Thầm lặng hiến dâng...

Yêu thương và phục vụ người nghèo dường như là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong đời tận hiến của linh mục Phaolô Nguyễn Văn Ðông, dòng Thánh Thể (SSS). Dấn thân trong ơn gọi tu trì, cha Ðông lấy niềm vui, nỗi buồn của người khốn khó mà mặc cho mình. Tại xứ Cựu Viên mà cha gắn bó nhiều năm nay, dân tình hết lời cảm mến vị mục tử…

Chúng tôi đến thăm Cựu Viên vào một ngày Hải Phòng se se lạnh. Hàng cây dọc bên mấy con đường hình như cũng co ro. Cha Ðông, từ cái thuở cha sinh mẹ đẻ đã lớn lên ở tận miền sông nước Cái Sắn - Kiên Giang, cực nam của đất nước. Cha đi tu, làm thầy, chịu chức rồi ra bắc theo bài sai của bề trên. Thời gian đầu và thậm chí ngay bây giờ, khi đã trải mấy mùa giá rét, mỗi lúc trở trời vị mục tử lại vẫn cứ lâm cảnh ốm yếu. Tu sĩ Phêrô Maria Phạm Ðức Thành, phụ tá cộng đoàn tại đây nói về vị linh mục 47 tuổi: “Thương cha lắm, ra đây bệnh liên miên vì không quen thời tiết. Ðã thế, cha luôn tay lo các công việc mục vụ, chăm làm và hăng hái. Giáo xứ nhỏ thôi, chừng non một ngàn giáo dân, thiếu thốn nhân lực nên cha choàng luôn cả những việc không tên...”. Còn ông Lê Văn Cường, 53 tuổi, sống tại làng thuyền chài, một giáo họ nghèo nhất trong số 8 giáo họ mà cha coi sóc ấn tượng về cha xứ ở sự thân tình và tận tâm. “Cả cái xóm ngụ cư này chẳng được mười người biết chữ. Chúng tôi nghèo. Dù vậy nhưng được cha đồng hành nên luôn chu toàn việc kinh kệ. Trên hết, sự gần gũi của cha còn tiếp thêm lửa mến cho anh em”, ông nói.

Nhà thờ Cựu Viên xưa cũ, nơi cha Đông đang ra sức phục vụ - ảnh: Anh Nguyên

Giáo hữu gốc Cựu Viên còn lại không nhiều. Sau đợt di cư 1954, giáo xứ hầu như chẳng còn hoạt động gì. Mãi đến những năm 1994, 1995 mới tái lập. Ðến nay, cơ cấu nhân sự tạm gọi là ổn định, theo cái cách cha xứ miêu tả. Ðó là về phương diện tổ chức. Còn chuyện cử hành phụng vụ, ca đoàn, các hội nhóm sinh hoạt thế nào, để xây dựng và phát triển là cả một quãng thời gian dài đòi hỏi nhiều tâm huyết. “Lúc mới nhận xứ, biết bao nhiêu là khó khăn. Các cha thời trước cố công gầy dựng nhưng khổ nỗi vì ở đây phần lớn người đi đạo từ nơi khác đến, dân gốc chẳng bao nhiêu, chưa được 100 người, giáo dân sống giữa lương dân, lại xa nhau nên thành ra chuyện quy tụ lại hơi khó…”, cha tâm sự. Tiếp nối những nỗ lực của các vị tiền nhiệm, cha bắt tay vào việc đào tạo nhân lực, từ giáo lý viên, giới trẻ, người đệm đàn, lễ sinh cho đến thiếu nhi.... Tất tần tật mọi sự trong ngoài! Các hội nhóm còn non trẻ nên cha sở phải luôn theo sát trong mọi việc để kịp thời uốn nắn.

Lịch làm việc của cha Ðông luôn chật kín. Chúa nhật, ông cố lại bận rộn hơn khi phải tới lui các điểm dâng lễ. Trò chuyện với cha mươi phút nhưng điện thoại giáo dân liên tục gọi đến vị mục tử. Có người xin gia nhập đạo. Một vài đôi đăng ký học giáo lý hôn nhân. Các bạn trẻ thì hẹn lịch sinh hoạt, nhờ cha sửa cái nọ cái kia. Ở Cựu Viên này, chúng tôi cảm nhận những chuyến viếng thăm của cha tới nhà giáo hữu gần như “cơm bữa”, nhất là người nghèo. Ông cố thuộc làu làu tên mọi người lớn nhỏ, không sót một đứa trẻ. Gặp cha, lũ con nít quây quần đùa giỡn. Giáo hữu với cha thân thiết như người một nhà!

Cha Đông được yêu mến bởi sự gần gũi và nhiệt tình

Cha thật bình dị. Gần cha, ấn tượng đầu tiên đối với nhiều người là sự cởi mở và chân thành. Có lẽ chính cốt cách ấy đã đem mọi người thuộc mọi tầng lớp đến gần với cha, với Nhà Chúa. Và nhờ sự chân thành mà cha được mọi người quý mến. Nhà thờ Cựu Viên cũ kỹ lọt thỏm giữa khu dân cư, đại đa số là người ngoài Công giáo. Vậy mà cứ Giáng Sinh, Trung Thu hay mỗi dịp lễ trọng, cha tổ chức sinh hoạt là dân tập trung kín mít. Nhiều người còn ủng hộ và tham gia tích cực. Nhờ sự đối thoại của cha mà khúc mắc giữa xóm làng trong lối sống, tín ngưỡng ngày càng thông thoáng. Cha Ðông còn mở rộng mục vụ cho tất cả những ai có nhu cầu. Ngoài việc mục vụ giáo xứ, trong tháng cha còn đến viện dưỡng lão TP Hải Phòng phát quà cho các cụ. Cha tổ chức dâng lễ, ân cần sẻ chia, nhờ thế mà nhiều ông bà cụ xin được rửa tội và học kinh…

Vị chủ chăn rất hay tới lui xóm lao động nghèo để đồng hành với giáo dân - ảnh: Anh Nguyên

“Ðối với tôi, nhiệm vụ nào cũng quan trọng. Phải xây dựng giáo xứ trên tất cả phương diện. Từ tổ chức, con người, không chỉ phát triển về số lượng mà còn cả chất lượng. Làm sao để giáo hữu và nhất là thế hệ sau chủ động, hăng hái trong mọi sinh hoạt. Vì giáo xứ là của chính giáo dân”, cha Ðông chia sẻ. Trong tòa cáo giải, cha lại lưu tâm về những trăn trở của bà con, để biết nỗi lo toan, khó khăn của từng người mà có cách nâng đỡ. Vị linh mục có cách tiếp cận người trẻ rất hay là lắng nghe tâm sự của các bạn qua những lần sinh hoạt và theo sát trong các hoạt động, vừa nghiêm khắc, vừa nhẹ nhàng sẻ chia. Nhiều bạn trẻ mến mộ cha. Có bạn thích nét hòa đồng. Có bạn lại cho rằng cha giảng lễ rất thu hút, nhưng ít ai biết rằng, trước khi sống ơn gọi tu trì, vị mục tử đã có chục năm miệt mài với phấn bảng, truyền những ý thơ đầy cảm xúc cho bao lớp học trò...

Anh Nguyên

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Người tân tòng và ơn gọi linh mục
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
16 năm trước, cha Giuse Phan Duy Vũ đã bắt đầu dấn thân trong ơn gọi truyền giáo của dòng Chúa Thánh Thần, dù cha sinh ra trong gia đình không theo đạo Công giáo. Sau 13 năm tu học và phục vụ, ngày 23.3.2021, cha Giuse trở thành linh...
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Chào tạm biệt bà con giáo dân Phú Lý thuộc vùng chiến khu D (huyện Vĩnh Cửu), cha Antôn M. Claret Nguyễn Ngọc Lâm (CRM) vừa quay trở về nhà dòng để bắt đầu một quãng đời mới khi bước vào tuổi hưu. Hành trình rong ruổi khắp những mái...
Hành trình đời tu không bằng phẳng của một linh mục
Hành trình đời tu không bằng phẳng của một linh mục
Cha Antôn Lê Quang Trinh tâm sự, Chúa vẽ nét cong trong cuộc đời mình. Nét cong trong câu nói của thánh nữ Têrêsa Avila ứng với cha Antôn hai chuyện: hình hài và những diễn biến đời tu.
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
16 năm trước, cha Giuse Phan Duy Vũ đã bắt đầu dấn thân trong ơn gọi truyền giáo của dòng Chúa Thánh Thần, dù cha sinh ra trong gia đình không theo đạo Công giáo. Sau 13 năm tu học và phục vụ, ngày 23.3.2021, cha Giuse trở thành linh...
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Chào tạm biệt bà con giáo dân Phú Lý thuộc vùng chiến khu D (huyện Vĩnh Cửu), cha Antôn M. Claret Nguyễn Ngọc Lâm (CRM) vừa quay trở về nhà dòng để bắt đầu một quãng đời mới khi bước vào tuổi hưu. Hành trình rong ruổi khắp những mái...
Hành trình đời tu không bằng phẳng của một linh mục
Hành trình đời tu không bằng phẳng của một linh mục
Cha Antôn Lê Quang Trinh tâm sự, Chúa vẽ nét cong trong cuộc đời mình. Nét cong trong câu nói của thánh nữ Têrêsa Avila ứng với cha Antôn hai chuyện: hình hài và những diễn biến đời tu.
Như cánh chim bằng không mỏi
Như cánh chim bằng không mỏi
Cha Antôn Nguyễn Đình Thục sinh năm 1947 tại Thọ Ninh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1958, theo học Tiểu Chủng viện Saigon. Ngày 28.4.1973, cha được thụ phong linh mục với châm ngôn “Phụng sự trong hân hoan” (Tv 99,2)
Mục tử của các tín hữu sắc tộc
Mục tử của các tín hữu sắc tộc
Chung tay kiến tạo giáo xứ từ những ngày đầu tiên, linh mục Antôn Vũ Thanh Hòa trở thành vị chánh xứ tiên khởi của giáo xứ Thánh Phaolô (giáo hạt Madagui, giáo phận Ðà Lạt), đứng đầu một giáo xứ rộng lớn với gần 2.000 tín hữu.
Ðời mục vụ của vị cha già 50 năm linh mục
Ðời mục vụ của vị cha già 50 năm linh mục
Tôi có dịp trở lại giáo xứ Ka La, giáo hạt Di Linh, giáo phận Ðà Lạt để tham dự thánh lễ tạ ơn 50 năm hồng ân linh mục của cha cố Phaolô Lê Ðức Huân. Nhiều người đã bày tỏ lòng kính trọng, cảm phục vị cha già...
Chọn người nghèo làm hành trang đời tu
Chọn người nghèo làm hành trang đời tu
Từng sống trong cảnh nghèo và vất vả một thời, linh mục Phêrô Vũ Minh Hùng (chánh xứ Vườn Xoài - TGP TPHCM) đã thấu cảm được nỗi nhọc nhằn của những mảnh đời khốn khó, nên ngài bước vào đời tu với một xác tín mạnh mẽ: phụng sự...
Hạnh phúc đời thánh hiến
Hạnh phúc đời thánh hiến
Tròn 50 năm kể từ phút giây “bước vào Nhà Chúa”, linh mục Antôn Ðoàn Văn Vinh, tu đoàn Tông đồ Giáo sĩ Nhà Chúa cảm nghiệm đó là những tháng ngày chan chứa hồng ân, trong lúc yên bình cũng như khi gian nan, thử thách.

Trăn trở của vị linh mục về hưu
Trăn trở của vị linh mục về hưu
Những ngày cuối tháng 4 này, tại nhà hưu dưỡng các linh mục Chí Hòa của Tổng Giáo phận có đợt mừng Kim khánh Linh mục của một số cha đã về nghỉ hưu trong đó có cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Hùng Oánh, nguyên chánh xứ Xây Dựng, hạt Chí...