Ðức Hồng y De Aviz gặp gỡ tu sĩ Việt Nam

Trong chuyến thăm 6 ngày tại Việt Nam, từ ngày 2 - 7.9.2018, Ðức Hồng y João Brazde Aviz, Tổng trưởng Bộ Ðời sống thánh hiến và các hiệp hội đời sống tông đồ đã tham dự Ðại hội Liên tu hội đời châu Á và có nhiều hoạt động ở 3 giáo tỉnh.

Gặp gỡ gần 500 tu sĩ tại TTMV TGP TPHCM

Ấn tượng với ơn gọi ở Việt Nam

Sau khi đến sân bay Tân Sơn Nhất, chiều tối ngày đầu tiên - 2.9, Đức Hồng y cùng cha thư ký Donato Cauzzo; Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Ủy ban Tu sĩ - HĐGMVN đã thăm giáo phận Xuân Lộc. Nhiều tu sĩ thuộc các hội dòng và chủng sinh đã quy tụ về nhà nguyện Tòa Giám mục để chào đón các ngài và hiệp dâng thánh lễ. Đức Hồng y đã nghe cha đặc trách tu sĩ trình bày về tình hình chung của tu sĩ trong giáo phận, từ số lượng hội dòng, nhân sự, đến các lãnh vực ưu tiên đóng góp tùy theo đoàn sủng mỗi dòng, cũng như những thuận lợi, khó khăn của đời sống thánh hiến… Vị Tổng trưởng cho biết, ngài thật ấn tượng khi nhìn thấy sự hiện diện của rất nhiều tu sĩ, chủng sinh trẻ nơi đây, điều mà khó tìm thấy ở Rome. Theo ngài, vì Giáo hội Việt Nam được sinh ra từ dòng máu các thánh tử đạo, cùng với việc trải qua những thời kỳ khó khăn, nên tạo được sự vững vàng trên con đường theo Chúa. Và từ cộng đoàn trưởng thành này đã nảy sinh nhiều người dấn thân trong đời thánh hiến.

Vị Tổng trưởng nghe giới thiệu về TGP TPHCM - ảnh: ĐQ

Trở lại Sài Gòn, trưa ngày 3.9, phái đoàn của Đức Hồng y João Brazde Aviz đã đến thăm Tòa Tổng Giám mục. Đức cha Giám quản Giuse Đỗ Mạnh Hùng, cha Tổng Đại diện Inhaxiô Hồ Văn Xuân và một số linh mục đã đón tiếp đoàn. Đức Hồng y GB Phạm Minh Mẫn cũng hiện diện trong buổi gặp gỡ. Tại đây, Đức Hồng y Tổng trưởng được nghe giới thiệu tổng quan về Tổng Giáo phận TPHCM với số giáo dân, giáo xứ, giáo điểm truyền giáo; số giám mục, linh mục, tu sĩ (theo dữ liệu năm 2017), kèm theo là những hình ảnh trình chiếu về một số hoạt động tiêu biểu của Tổng Giáo phận. Thăm hỏi về chương trình đào tạo giáo lý viên, Đức Hồng y de Aviz được biết Sài Gòn có gần 8.000 giáo lý viên trẻ, được đào tạo trong 2 năm để làm công việc này.

Theo chương trình, phái đoàn của Ðức Hồng y João Braz de Aviz tiếp tục viếng thăm TGP Huế vào ngày 5.9 (ảnh) và TGP Hà Nội ngày 6.9. Ðến ngày 7.9, các ngài đến dòng Mến Thánh Giá Hà Nội, sau đó tới chào thăm Ban Tôn giáo Chính phủ. Chúng tôi sẽ tường thuật các hoạt động này của ÐHY trong số báo tuần sau 2173.

Trong buổi họp mặt chiều cùng ngày tại Trung tâm Mục vụ với gần 500 tu sĩ là bề trên và đại diện các dòng tu trong Tổng giáo phận, khi nhắc đến hình ảnh của tu sĩ Việt Nam, Đức Hồng y de Aviz cũng bày tỏ niềm cảm phục về đời sống thánh hiến mà ngài nhìn thấy, không chỉ vì các con số đã được trình bày, mà nơi đây còn đóng góp nhiều ơn gọi cho các hội dòng trên thế giới. Theo ngài, ơn gọi đang bị khựng lại ở nhiều nơi, như tại châu Âu hầu như không còn, hoặc một số nước chỉ có rất ít, không phát triển nhanh như Việt Nam. Đây là ân sủng lớn của Thiên Chúa và cũng nói lên rằng Giáo hội Việt Nam đã có sự quan tâm, làm tất cả cho sự phát triển ấy.

Ngài cũng lưu ý các tu sĩ cần nhìn lại đời sống thánh hiến trong bối cảnh hôm nay, ngoài việc trung tín với Chúa Giêsu, trung thành với đoàn sủng, còn là đối thoại với nền văn hóa mình đang sống. Ở thời đại đang có sự thay đổi nhiều như việc toàn cầu hóa, công nghệ đi vào đời sống, người tu sĩ phải suy tư xem mình sống thế nào để nhận ra điểm sáng của Thiên Chúa và mang ánh sáng ấy đến cho mọi người. Trong hành trình theo Chúa Kitô, người tu sĩ hôm nay cần có sự kết nối của cái đầu với trái tim và đôi tay, nghĩa là cần biết suy nghĩ, phân định, yêu thương và thể hiện qua hành động.

ĐHY de Aviz dâng lễ tại giáo phận Xuân Lộc - ảnh: giaophanxuanloc.net

Rượu mới - Bình mới

Đây là chủ đề được Đức Hồng y João Brazde Aviz chia sẻ trong thánh lễ ở Xuân Lộc cũng như tại buổi gặp gỡ tu sĩ TGP TPHCM. Từ dụ ngôn “Bình cũ rượu mới” trong đoạn Phúc Âm Mc 2, 22, ngài liên hệ tới Chúa Giêsu như là “rượu mới” còn “bình mới” là những khía cạnh cần quan tâm trong đời sống thánh hiến. Điểm đầu tiên là việc đào luyện, được thực hiện suốt đời, từ khi còn trong lòng mẹ cho đến lúc từ giã cõi đời. Trong tiến trình này, phải ý thức những nhân đức đẹp nhất, đó là khả năng biến đổi, đón nhận, mềm dẻo, ngọt ngào… Một người cứng nhắc thì không đào luyện được, không tiến trong đời sống thánh hiến. Đức Hồng y dẫn ra hình ảnh cái bình gốm và người tạo nên là Thiên Chúa, cũng có thể là đấng sáng lập nhà dòng. Các môn đệ hay người tu sĩ là những chiếc bình, cần mở ra để thầy uốn nắn. Việc đào luyện để sống trong cộng đoàn cũng quan trọng, là phải bước ra khỏi chính mình để hiện diện với anh chị em. Đời sống chung có khi khó nhưng chính tha nhân là người cho mình cơ hội để khám phá tình yêu Thiên Chúa. Khi chúng ta yêu thương nhau thì trở nên giống Chúa và người chị em trong nhà dòng đã cho ta có dịp để sống tình yêu này.

Thăm nhà Mẹ dòng Thánh Phaolô Sài Gòn

Điểm thứ hai của “bình mới” là khía cạnh vâng phục và quyền bính trong nhà dòng. Làm sao để sống với quyền của bề trên và đức vâng phục như tinh thần của Tin Mừng. Việc này chỉ có thể đạt được khi mỗi người sống trong đức tin. Với cảm nghiệm đức tin, chúng ta trở nên con cái Chúa, anh chị em của nhau, đối đãi với nhau trong tình huynh đệ. Khi đó, người bề trên không phải tỏ ra mình quan trọng và người dưới phải vâng phục, dễ tạo ra xung đột. Việc sửa dạy cần đặt trong tình yêu thương, chứ không xét đoán…

Điểm thứ ba là ý thức nhìn nhận về phái tính. Theo Đức Hồng y, Thiên Chúa tạo ra người nam và người nữ giống hình ảnh Ngài. Người sống đời thánh hiến không thể tiêu diệt cảm xúc về tính dục mà phải có khả năng kiểm soát nó. Các cộng đoàn nam, nữ cần giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh mục vụ với góc nhìn đơn sơ, trong sáng. Nếu sợ và sống bằng con tim chai đá thì sẽ không hiểu, không thấu cảm được nhau để cộng tác trong việc chung. Điểm cuối cùng là vấn đề liên quan đến tiền bạc. Đức Hồng y nhắc tới hai điều về sử dụng tài chính trong nhà dòng: tổ chức một cách chuyên nghiệp, không trao hết cho một người quản lý mà cần có sự phân chia rõ ràng; và việc tiêu dùng nhất thiết phải trên tinh thần Phúc Âm.

Trả lời vấn đề của Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ đặt ra về sứ vụ loan báo Tin Mừng của người tu sĩ, Đức Hồng y de Aviz nhấn mạnh đến đời sống chứng tá. Các tu sĩ không phải đến để giải quyết khó khăn nơi mục vụ mà được mời gọi để làm chứng cho Chúa, cho đoàn sủng của mình và đoàn sủng này phải nhập thế, sống động trong chính Giáo hội địa phương, để bệnh nhân được chăm sóc, trẻ em nghèo được hỗ trợ…

Các tu sĩ không phải đến để giải quyết khó khăn nơi mục vụ

Dự đại hội Liên tu hội đời châu Á

Sáng ngày 4.9, Đức Hồng y Tổng trưởng đã tham dự Đại hội Liên tu hội đời châu Á tại Trung tâm Mục vụ TGP TPHCM. Đây cũng là lần đầu tiên các tu hội đời các quốc gia châu Á đến Việt Nam tham dự một sự kiện, với 54 thành viên đại diện.

Đại hội bắt đầu với thánh lễ kính Đức Chúa Thánh Thần do Liên tu hội đời Việt Nam phụ trách.

Sau lễ, cha Tôma Vũ Quang Trung (dòng Tên), Thư ký Ủy ban Tu sĩ - HĐGMVN đã giới thiệu về các tu hội đời đang hoạt động trên cả nước. Theo thống kê của Ủy ban Tu sĩ, tính đến đầu năm 2018, có 26 tu hội đời hiện diện tại Việt Nam, bao gồm 4 tu hội nam và 22 tu hội nữ. Trong đó có 8 tu hội thuộc quyền Giáo Hoàng, còn lại thuộc quyền Giáo hội địa phương. Tham gia đại hội lần này có gần 120 thành viên Việt Nam, đại diện cho 16 tu hội.

ĐHY de Aviz giới thiệu một ấn phẩm về tu hội đời tại đại hội

Đức Hồng y de Aviz cho biết ngài và cha thư ký Cauzzo rất hạnh phúc khi được có mặt tại đây theo lời mời của chị Adelaide Vaz, Chủ tịch Ban điều hành Liên tu hội đời châu Á. Theo ngài, Đức Phanxicô muốn đặt ra cơ cấu rõ ràng cho tu hội đời. Đức Thánh Cha từng nhận xét, trong 70 năm qua, các thành viên tu hội đời đã đóng góp rất nhiều, đồng thời mời gọi anh chị em tiếp tục can đảm sống với ơn gọi của mình. Trong những hoàn cảnh khác nhau, mỗi người tiếp tục cầu nguyện, rồi nhìn vào thực tại của thế giới qua việc chiêm ngắm Thiên Chúa, ngay cả khi phải đối diện với những thất bại, nghịch cảnh khiến mình căng thẳng. “Với Đức Thánh Cha, đó là ơn gọi đặc biệt. Qua cách sống, ơn gọi của chúng ta trở thành sự cứu rỗi cho con người...”, Đức Hồng y de Aviz nói. Dù sống đơn độc hay trong gia đình hoặc thuộc một tổ chức nào của xã hội thì người theo ơn gọi này vẫn duy trì tính thế tục là ở giữa lòng thế giới, dựa trên nền tảng Tin Mừng. Nếu không hòa mình vào đời thì không diễn tả được căn tính của tu hội đời. Ngài cũng nhắc nhở đừng lẫn lộn với các ơn gọi khác: “Nét đẹp của anh chị em là ở giữa lòng đời, vì vậy người theo tu hội đời đừng ăn mặc giống tu sĩ. Nếu ai muốn mặc tu phục, xin vào các dòng tu. Hãy cứ bình thường như bao người khác, các chị vẫn cứ làm đẹp như mọi phụ nữ, điều quan trọng là chúng ta có mầu nhiệm của Đức Kitô trong đời sống mình...”.

Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ đã cám ơn Đức Hồng y Tổng trưởng vì bài phát biểu sâu sắc. Đức cha nhìn nhận hội nghị đã giúp tham dự viên đi sâu vào những yếu tố căn bản của ơn gọi thánh hiến giữa đời. Ngài cũng nêu lên một suy tư là tại Việt Nam, ngay cả các bậc cha mẹ cũng chưa chấp nhận lối sống của ơn gọi giáo dân giữa đời như men trong bột, trong khi đây là yếu tố quan trọng của tu hội đời. Và khái niệm tu cũng ám ảnh họ, vì phải như một người tu với những dấu chỉ bề ngoài, đi đâu cũng phải có tu phục thì xã hội mới chấp nhận và như thế gia đình mới chấp nhận. Theo Đức cha Phêrô, đó cũng là thách đố của tu hội đời. Và ước mong của Đại hội này là diễn tả được ơn gọi của người giáo dân sống thánh hiến giữa đời để mọi người có thể hiểu được anh chị em là ai, làm việc gì, công việc mục vụ có khác gì với linh mục, tu sĩ và những việc trần thế nào quan trọng cần nhấn mạnh...

Trong chuỗi hoạt động tại Tổng Giáo phận TPHCM, chiều ngày 4.9, Ðức Hồng y João Braz de Aviz đã ghé thăm nhà thờ Ðức Bà Sài Gòn, Ðại Chủng viện Thánh Giuse và nhà mẹ dòng Thánh Phaolô Sài Gòn. Chia sẻ với các nữ tu tại đây, vị Tổng trưởng Bộ Ðời sống thánh hiến bày tỏ niềm vui vì chuyến viếng thăm Việt Nam và cách riêng có mặt cùng với hội dòng có bề dày phục vụ suốt một thế kỷ qua. Ngài nhắn nhủ các chị em sống tốt ơn gọi, không ngừng canh tân trong sứ mạng phục vụ vì lợi ích của Dân Chúa. Nữ tu Giám tỉnh Maria Nguyễn Thị Thơm cho biết, để chuẩn bị chào đón Ðức Hồng y, các sơ đang phục vụ trong thành phố ở các cộng đoàn đã tề tựu về, dịp này cũng như một cơ hội họp mặt chị em.“Ðược đón tiếp vị đứng đầu Bộ Ðời sống thánh hiến là một niềm vui cho nhà dòng. Tiếp xúc với Ðức Hồng y, tôi ấn tượng bởi sự thân thiện, niềm nở của ngài”, nữ tu Maria nói.(H.L)

Ðại hội Liên tu hội đời châu Á diễn ra đến hết ngày 6.6.2018 với chương trình tự giới thiệu của các tu hội và một số đề tài được chia sẻ như “Sống niềm hy vọng và tiến đến sự thành toàn”, “Tính thế tục được thánh hiến”... Các tham dự viên cũng bầu cử Ban Ðiều hành mới cho nhiệm kỳ 2018-2022 và thảo luận, tổng kết định hướng cho đại hội lần tới.

LIÊN GIANG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Biên bản Hội nghị thường niên lần 1/2024 của HĐGMVN
Biên bản Hội nghị thường niên lần 1/2024 của HĐGMVN
Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên kỳ I năm 2024 tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Vĩnh Long, từ ngày 14 đến 18 tháng 4 năm 2024. Tham gia Hội nghị có Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và 29 Giám mục...
Quy định về thủ tục hôn phối áp dụng cho toàn Giáo hội tại Việt Nam
Quy định về thủ tục hôn phối áp dụng cho toàn Giáo hội tại Việt Nam
Tại kỳ họp lần 1/2024, HĐGMVN đã thảo luận và thống nhất quy định về thủ tục hôn phối dành cho các cặp đôi tại các giáo phận trên toàn quốc.
Kinh Phục vụ
Kinh Phục vụ
Vừa qua, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cuộc hành hương ở Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu.
Biên bản Hội nghị thường niên lần 1/2024 của HĐGMVN
Biên bản Hội nghị thường niên lần 1/2024 của HĐGMVN
Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên kỳ I năm 2024 tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Vĩnh Long, từ ngày 14 đến 18 tháng 4 năm 2024. Tham gia Hội nghị có Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và 29 Giám mục...
Quy định về thủ tục hôn phối áp dụng cho toàn Giáo hội tại Việt Nam
Quy định về thủ tục hôn phối áp dụng cho toàn Giáo hội tại Việt Nam
Tại kỳ họp lần 1/2024, HĐGMVN đã thảo luận và thống nhất quy định về thủ tục hôn phối dành cho các cặp đôi tại các giáo phận trên toàn quốc.
Kinh Phục vụ
Kinh Phục vụ
Vừa qua, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cuộc hành hương ở Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu.
Nhiều vấn đề được thảo luận tại kỳ họp lần thứ I/2024 của HÐGM Việt Nam
Nhiều vấn đề được thảo luận tại kỳ họp lần thứ I/2024 của HÐGM Việt Nam
Trong các ngày 14-18.4.2024, tại Trung tâm Mục vụ giáo phận Vĩnh Long đã diễn ra kỳ họp thường niên HÐGMVN lần 1/2024.
Mát lòng giữa ngày khô hạn
Mát lòng giữa ngày khô hạn
Những xe bồn chở nước ngọt, dù về đến sân nhà thờ khi trời đã tối sầm hay giữa trưa nắng oi ả, vẫn luôn có bóng dáng cha chánh xứ Giacôbê Nguyễn Minh Phụng tất bật “nhận hàng”.
Góp phần xây Nhà Tĩnh Dưỡng Chí Hòa
Góp phần xây Nhà Tĩnh Dưỡng Chí Hòa
Ngày thứ Bảy 20.4.2024 này, theo chương trình của Tổng Giáo phận, vào lúc 8 giờ 30 tại nhà thờ Chí Hòa, phường 7, quận Tân Bình sẽ có thánh lễ tạ ơn cầu bình an cho việc xây dựng Nhà Tĩnh Dưỡng các linh mục, cùng với nghi thức...
Cùng đi với Chúa và với nhau
Cùng đi với Chúa và với nhau
(Bài giảng trong thánh lễ ngày 13.4.2024 tại nhà thờ Chánh tòa TGP TPHCM, do Ðức Tổng Giám mục Richard Gallagher, Bộ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh Vatican chủ sự)
127 giờ  của Ðức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher tại Việt Nam
127 giờ của Ðức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher tại Việt Nam
Sự kiện Ðức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher thăm Việt Nam vào trung tuần tháng 4.2024 thu hút sự quan tâm của nhiều thành phần xã hội và giáo hội.
Hội đồng Giám mục Việt Nam khai mạc kỳ họp thường niên lần 1/2024
Hội đồng Giám mục Việt Nam khai mạc kỳ họp thường niên lần 1/2024
Sau khi gặp gỡ Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher, Ngoại Trưởng Tòa Thánh tại văn phòng HĐGMVN, chiều ngày 14.4.2024, Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn cùng với 29 Đức cha của 27 giáo phận đã quy tụ về Trung tâm Mục vụ giáo phận Vĩnh Long...