Cuộc sống của lão niên ở chung cư

Ngày càng có nhiều người chọn chung cư cao tầng hoặc các khu đô thị thông minh làm nơi sinh sống. Thực tế những cư dân là người cao tuổi chiếm một số không nhỏ trong loại hình nhà ở này. Liệu với những con người đã sống gần như cả đời “dưới mặt đất”, cùng với xóm làng, hàng xóm ra ngõ chạm mặt, khi thay đổi môi trường sống như chung cư sẽ như thế nào?

Không dễ dàng khi bắt đầu

Có nhiều lý do khác nhau để người lớn tuổi thay đổi môi trường sống từ mặt đất đến những khu căn hộ cao tầng. Nhưng dù là lý do nào chăng nữa, dường như sự đổi thay này ban đầu đều ít nhiều khiến các cụ mang nỗi lo như nhà nào biết nhà ấy, có chuyện gì thì biết kêu ai hay lỡ hỏa hoạn thì sao...

Không gian xanh tập thể thao ở các khu chung cư - ản: MM

Bên cạnh những lão ông, lão bà có thể thích nghi với cuộc sống ở khu chung cư ngay, cũng có không ít người vẫn cảm thấy xa lạ, khó hòa hợp với lối sống nơi đây. Như chuyện của chị Hoàng Oanh (Q.12, TPHCM), để thuyết phục được mẹ của mình chuyển lên sống cùng ở chung cư, chị đã phải tốn rất nhiều thời gian, bởi “Tính các cụ chỉ thích ở nhà có sân, vườn và nhất là có hàng xóm láng giềng trò chuyện nên không dễ gì mẹ tôi gật đầu”. Mẹ chị Oanh hầu như chỉ ở trong nhà vì thấy các căn hộ khác đều “cửa đóng then cài” suốt ngày. Ở khu chung cư của chị Oanh, dễ bắt gặp nhiều ông bà già ra ghế đá ngồi vì chưa có bạn hàng xóm như dưới quê. Họ chờ người đi ngang qua lại để bắt chuyện, hoặc chỉ là chào một câu và rất vui khi có người hỏi chuyện. Chính vì ở mấy tháng vẫn chưa tìm thấy “điểm chung”, cũng chưa có bạn bè để hàn huyên nên mẹ chị Oanh chọn cách ở với con vài tuần rồi lại về quê vài tuần để thay đổi không khí.

Một vấn đề bận tâm nữa của các cụ bởi khi tuổi đã cao, sức đã yếu, thường họ chỉ muốn sống những nơi thanh bình, yên tĩnh, thoáng đãng chứ không thích sự tù túng giữa các bức tường khép kín. Hơn nữa, nhiều tòa nhà có những quy định gắt gao như ra vào phải có thẻ, không được tùy tiện vứt rác ngoài hành lang chung, không được gây ồn ào... khiến nhiều cụ cảm thấy không quen. Chia sẻ về cái sự “mãi không quen” khi đến sống với gia đình con trai út ở một khu đô thị thông minh, cụ ông Trần Hà (Q.1, TPHCM) cho rằng chính sự hiện đại trở thành điểm khiến ông khó hòa nhập vào môi trường sống mới. Theo ông, “Ở đây rất đẹp, có công viên thoáng mát nhưng nó hiện đại, bóng loáng quá thành ra không hợp với người sinh ra từ làng như tôi. Thú thật, làm gì mình cũng sợ sai, sợ không đúng quy định. Chưa kể đến các công nghệ hiện đại như muốn lên nhà, đi thang máy phải có thẻ riêng...khiến mình thấy phiền vì vốn nhớ trước quên sau...”. Cụ ông gần tuổi thất tuần còn than phiền vì mọi thứ xung quanh quá đẹp nên xuống dưới nhà là ông phải chú ý quần áo tóc tai nhiều hơn chứ không dám xuề xòa như hồi ở quê.

Bà Nguyễn Thị Hiên (Q.Thủ Ðức, TPHCM) nói như trút bầu tâm sự khi được hỏi về sự thích nghi ở môi trường mới khi bắt đầu sống ở một căn hộ của tòa nhà cao hơn hai mươi tầng kể từ ngày con dâu sinh cháu: “Ở thành phố buồn quá, lại chả có việc gì làm, suốt ngày ở trong nhà xem tivi, chơi với cháu nên nhiều khi không chịu nổi. Ở quê còn có thể chạy chỗ nọ, chỗ kia nhà hàng xóm. Nhà quê có con lợn, con gà, mảnh đất trồng rau dưa mà chăm nên tay chân đỡ thừa thãi”. Cuộc sống hiện đại theo kiểu công nghiệp lên xuống bằng thang máy, đi đổ rác cũng bấm đợi thang máy, đi chợ ở siêu thị...dù tiện lợi, nhưng đó lại chính là điều khiến bà Hiên cảm thấy buồn chán. Bà còn phập phồng sợ bị kẹt khi thang máy mất điện hay phải chạy thoát hiểm khi có báo cháy... “Ðôi lần chuông báo cháy reo là mình chỉ biết luống cuống chạy trong hoang mang, trong khi chân tay đã chậm chạp...”, bà cảm thán.

Hội các bà cùng trông cháu - ảnh: MM

Thích nghi để tìm vui

Cuộc sống ở chung cư không chỉ có mặt trái là những phiền muộn, bất tiện với hàng tá các vấn đề có thể chưa hoàn hảo đối với những cư dân lớn tuổi; cũng như không phải sống ở đô thị thông minh sẽ chỉ có sự xa cách hay tù túng... Thực tế, nhiều lão niên thích nghi với môi trường sống mới rất nhanh và không ít người cảm thấy thoải mái hơn lúc còn sống ở nhà phố.

Ông Minh Thân (Q.Bình Thạnh, TPHCM) đã về hưu vài năm nay chia sẻ: “Nhiều người cho rằng căn nhà cũ của tôi ngon vì ngay trung tâm có giá nhưng thật ra có nhiều bất tiện như nhà nhỏ, chật chội. Ở nhà phố thì đào đâu ra sân chơi thể dục thể thao, sáng phải đi xa. Ðó là chưa nói đến đường hẻm nhỏ, nói xui chứ xe cấp cứu vào cũng không được...”. Cũng vì chán cảnh nóng bức mùa hè, ngập nước mùa mưa nên sau cùng ông Thân chọn bán nhà chuyển sang căn hộ cao cấp để sống thoải mái hơn. Sự thoáng đãng, không gian xanh, không gian chung rộng rãi ở nơi ở mới khiến ông cảm thấy hài lòng.

Cũng bỏ nhà phố lên nhà cao tầng, bà Bích Thu (Q.7, TPHCM) cảm thấy hài lòng với căn hộ mới bởi theo bà, nơi đây có sự gắn kết cộng đồng khá sinh động. “Ban đầu khi các khu nhà lưa thưa người dọn về ở thì cũng chán lắm, ra vào chỉ thấy mấy gia đình trẻ. Nhưng sau khi dân cư đông lên, các hoạt động cộng đồng chung được chú trọng hơn, thành ra lại đông vui chẳng kém gì các khu phố. Hội cao tuổi, nhóm dưỡng sinh, bạn chơi cờ, nhóm các bà trông cháu...những ngày lễ đều có các hình thức sinh hoạt chung được tổ chức, ai thích thì đăng ký tham dự. Trước lạ sau quen, mình thích nghi và tạo niềm vui theo hoàn cảnh mới”. Ban ngày khi các con đi làm, bà Thu vẫn thường bế cháu xuống sân chơi chung để đi dạo và gặp hàng xóm ở các tầng khác chuyện phiếm. Bà Thu cũng kiếm thêm được chút tiền chợ khi thỉnh thoảng vẫn nhờ con đăng bán thêm những phần ăn sáng, quà vặt ở trang mạng của chung cư. Với bà, khi quen biết thêm nhiều người cùng sống trong một tòa nhà cũng là niềm vui không nhỏ.

Bên cạnh mảng xanh là ưu điểm của nhiều khu chung cư, sự tích hợp dịch vụ nhiều tiện ích như siêu thị, trung tâm thương mại, khu vui chơi, bệnh viện…cũng mang lại sự thoải mái cho người già, khiến họ không phải di chuyển quá xa khi cần đến những dịch vụ ấy trong sinh hoạt hằng ngày. Không ít lão niên dần quen với nếp sống mới mẻ, hiện đại này.

Dẫu là tìm thấy niềm vui hay còn cảm thấy buồn, hài lòng hay cảm giác còn bất an, phiền phức...nhưng rõ ràng cuộc sống theo chiều hướng hiện đại ở những mô hình nhà ở như căn hộ cao tầng đang trở thành lựa chọn của nhiều người lớn tuổi. Tùy từng quan niệm và sự thích nghi mà cuộc sống ở môi trường mới mở ra những cảm nhận khác nhau ở mỗi người.

MINH MINH

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Sáng ngày 18.1.2025, đoàn công tác của Trung ương MTTQVN do ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo và Kiều bào đại diện, đã đi thăm và chúc Tết các linh mục là ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương MTTQVN tại TPHCM.
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Ký ức ngày xưa hiện về với ông bà Năm. Hình ảnh cái nồi đất nhỏ đặt trên lửa riu riu cho sắc lại, mấy đứa con dùng đũa quẹt cái nước chấm kia đến tận đáy nồi mới thôi
Dọn lòng đón tết
Dọn lòng đón tết
Không khí Tết đã rộn ràng ngoài kia, gần lắm. Nhà nhà, người người tất bật sắm sửa, dọn dẹp, chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Thế nhưng, với người Công giáo, có những điều đã trở thành không thể nào quên thực hiện vào dịp...
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Sáng ngày 18.1.2025, đoàn công tác của Trung ương MTTQVN do ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo và Kiều bào đại diện, đã đi thăm và chúc Tết các linh mục là ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương MTTQVN tại TPHCM.
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Ký ức ngày xưa hiện về với ông bà Năm. Hình ảnh cái nồi đất nhỏ đặt trên lửa riu riu cho sắc lại, mấy đứa con dùng đũa quẹt cái nước chấm kia đến tận đáy nồi mới thôi
Dọn lòng đón tết
Dọn lòng đón tết
Không khí Tết đã rộn ràng ngoài kia, gần lắm. Nhà nhà, người người tất bật sắm sửa, dọn dẹp, chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Thế nhưng, với người Công giáo, có những điều đã trở thành không thể nào quên thực hiện vào dịp...
Có ai mong “đợi đến tết Congo”?
Có ai mong “đợi đến tết Congo”?
Hồi trước, tôi hay nghe anh chị tôi nói câu này mà chẳng hiểu gì cả. Dần dà, lờ mờ hiểu là có chờ đợi “mút chỉ” cũng chẳng được gì. Nghĩa là đừng hy vọng vào một điều mà không biết bao giờ sẽ xảy ra như... “đợi Tết...
Ðức năng thắng số, nhân định thắng thiên
Ðức năng thắng số, nhân định thắng thiên
Ở những dòng thơ giới thiệu chị em Thúy Kiều, thi hào Nguyễn Du đã tiên tri số phận của họ. Mặc dù Kiều “so bề tài sắc lại là phần hơn”, nhưng lại là điềm báo cho cuộc đời truân chuyên.
Những giờ kinh tối khó quên
Những giờ kinh tối khó quên
Nếp sinh hoạt hằng ngày của gia đình tôi là bắt đầu giờ kinh tối lúc 9 giờ. Sau khi xem tivi, cả nhà chuẩn bị ghế ngồi quanh chân tượng Chúa và tượng Đức Mẹ.
Nghĩ về phong tục ngày Tết
Nghĩ về phong tục ngày Tết
Tôi vẫn nhớ ngày còn nhỏ, cứ gần Tết là mọi người thi nhau… trả nợ, dù ít dù nhiều thì đều cố gắng không để nợ nần qua năm. Càng không bao giờ dám đi vay mượn vào dịp đầu năm.
Tết này nhà mình đi đâu?
Tết này nhà mình đi đâu?
Dù ở độ tuổi nào và xã hội biến đổi ra sao, thì Tết vẫn luôn có một ý nghĩa đặc biệt trong lòng mỗi người, mỗi gia đình.
Vì mùa Xuân lại sẽ đến
Vì mùa Xuân lại sẽ đến
Nhẩm đếm, còn hai Chúa nhật nữa thôi là Tết, nên đứng đầu trong danh sách việc cần làm là dọn dẹp, sắp xếp nhà cửa. Nếu các góc khác trong nhà tốc độ hoàn thành khá nhanh thì khi dọn đến khu vực kệ sách lại đến quên thời...