Người thắp lửa những giáo điểm ngoại biên

Với trang phục giản dị thường ngày, nguồn năng lượng trẻ trung toát lên nơi linh mục Gioan Nguyễn Hoài An (dòng Truyền giáo Ngôi Lời, SVD) sẽ làm những ai lần đầu gặp gỡ khó biết ngài sắp bước sang tuổi thất thập.

Theo lời hẹn, chúng tôi đến khu nhà nhỏ bình yên nằm nép dưới chân núi Đồng Bò hiểm trở, và thật bất ngờ khi biết được “ông chú” ra đón ngoài đầu ngõ lại chính là vị mục tử cần tìm gặp. Sự gần gũi, sôi nổi, nhiệt huyết trong từng cử chỉ của cha đã cảm nhiễm chúng tôi, cha con trở nên thân thuộc dẫu chỉ vừa quen biết. Cha bảo: “Tôi luôn giữ một trái tim rộng mở, nụ cười và sự hòa đồng với mọi người xung quanh. Chính những điều đó đã giúp tôi làm việc mục vụ tốt hơn và có thể đến gần Dân Chúa hơn. Bởi đời linh mục là những chuyến đi, những cuộc gặp gỡ..., nếu không cởi mở, sẽ không thể chạm đến đoàn chiên”.

Đàn ca, thể thao và du khảo

Đi theo tiếng Chúa mời gọi lúc 12 tuổi, đối với cha khi ấy, sức hút của con đường thánh hiến chỉ đơn thuần là niềm yêu thích khi được nghe, được chứng kiến các cha, các thầy vui vẻ đàn, hát. Thế là khi vào nhà dòng, ngoài việc học văn hóa, cha còn tập chơi ghita, trống và các môn thể thao như bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá… Với cha, âm nhạc và thể thao trở thành yếu tố không thể thiếu của cuộc sống, và là công cụ hữu ích để xích lại gần với mọi người. Năm 1999, cha được lãnh nhận chức thánh khi tuổi đã ngót nghét 50, rồi được nhà dòng cử đi du học chuyên ngành giáo dục tại Mỹ trong thời gian 3 năm. Sau khi về nước, tưởng rằng công việc sau này của mình sẽ gắn liền với sứ mệnh đào tạo các linh mục cho hội dòng nhưng một lần nữa, ý Chúa lại muốn vị mục tử dấn bước vào con đường truyền giáo nơi vùng xa.

Năm 2005, cha được giao trách nhiệm coi sóc giáo xứ Phú Quý và 3 giáo điểm Nhị Hà, Bình Quý, Đá Trắng - mỗi nơi cách nhau chừng hơn 20 cây số. Vào những ngày Chúa nhật, từ sáng sớm, một mình ông cố tất tả chạy xe máy đến dâng lễ tại từng cộng đoàn, và trở về khi mặt trời đã khuất bóng. Những năm đó, đời sống đạo đức của giáo dân nơi đây chỉ dừng lại ở việc đi lễ Chúa nhật mà thôi, các hội đoàn thì hầu như không có. Vì thế, vị chủ chăn phải từng bước gây dựng sinh hoạt đoàn thể, thiết lập nề nếp nơi mỗi cộng đoàn. Ngài còn tổ chức những chuyến du khảo cho các cặp đôi đã trải qua 10, 15, 20, 25 năm hôn phối để giúp hâm nóng lại niềm tin yêu; cha và con vừa tham quan, vừa tĩnh tâm, cầu nguyện, quên đi những vất vả thường ngày. Công việc yêu thích của ngài là được gặp gỡ, trò chuyện, ca hát cùng với các tín hữu. Nhờ đó, cha hiểu được những khó khăn thường ngày của họ và cả những mong muốn họ vẫn ấp ủ trong lòng.

Vùng đất Ninh Phước (Ninh Thuận) vốn khô hạn, địa hình đầy đá sỏi, xương rồng. Người dân sinh sống bằng nghề nông, chủ yếu là trồng nho rồi sau này chuyển sang trồng táo, thanh long, nhưng đời sống thì vẫn bấp bênh vì mất mùa, nông sản rớt giá. Trước tình cảnh ấy, cha nghĩ mình cần phải làm gì đó để nâng đỡ họ. Thế là ông cố cùng với người bạn đồng hành là cây đàn lại đi chạy vạy khắp nơi để xin sự giúp đỡ của các mạnh thường quân. Không dừng lại đó, ngài còn lập nên một xí nghiệp gia công mây tre tại Đá Trắng, tạo công ăn việc làm cho hơn 300 lao động.

Khi các giáo điểm đã ổn định và được nâng lên thành giáo xứ, năm 2011, cha nhận bài sai về làm chánh xứ Khiết Tâm, một giáo xứ lớn tọa lạc ở trung tâm thành phố Nha Trang xinh đẹp. Sau hơn một năm, ngài lại được điều về tham gia việc đào tạo cho hội dòng, đồng thời đi khắp Bắc, Trung, Nam để giúp huấn luyện hướng đạo, xây dựng đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể cho nhiều giáo xứ. Trong cha, mỗi nơi đi qua đều là kỷ niệm và là niềm hạnh phúc khó quên.

Lời Chúa bằng tiếng Chăm

Buổi nói chuyện của chúng tôi bị đứt quãng vì cha có một cuộc gọi đến. “Là giáo dân ở giáo xứ cũ gọi hỏi chuyện và nhờ hướng dẫn”, cha giải thích. Tuy đã không còn có cha đồng hành nhưng với nhiều Kitô hữu ở Đá Trắng, Phú Quý, Bình Quý, Nhị Hà, sự gắn kết với ngài vẫn còn nguyên vẹn. Ông Đàng Ninh, một giáo dân giáo xứ Đá Trắng tâm sự: “Cha An thân thiện lắm, nhất là với các tín hữu người Chăm như chúng tôi. Cha luôn cổ vũ mọi người giữ gìn những nét văn hóa của dân tộc mình để con cháu sau này biết về nguồn cội. Lúc cha chuyển đi, ai cũng buồn vì biết sẽ khó được gặp lại”. Trong suốt quãng thời gian hơn 7 năm phụ trách cộng đồng Công giáo người Chăm vùng Ninh Thuận, cha thường xuyên tổ chức những buổi họp mặt, nâng đỡ bà con cả về tinh thần và vật chất.

Sách tin mừng và Sách lễ Rôma đã được biên dịch sang ngôn ngữ Chăm

Một điều cha luôn thao thức là làm sao giữ lại vốn chữ viết mẹ đẻ cho đồng bào người Chăm. Cha trăn trở: “Người Chăm bây giờ hầu hết đều nói tiếng Việt. Trẻ con đi học tiếng Việt, giao tiếp bằng tiếng Việt, còn tiếng mẹ đẻ của họ thì chỉ sử dụng trong cộng đồng riêng. Thế nên, không chỉ tôi mà nhiều người khác đều tỏ ra lo ngại cho tương lai của ngôn ngữ Chăm, khi mà chính những người con của cộng đồng lại không thể bảo tồn được”.

Có lẽ vì những trăn trở này mà từ khi còn phục vụ tại xứ cũ, cha đã bắt đầu học tiếng Chăm với ông Sử Văn Ngọc - một trí thức người Chăm, thành viên nghiên cứu của Trung tâm Chăm Phan Rang sau năm 1975. Mỗi ngày một chút, ròng rã hơn 10 năm nay, vị mục tử đã có thể chuyện trò cùng các con chiên Chăm của mình. “Đã lớn tuổi lại còn đi học tiếng mới, có những lúc bập bẹ nói sai rồi bị cười nên tôi cũng thấy ngại lắm, nhưng riết rồi thành quen, cứ kiên trì học cho tới giờ”, cha kể. Nhờ sự hỗ trợ của ông Ngọc trong việc chuyển ngữ một số bài thánh ca sang tiếng Chăm, cha đưa những khúc ca ấy vào thánh lễ hàng ngày. Không dừng lại ở đó, cha còn cùng với các cộng sự thực hiện việc biên dịch sách lễ Rôma, các sách Tin mừng Tân Ước, Lời Chúa cho mọi người sang chữ Chăm cổ - loại chữ viết hiện rất ít người biết và nay chỉ thấy trên các bia mộ của người Chăm.

Chia tay chúng tôi, cha tâm sự về mong muốn được tiếp tục đi đến những vùng truyền giáo mới, đến những cộng đoàn xa xôi: “Cho dù sẽ phải bắt đầu tất cả từ điểm xuất phát nhưng tôi luôn yên tâm vì cứ đi theo tiếng Chúa gọi thì ắt đến được cuối đường. Vậy nên còn sức là còn đi, còn muốn được phục vụ cho anh em xung quanh để đến khi nằm xuống thì không còn tiếc nuối”.

MAI LAN

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Ðó là linh mục Phêrô Mai Văn Thượng, chánh xứ Kim Sơn, giáo phận Mỹ Tho. Trong 4 năm liền, cha đã cùng với bà con giáo dân rong ruổi trên từng chuyến đi, và quả ngọt hôm nay là ngôi thánh đường khang trang đã căn bản hoàn thiện.
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
16 năm trước, cha Giuse Phan Duy Vũ đã bắt đầu dấn thân trong ơn gọi truyền giáo của dòng Chúa Thánh Thần, dù cha sinh ra trong gia đình không theo đạo Công giáo. Sau 13 năm tu học và phục vụ, ngày 23.3.2021, cha Giuse trở thành linh...
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Chào tạm biệt bà con giáo dân Phú Lý thuộc vùng chiến khu D (huyện Vĩnh Cửu), cha Antôn M. Claret Nguyễn Ngọc Lâm (CRM) vừa quay trở về nhà dòng để bắt đầu một quãng đời mới khi bước vào tuổi hưu. Hành trình rong ruổi khắp những mái...
Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Ðó là linh mục Phêrô Mai Văn Thượng, chánh xứ Kim Sơn, giáo phận Mỹ Tho. Trong 4 năm liền, cha đã cùng với bà con giáo dân rong ruổi trên từng chuyến đi, và quả ngọt hôm nay là ngôi thánh đường khang trang đã căn bản hoàn thiện.
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
16 năm trước, cha Giuse Phan Duy Vũ đã bắt đầu dấn thân trong ơn gọi truyền giáo của dòng Chúa Thánh Thần, dù cha sinh ra trong gia đình không theo đạo Công giáo. Sau 13 năm tu học và phục vụ, ngày 23.3.2021, cha Giuse trở thành linh...
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Chào tạm biệt bà con giáo dân Phú Lý thuộc vùng chiến khu D (huyện Vĩnh Cửu), cha Antôn M. Claret Nguyễn Ngọc Lâm (CRM) vừa quay trở về nhà dòng để bắt đầu một quãng đời mới khi bước vào tuổi hưu. Hành trình rong ruổi khắp những mái...
Hành trình đời tu không bằng phẳng của một linh mục
Hành trình đời tu không bằng phẳng của một linh mục
Cha Antôn Lê Quang Trinh tâm sự, Chúa vẽ nét cong trong cuộc đời mình. Nét cong trong câu nói của thánh nữ Têrêsa Avila ứng với cha Antôn hai chuyện: hình hài và những diễn biến đời tu.
Như cánh chim bằng không mỏi
Như cánh chim bằng không mỏi
Cha Antôn Nguyễn Đình Thục sinh năm 1947 tại Thọ Ninh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1958, theo học Tiểu Chủng viện Saigon. Ngày 28.4.1973, cha được thụ phong linh mục với châm ngôn “Phụng sự trong hân hoan” (Tv 99,2)
Mục tử của các tín hữu sắc tộc
Mục tử của các tín hữu sắc tộc
Chung tay kiến tạo giáo xứ từ những ngày đầu tiên, linh mục Antôn Vũ Thanh Hòa trở thành vị chánh xứ tiên khởi của giáo xứ Thánh Phaolô (giáo hạt Madagui, giáo phận Ðà Lạt), đứng đầu một giáo xứ rộng lớn với gần 2.000 tín hữu.
Ðời mục vụ của vị cha già 50 năm linh mục
Ðời mục vụ của vị cha già 50 năm linh mục
Tôi có dịp trở lại giáo xứ Ka La, giáo hạt Di Linh, giáo phận Ðà Lạt để tham dự thánh lễ tạ ơn 50 năm hồng ân linh mục của cha cố Phaolô Lê Ðức Huân. Nhiều người đã bày tỏ lòng kính trọng, cảm phục vị cha già...
Chọn người nghèo làm hành trang đời tu
Chọn người nghèo làm hành trang đời tu
Từng sống trong cảnh nghèo và vất vả một thời, linh mục Phêrô Vũ Minh Hùng (chánh xứ Vườn Xoài - TGP TPHCM) đã thấu cảm được nỗi nhọc nhằn của những mảnh đời khốn khó, nên ngài bước vào đời tu với một xác tín mạnh mẽ: phụng sự...
Hạnh phúc đời thánh hiến
Hạnh phúc đời thánh hiến
Tròn 50 năm kể từ phút giây “bước vào Nhà Chúa”, linh mục Antôn Ðoàn Văn Vinh, tu đoàn Tông đồ Giáo sĩ Nhà Chúa cảm nghiệm đó là những tháng ngày chan chứa hồng ân, trong lúc yên bình cũng như khi gian nan, thử thách.