuân Lộc được cử hành, Đức Giám mục tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh đã tuyên xưng đức tin, tuyên thệ trung thành với Giáo hội trước sự chứng kiến của HĐGMVN và đông...
Báo Công giáo và Dân tộc phân ưu cùng Đức cha Phêrô Lê Tấn Lợi
Báo Công giáo và Dân tộc phân ưu cùng Đức cha Phêrô Lê Tấn Lợi
Bà cố Matta Phạm Thị Lến - thân mẫu Đức cha Phêrô Lê Tấn Lợi, Giám mục phó giáo phận Cần Thơ - được Chúa gọi về lúc 12g35 ngày 6.10.2024, hưởng thọ 87 tuổi
Cứu trợ đồng bào bị thiên tai
Cứu trợ đồng bào bị thiên tai
Trợ giúp đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão Yagi tại các huyện Bảo Yên (Lào Cai), Lục Yên, Trấn Yên (Yên Bái) và Hoàng Su Phì (Hà Giang), Ban Bác ái Hội dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa đã tổ chức chuyến thăm cứu trợ kéo dài 9 ngày...
Mừng đại thượng thọ thầy Stêphanô Nguyễn Khắc Dương
Mừng đại thượng thọ thầy Stêphanô Nguyễn Khắc Dương
Thánh lễ tạ ơn mừng đại thượng thọ thầy Stêphanô được tổ chức tại Tu đoàn Anh Em Bác Ái Chúa Kitô Tôi Tớ, giáo phận Phan Thiết, dưới sự chủ trì của Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, nguyên Giám mục giáo phận Hà Tĩnh.
Cho em  “nghe”  tiếng yêu thương
Cho em “nghe” tiếng yêu thương
Hai mươi niên khóa với 70 học sinh ra trường, nhiều em trong số đó có việc làm, dựng xây cuộc sống đầm ấm riêng…, là kết quả của hành trình không hề đơn giản ở trường Khuyết tật Nhân Ái Mỹ Tho.
Ðào tạo người kế thừa trong phụng vụ thánh nhạc
Ðào tạo người kế thừa trong phụng vụ thánh nhạc
Những lớp học đàn hay nhạc lý được tổ chức trong giáo xứ đã phần nào tạo thế hệ kế thừa. Ðiều này thiết thực, hữu ích cho giáo xứ trong phụng vụ thánh nhạc.