Ngày... tháng 9 năm 2020.
Nguyệt san Công giáo và Dân tộc số 307 có bài viết “Cha Phêrô Phạm Bá Trực, một nhà tận tụy ái quốc” của PGS TS Nguyễn Phú Lợi. Sắp tới ngày giỗ lần thứ 66 của ngài (7.10.1954), dòng họ sẽ cải táng ngài từ Thái Nguyên về quê thuộc tỉnh Ninh Bình. Xin lược ghi tiểu sử để tưởng nhớ ngài.
![]() |
Linh mục Phêrô Phạm Bá Trực sinh ngày 21 tháng 11 năm 1898 trong một gia đình Công giáo truyền thống lâu đời, có tinh thần dân tộc, kính Chúa, yêu nước, ở thôn Bạch Liên, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình (thuộc giáo xứ Bạch Liên, giáo phận Phát Diệm). Với tư chất thông minh hiếu học, ngài có “ơn gọi” làm giáo sĩ ngay từ khi còn nhỏ, được tuyển chọn theo học tại Ðại Chủng viện Tây Ðàng Ngoài (Hà Nội). Ðặc biệt, cha Phạm Bá Trực là lớp chủng sinh Việt Nam đầu tiên được tuyển chọn gởi đi đào tạo tại Trường Truyền giáo Rome (Ý). Sau 9 năm (1918 - 1927) học ở Rome và Pháp, cha xuất sắc nhận được ba bằng tiến sĩ (thần học, giáo luật, triết học). Sau khi thụ phong linh mục, trở về nước, linh mục Phạm Bá Trực giảng dạy môn Triết học, Thần học tại chủng viện Hoàng Nguyên, Ðại Chủng viện Kẻ Sở (Sở Kiện, Hà Nam), rồi Ðại Chủng viện Xuân Bích (Hà Nội). Ðồng thời cha tham gia hoạt động mục vụ, coi sóc xứ Kẻ Sét (Thịnh Liệt, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội). Năm 1929, cha được điều về coi sóc xứ Khoan Vĩ (xã Nhân Chính, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) cho đến sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công.
Cha từng là Phó trưởng Ban thường trực (Phó chủ tịch ) Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.
Người Lữ hành Emmaus
Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.
Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.
Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc.