Âm thầm vun đắp giữa miền cao nguyên

Vốn là một người con của giáo xứ Bảo Lộc (GP Đà Lạt) nên ngày chịu chức, thánh lễ mở tay cũng được cử hành tại nhà thờ quê nhà. Chặng đường 46 năm linh mục thì gần một nửa thời gian cha phục vụ xứ đạo miền cao nguyên này. Bảo Lộc vì thế là chốn thân thương trong hành trình mục tử của cha Giuse Nguyễn Hữu Duyên…


Vun đắp những công trình Nhà Chúa

Nhà thờ Bảo Lộc với hình dáng độc đáo nằm trên quốc lộ 20, đoạn qua thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Ðồng. Ðây là công trình do kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ thiết kế và cha Giuse Nguyễn Hữu Duyên coi sóc việc xây dựng. Hơn 3 năm trước, cha đã chuyển về giáo xứ La Vang, cách đó gần 20 cây số. Rời phố thị để về một vùng quê hẻo lánh với ít giáo dân hơn, tưởng chừng như là cơ hội cho vị chủ chăn thảnh thơi lúc về già, nhưng không, cha vẫn miệt mài phục vụ, biến nơi đây thành một điểm đón khách hành hương đến kính viếng Ðức Mẹ. Ðặc biệt, vào ngày 13 hằng tháng, có hàng ngàn người tụ về.

Là con út trong mái ấm có 6 anh chị em, ơn gọi của cha được hun đúc từ gia đình. Bởi trong số 6 người con của ông bà cố thì 4 anh em trai đều có ý hướng đi tu. “Tôi còn nhớ như in ngày đó mỗi dịp hè hay Tết đến, các anh từ chủng viện được về thăm nhà là tôi bị cuốn hút bởi vẻ ngoài đạo mạo, chín chắn cùng lòng nhiệt thành, hăng say”, cha kể lại cơ duyên đến với ơn gọi. Trong số 4 anh em, sau cùng hai người được bước lên bàn thánh, cha và người anh trai cả là Ðức cố Giám mục Batôlômêô Nguyễn Sơn Lâm (coi sóc GP Ðà Lạt từ năm 1975 - 1994 và GP Thanh Hóa từ 1994 - 2003).

Ngày 29.4.1972, cha lãnh tác vụ linh mục và chặng đường phục vụ trải qua nhiều giáo xứ thuộc hạt Bảo Lộc, từ Thanh Xuân, rồi ra giúp tại GP Thanh Hóa một năm, sau đó về lại Bảo Lộc và hiện tại là La Vang… Dù đi đến đâu, trong vai trò gì, cha cũng để lại dấu ấn riêng biệt, mà nổi bật nhất phải kể đến việc xây dựng, không nhà thờ thì nhà xứ, rồi nhà giáo lý, nhà mục vụ… Tất cả nhằm có được các cơ sở khang trang, thuận tiện cho việc thờ phượng và sinh hoạt cộng đoàn. Mỗi công trình dù là lớn hay nhỏ, ngoài trách nhiệm giám sát chung, cha còn xắn tay áo lao động với bà con, đồng thời tự học hỏi cách theo dõi tiến độ, đọc bản vẽ. Dần dà, “máu” thích xây dựng ngấm vào trong cha lúc nào không hay, đến nỗi ngày ở Bảo Lộc, nhiều người hay gọi cha bằng cái tên “người ghiền mùi sắt thép, xi măng”.

Cũng chính từ việc có kinh nghiệm thực tiễn trong xây dựng nên sau khi cha chánh xứ Bảo Lộc Giuse Vương Văn Ðiền qua đời, Ðức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, khi ấy là Giám mục GP Ðà Lạt, đã bổ nhiệm cha về nhận sở Bảo Lộc, với nhiệm vụ tiếp tục một công trình tầm cỡ mà lúc bấy giờ mới chỉ xong một phần móng.

Nhà thờ Bảo Lộc (ảnh: Đình Quý)


Dấu ấn nhà thờ Bảo Lộc

Trong thâm tâm, người mục tử thích bươn chải, lặn lội này chỉ muốn được đi về vùng quê phục vụ người nghèo, vun đắp cho xứ đạo hẻo lánh hơn sống nơi phố thị, nhưng khi nhận bài sai, cha mau mắn vâng lời bề trên và về nhận xứ vào tháng 4.1996. Theo thiết kế ban đầu của KTS Ngô Viết Thụ thì nhà thờ Bảo Lộc rất rộng, là một trong những ngôi thánh đường lớn nhất nước khi hoàn thành vì có diện tích tới 60x60m, cao 51,5m. Vốn đã có kinh nghiệm, cộng với điều kiện thực tế của giáo xứ nên sau khi tiếp nhận công việc, cha Duyên họp bàn với nhiều thành viên để cuối cùng đi đến quyết định hiệu chỉnh lại thiết kế bằng việc thu nhỏ diện tích còn 42x42x31,5m.

Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn tái khởi công xây dựng lại nhà thờ

Việc thu nhỏ lại so với dự án ban đầu cũng khiến cha vấp phải nhiều ý kiến khác nhau, có người tán thành nhưng cũng có người không đồng tình, đồng nghĩa với việc tìm nguồn hỗ trợ xây dựng khó khăn. Tuy nhiên, những khi như vậy, cha lại nhẹ nhàng giải thích để họ hiểu. Có nhiều lý do được cha nêu ra, song có hai điều chính yếu : thứ nhất là vấn đề tài chánh, nếu làm theo thiết kế ban đầu sẽ rất tốn kém, trong khi điều kiện giáo xứ còn khó khăn; thứ hai, xét về mặt tổng thể sẽ không cân đối sau khi hoàn thành, vì nhà thờ lớn trong khi khuôn viên không quá rộng. Dần dà, ý kiến phản đối ít đi khi nhà thờ ngày một nên hình nên dạng… “Ngoài nhà thờ, cha còn lo lắng nhiều công trình khác, song song đó là phát triển đời sống thiêng liêng để Bảo Lộc có được như ngày hôm nay. Vất vả xây dựng cộng đoàn là vậy nhưng chưa bao giờ tôi thấy ngài phàn nàn điều gì, hơn nữa, còn luôn nhớ đến người nghèo khi hằng năm đều tổ chức đi vào vùng sâu, vùng xa hay lên trại phong để giúp đỡ cho bà con; rồi mở quỹ học bổng nâng đỡ học sinh nghèo. Tính ngài thẳng thắn nhưng sống rất tình cảm và thương yêu giáo dân nhiều lắm”, một tín hữu sống gần nhà thờ nói về cha.

Nhà thờ Bảo Lộc trong những ngày thi công - ảnh: Linh mục Nguyễn Hữu Duyên cung cấp

Chính từ những lo lắng chạy vạy của người mục tử nên trong 3 năm thi công nhà thờ không bị gián đoạn và được cung hiến vào ngày 31.5.1999, kịp đưa vào sử dụng trong Năm Thánh 2000. Ðặc biệt ngày nay, nhà thờ Bảo Lộc còn trở thành một trong những điểm nhấn cho thành phố nơi vùng đất Nam Tây nguyên này.

Năm 2014, giáo họ La Vang của Bảo Lộc được nâng lên thành giáo xứ, và cha được bài sai về làm cha sở tiên khởi. Tại đây, vị chủ chăn tóc đã bạc trắng vẫn miệt mài với việc xây dựng các cơ sở cho giáo xứ mới và chăm lo cộng đoàn. Bước chân cha không ngừng nghỉ để những xứ đạo vùng cao ngày thêm phát triển.

Nhà thờ Bảo Lộc có sức chứa khoảng 3.000 người. Theo đồ án của KTS Ngô Viết Thụ, nhà thờ là sự pha trộn giữa kiến trúc Tây phương và đường nét văn hóa Việt Nam: phía ngoài nhà thờ là hình vuông tượng trưng cho đất, phía trong là hình tròn tượng trưng cho trời; được chống đỡ bởi 12 cây cột thể hiện cho 12 thánh tông đồ gánh vác Giáo hội… Từ ngày hoàn thành đến nay, nơi đây nhiều lần được chọn là địa điểm tổ chức thánh lễ truyền chức linh mục cho giáo phận Ðà Lạt.

ÐÌNH QUÝ

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Ðó là linh mục Phêrô Mai Văn Thượng, chánh xứ Kim Sơn, giáo phận Mỹ Tho. Trong 4 năm liền, cha đã cùng với bà con giáo dân rong ruổi trên từng chuyến đi, và quả ngọt hôm nay là ngôi thánh đường khang trang đã căn bản hoàn thiện.
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
16 năm trước, cha Giuse Phan Duy Vũ đã bắt đầu dấn thân trong ơn gọi truyền giáo của dòng Chúa Thánh Thần, dù cha sinh ra trong gia đình không theo đạo Công giáo. Sau 13 năm tu học và phục vụ, ngày 23.3.2021, cha Giuse trở thành linh...
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Chào tạm biệt bà con giáo dân Phú Lý thuộc vùng chiến khu D (huyện Vĩnh Cửu), cha Antôn M. Claret Nguyễn Ngọc Lâm (CRM) vừa quay trở về nhà dòng để bắt đầu một quãng đời mới khi bước vào tuổi hưu. Hành trình rong ruổi khắp những mái...
Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Ðó là linh mục Phêrô Mai Văn Thượng, chánh xứ Kim Sơn, giáo phận Mỹ Tho. Trong 4 năm liền, cha đã cùng với bà con giáo dân rong ruổi trên từng chuyến đi, và quả ngọt hôm nay là ngôi thánh đường khang trang đã căn bản hoàn thiện.
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
16 năm trước, cha Giuse Phan Duy Vũ đã bắt đầu dấn thân trong ơn gọi truyền giáo của dòng Chúa Thánh Thần, dù cha sinh ra trong gia đình không theo đạo Công giáo. Sau 13 năm tu học và phục vụ, ngày 23.3.2021, cha Giuse trở thành linh...
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Chào tạm biệt bà con giáo dân Phú Lý thuộc vùng chiến khu D (huyện Vĩnh Cửu), cha Antôn M. Claret Nguyễn Ngọc Lâm (CRM) vừa quay trở về nhà dòng để bắt đầu một quãng đời mới khi bước vào tuổi hưu. Hành trình rong ruổi khắp những mái...
Hành trình đời tu không bằng phẳng của một linh mục
Hành trình đời tu không bằng phẳng của một linh mục
Cha Antôn Lê Quang Trinh tâm sự, Chúa vẽ nét cong trong cuộc đời mình. Nét cong trong câu nói của thánh nữ Têrêsa Avila ứng với cha Antôn hai chuyện: hình hài và những diễn biến đời tu.
Như cánh chim bằng không mỏi
Như cánh chim bằng không mỏi
Cha Antôn Nguyễn Đình Thục sinh năm 1947 tại Thọ Ninh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1958, theo học Tiểu Chủng viện Saigon. Ngày 28.4.1973, cha được thụ phong linh mục với châm ngôn “Phụng sự trong hân hoan” (Tv 99,2)
Mục tử của các tín hữu sắc tộc
Mục tử của các tín hữu sắc tộc
Chung tay kiến tạo giáo xứ từ những ngày đầu tiên, linh mục Antôn Vũ Thanh Hòa trở thành vị chánh xứ tiên khởi của giáo xứ Thánh Phaolô (giáo hạt Madagui, giáo phận Ðà Lạt), đứng đầu một giáo xứ rộng lớn với gần 2.000 tín hữu.
Ðời mục vụ của vị cha già 50 năm linh mục
Ðời mục vụ của vị cha già 50 năm linh mục
Tôi có dịp trở lại giáo xứ Ka La, giáo hạt Di Linh, giáo phận Ðà Lạt để tham dự thánh lễ tạ ơn 50 năm hồng ân linh mục của cha cố Phaolô Lê Ðức Huân. Nhiều người đã bày tỏ lòng kính trọng, cảm phục vị cha già...
Chọn người nghèo làm hành trang đời tu
Chọn người nghèo làm hành trang đời tu
Từng sống trong cảnh nghèo và vất vả một thời, linh mục Phêrô Vũ Minh Hùng (chánh xứ Vườn Xoài - TGP TPHCM) đã thấu cảm được nỗi nhọc nhằn của những mảnh đời khốn khó, nên ngài bước vào đời tu với một xác tín mạnh mẽ: phụng sự...
Hạnh phúc đời thánh hiến
Hạnh phúc đời thánh hiến
Tròn 50 năm kể từ phút giây “bước vào Nhà Chúa”, linh mục Antôn Ðoàn Văn Vinh, tu đoàn Tông đồ Giáo sĩ Nhà Chúa cảm nghiệm đó là những tháng ngày chan chứa hồng ân, trong lúc yên bình cũng như khi gian nan, thử thách.