Nỗi trăn trở của ông cố trên cồn

Theo tinh thần thánh Phanxicô xưa, vị mục tử dấn thân vào những nơi nghèo khó nhất. Họ đạo mà cha đang phục vụ không phải là một xứ lớn, chỉ vỏn vẹn 62 gia đình nông dân với gần 300 giáo dân. Ngày ngày, cha cặm cụi với tín hữu san sẻ gánh cực, vun bồi tin yêu… Đó là hình ảnh của linh mục Phaolô Nguyễn Thanh Hải (dòng Phanxicô), chánh xứ Đức Bà Cồn Trên, một họ đạo nơi vùng sâu thuộc giáo phận Long Xuyên.

Từ bờ kè đến tháp chuông

Tháng 4.2017, cha Hải được bề trên gởi về Cồn Trên. Họ đạo này nằm cách nhà thờ Cù Lao Giêng chừng 3 cây số về hướng sông Cái (sông Tiền). Khu vực nhà thờ đang bị sạt lở nghiêm trọng do nằm ngay đầu cồn, ảnh hưởng bởi dòng nước xoáy mạnh và nạn khai thác cát lậu, trung bình đất lở từ 1-2m/năm. Với cha, nỗi lo cho cư dân vùng đất này không chỉ đơn giản là chuyện mục vụ mà cả về vật chất, tinh thần. Do đời sống vất vả, thanh niên đa số đi lao động ở thành phố, số còn lại di dời nhà cửa ra xa nhà thờ. Sinh hoạt chung nhà đạo gặp nhiều khó khăn. “Từ khi ở đây, cha ấp ủ chuyện phải làm bờ kè ở mé sông, nếu không thì chừng vài năm nữa thôi, đất sẽ sụp, nước ăn vô cả nhà xứ...”, dẫn chúng tôi ra bờ sông mà suốt một đoạn dài lở nhiều, cha nói.

Nhận bài sai được mấy tháng, thế nhưng từng nếp ăn, cách ở của giáo dân đã được “ông cố người Trung” này nằm lòng. Khi hỏi đến nhà này, nhà kia có ai còn ở lại, người nào tật nguyền, người nào mắc bệnh cần thuốc thang chữa trị... thì cha nhớ ngay. Bà Nguyễn Thị Cúc, nhà ở khu 3 trong xóm đạo huyên thuyên về chuyện nhà thờ và vị chủ chăn với khách. Bà khoe cái tháp chuông mà cha vừa thay mới và về chuyện sinh hoạt, bác ái trong xứ đạo: “Mới về thôi mà ông cố lo nhiều thứ. Họ đạo nhỏ bé, cuộc sống ai cũng khó khăn nên cha rất thương. Tôi còn biết cha đang lo cho cái bờ kè, rồi chuyện mấy đứa nhỏ học hành này nọ cũng nhờ cha giúp”.

Với sự gần hũi, thân thiện, cha Hải làm ấm lòng giáo dân nơi xứ nghèo

Ở xứ quê, thiếu nhi trên dưới chục em. Giới trẻ đôi ba người. Nhân lực ít, thế mà bằng sự dày công, cha cũng đã cố gắng để các hoạt động phụng vụ chỉn chu. Trong sinh hoạt thường nhật, cha gìn giữ các tập quán riêng. Giáo dân nhà thờ Cồn Trên có lòng sùng kính Đức Maria rất đặc biệt. Mùng 10 hằng tháng, dù bận gì, làm gì..., họ đạo luôn có chương trình viếng Đức Bà. Suốt 21 năm qua, cư dân miệt này còn có truyền thống rước tượng Đức Bà bằng ghe từ Chợ Thủ về để nguyện kinh, xem như ngày đại lễ vào mùng 10 tháng 10 Âm lịch. Năm vừa rồi, để buổi lễ thêm trang trọng, cha bàn với giáo dân tổ chức diễn nguyện cả đêm. “Ở đây, nghi thức kiệu Đức Bà vào tháng 10 là một lễ lớn. Từ lâu, cả người không có đạo, nơi xa xôi cũng biết. Có người từ Sài Gòn, Bình Phước về tham dự thuê xe ngủ qua đêm nên tôi muốn cùng anh em làm cho ngày lễ ý nghĩa hơn”, cha nói.

“Mình làm, còn Chúa sắp xếp”

Mang trong người nhiệt huyết của những tu sĩ Phan Sinh, chọn người nghèo là đích đến nên cha Hải cũng dễ dàng bắt nhịp với nếp sống dân dã vùng sông nước. Ít ai biết rằng, trước đó từng có thời gian cha làm mục vụ truyền giáo tại Myanmar, nơi mà đời sống dân cư gặp nhiều thiếu thốn. Từ năm 2007 đến năm 2011, cùng với một số linh mục, tu sĩ hội dòng, cha Hải sống tại xứ sở chùa chiền để thiết lập cộng đoàn Phan Sinh đầu tiên nơi đây. Rồi sau đó, cha lại được bề trên trao phó coi sóc giáo xứ Trại Gáo, lo việc phụng vụ nơi trung tâm hành hương thánh Antôn - giáo phận Vinh trước khi về đây. Có dịp đi nhiều nơi từ Nam chí Bắc đến cả nước ngoài, cha am hiểu nhiều nét văn hóa, tập tục và ứng dụng những cái hay mỗi nơi vào sinh hoạt. “Chuyện đạo nghĩa ở họ Nam khác nhiều với xứ Bắc, lối sống khác, tập quán khác và cách cư xử mỗi chỗ có một nét hay.Ở Myanmar trong giai đoạn trước đây không có điện thoại sử dụng, giao thông bất tiện, đi lại giữa các điểm sinh hoạt có khi cả nửa ngày trời, vất vả muôn phần nhưng nhờ sự huấn luyện của nhà dòng với linh đạo mà mình tâm huyết nên rồi khó khăn thành ra cơ hội”, cha Hải tâm sự.

Năm 2017, cha kỷ niệm 25 năm khấn dòng, 14 năm linh mục. Nhìn lại hành trình dài đầy những thăng trầm, vị mục tử cảm nhận đó như một chuyến đi đầy bình an: “Trong mọi sự, tôi biết luôn có Chúa bên cạnh đỡ nâng. Mình chỉ làm, còn Chúa sắp xếp”, cha nói. Dù trong hoàn cảnh nào, niềm phó thác, tin tưởng vào nơi Chúa luôn sống động trong cha. Và với bầu nhiệt huyết cháy bỏng, cho dẫu khó khăn vẫn còn nhiều, tin rằng cư dân họ Cồn Trên sẽ ngày càng thăng tiến cả đức tin lẫn đời sống dưới sự đồng hành của cha!

NHƯ PHAOLÔ NGÃ NGỰA

Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hải sinh năm 1961, là người con gốc Hà Tĩnh. Ý hướng dấn thân theo Chúa nhen nhóm trong cha khá sớm, từng thi vào TCV Qui Nhơn khi mới 11-12 tuổi nhưng rồi do hoàn cảnh nên dang dở. Xuất thân trong gia đình nghề nông, tuổi thơ cha phải lao động vất vả kiếm sống. Trong một lần làm rẫy, đốn cây, cha Hải không may bị tai nạn gãy chân, điều trị suốt một năm. Cũng chính khoảng thời gian đó, được các tu sĩ Phanxicô thăm hỏi, giúp đỡ, ơn gọi thánh hiến thúc giục cha mãnh liệt. Năm 1987, sau khi khỏi, cha tìm hiểu dòng và ba năm sau gia nhập cộng đoàn Phanxicô Bình Giã - Bà Rịa. Ðến bây giờ, khi nói về hành trình ơn gọi, cha xem tai nạn đó như một hồng ân, như Phaolô ngã ngựa: “Chúa làm điều kỳ diệu để biết cậy trông Ngài. Dù có lúc trong suốt chặng đường có gặp khó khăn nhưng rồi cũng qua đi. Sau tất cả vẫn là một sự bình an!”.

HÙNG LUÂN

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Ðó là linh mục Phêrô Mai Văn Thượng, chánh xứ Kim Sơn, giáo phận Mỹ Tho. Trong 4 năm liền, cha đã cùng với bà con giáo dân rong ruổi trên từng chuyến đi, và quả ngọt hôm nay là ngôi thánh đường khang trang đã căn bản hoàn thiện.
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
16 năm trước, cha Giuse Phan Duy Vũ đã bắt đầu dấn thân trong ơn gọi truyền giáo của dòng Chúa Thánh Thần, dù cha sinh ra trong gia đình không theo đạo Công giáo. Sau 13 năm tu học và phục vụ, ngày 23.3.2021, cha Giuse trở thành linh...
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Chào tạm biệt bà con giáo dân Phú Lý thuộc vùng chiến khu D (huyện Vĩnh Cửu), cha Antôn M. Claret Nguyễn Ngọc Lâm (CRM) vừa quay trở về nhà dòng để bắt đầu một quãng đời mới khi bước vào tuổi hưu. Hành trình rong ruổi khắp những mái...
Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Ðó là linh mục Phêrô Mai Văn Thượng, chánh xứ Kim Sơn, giáo phận Mỹ Tho. Trong 4 năm liền, cha đã cùng với bà con giáo dân rong ruổi trên từng chuyến đi, và quả ngọt hôm nay là ngôi thánh đường khang trang đã căn bản hoàn thiện.
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
16 năm trước, cha Giuse Phan Duy Vũ đã bắt đầu dấn thân trong ơn gọi truyền giáo của dòng Chúa Thánh Thần, dù cha sinh ra trong gia đình không theo đạo Công giáo. Sau 13 năm tu học và phục vụ, ngày 23.3.2021, cha Giuse trở thành linh...
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Chào tạm biệt bà con giáo dân Phú Lý thuộc vùng chiến khu D (huyện Vĩnh Cửu), cha Antôn M. Claret Nguyễn Ngọc Lâm (CRM) vừa quay trở về nhà dòng để bắt đầu một quãng đời mới khi bước vào tuổi hưu. Hành trình rong ruổi khắp những mái...
Hành trình đời tu không bằng phẳng của một linh mục
Hành trình đời tu không bằng phẳng của một linh mục
Cha Antôn Lê Quang Trinh tâm sự, Chúa vẽ nét cong trong cuộc đời mình. Nét cong trong câu nói của thánh nữ Têrêsa Avila ứng với cha Antôn hai chuyện: hình hài và những diễn biến đời tu.
Như cánh chim bằng không mỏi
Như cánh chim bằng không mỏi
Cha Antôn Nguyễn Đình Thục sinh năm 1947 tại Thọ Ninh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1958, theo học Tiểu Chủng viện Saigon. Ngày 28.4.1973, cha được thụ phong linh mục với châm ngôn “Phụng sự trong hân hoan” (Tv 99,2)
Mục tử của các tín hữu sắc tộc
Mục tử của các tín hữu sắc tộc
Chung tay kiến tạo giáo xứ từ những ngày đầu tiên, linh mục Antôn Vũ Thanh Hòa trở thành vị chánh xứ tiên khởi của giáo xứ Thánh Phaolô (giáo hạt Madagui, giáo phận Ðà Lạt), đứng đầu một giáo xứ rộng lớn với gần 2.000 tín hữu.
Ðời mục vụ của vị cha già 50 năm linh mục
Ðời mục vụ của vị cha già 50 năm linh mục
Tôi có dịp trở lại giáo xứ Ka La, giáo hạt Di Linh, giáo phận Ðà Lạt để tham dự thánh lễ tạ ơn 50 năm hồng ân linh mục của cha cố Phaolô Lê Ðức Huân. Nhiều người đã bày tỏ lòng kính trọng, cảm phục vị cha già...
Chọn người nghèo làm hành trang đời tu
Chọn người nghèo làm hành trang đời tu
Từng sống trong cảnh nghèo và vất vả một thời, linh mục Phêrô Vũ Minh Hùng (chánh xứ Vườn Xoài - TGP TPHCM) đã thấu cảm được nỗi nhọc nhằn của những mảnh đời khốn khó, nên ngài bước vào đời tu với một xác tín mạnh mẽ: phụng sự...
Hạnh phúc đời thánh hiến
Hạnh phúc đời thánh hiến
Tròn 50 năm kể từ phút giây “bước vào Nhà Chúa”, linh mục Antôn Ðoàn Văn Vinh, tu đoàn Tông đồ Giáo sĩ Nhà Chúa cảm nghiệm đó là những tháng ngày chan chứa hồng ân, trong lúc yên bình cũng như khi gian nan, thử thách.