Dấu chỉ và mục đích

(CN 18 TN B - Ga 6,24-35)

 “Ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông ?” (Ga 6,30).

Các dấu chỉ được thực hiện để củng cố lời Chúa. Chúng có thể cảnh báo các phản loạn hay khích lệ kẻ tin. Dân chúng có thể tìm kiếm dấu chỉ như là kết quả của một ước muốn chân thực để phụng sự Chúa.

Các dấu lạ để tỏ bày quyền năng Chúa: Thiên Chúa đã sai ông (Môsê) thực hiện mọi điềm thiêng dấu lạ tại nước Ai Cập, phạt Pharaô cùng tất cả bề tôi và cả nước …” (Đnl 34,10-12; x. Đnl 4,34; 6,21-22 7,19; 16,8 1Sb 16,11-12 // Tv 105,4-5; Gr 32,21).

18072021_170437.jpg (388 KB)

Các dấu lạ chứng tỏ uy quyền của các tôi tớ Chúa:

-  Môsê và Aaron: Chẳng hạn cây gậy thành con rắn (Xh 4,1-9) với kết quả là “dân đã tin, họ hiểu là Đức Chúa đến viếng thăm con cái Israel và nhìn thấy cảnh khổ cực của họ” (Xh 4,34; x. 7,8-12; Ds 17,1-9; Cv 7,36).

-  Êlia kêu cầu và “bấy giờ lửa của Đức Chúa ập xuống, thiêu rụi của lễ, củi, đá và bụi, cả nước trong mương cũng như hút cạn luôn… (1V 18,36-38).

-  Êlisa lấy áo choàng của ông Êlia đã rơi xuống “đập xuống nước, nước rẽ ra hai bên, và ông Êlisa đi qua” (2V 2,14).

-  Chúa Giêsu Kitô, “để chứng thực sứ mạng của Người, Thiên Chúa đã cho Người làm những phép mầu, điềm thiêng và dấu lạ giữa anh em. Chính anh em biết điều đó” (Cv 2,22). “Trong lúc Đức Giêsu ở Giêrusalem vào dịp lễ Vượt Qua, có nhiều kẻ tin vào danh Người bởi đã chứng kiến các dấu lạ Người làm” (Ga 2,23; x. Ga 3,2; 7,21; 20,30).

-  Các tông đồ: “Anh em đã thấy thực hiện nơi anh em nhũng dấu chỉ của sứ vụ tông đồ: nào là đức kiên nhẫn hoàn hảo, nào là những dấu lạ điềm thiêng, nào là các phép lạ” (2Cr 12,12; x. Cv 2,43; 5,12; 15,12).

-  Các dấu lạ có thể kèm theo việc rao giảng Tin Mừng: “Các tông đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng” (Mc 16,20; x. Cv 8,6; 14,3; Dt 2,3-4)

Các dấu chỉ có thể báo trước sự nghịch đạo của án phạt treo sẵn “về bất cứ điều gì, đừng sợ những kẻ chống đối anh em: đó là dấu chỉ cho thấy họ sẽ bị hư vong. Còn đối với anh em, thì lại là dấu chỉ ơn cứu độ. Điều ấy là ân huệ Thiên Chúa ban” (Pl 1,28; x. Xh 8,22-23; Is 20,1-4; Ed 4,1-3; 12,3.6.11; 24,15-24; Gr 44,29-30; Lc 2,34).

Các dấu chỉ có thể cảnh báo dân Chúa đừng phản loạn: (Corắc, Đathan và Aviram nổi loạn). Họ đến dâng hương và “Đức Chúa cho lửa ngốn trọn hai trăm năm mươi người đã dâng hương” (Ds 16,35). Các bình hương bị đốt được “dát thành những tấm đồng mỏng phủ lên bàn thờ, chúng sẽ nên dấu hiệu để cảnh giác con cái Israel” (Ds 17,3; x.Ds 26,10; Đnl 28,45-46; 1Sm 2,34; 12,16-18).

Các dấu chỉ có thể khích lệ đức tin:

-  Như dấu dẫn đường: “bấy giờ ngôi sao họ (các nhà chiêm tinh) đã thấy ở Phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở” (Mt 2,9-10 x. St 24,10-14 Xh 13,21-22 1Sm 14,8-10 2Sm 5,23-24 // 1Sb 14,14-15).

-  Như dấu bảo đảm có Chúa hiện diện (x. St 28,10-17; Xh 3,1-5; Tl 17-22).

-  Như dấu khích lệ kẻ sợ hãi nghi nan (x. Đnl 7,17-19; Tl 6,36-40; 2V 6,15-17 2V 20,8-11// 2Sb 32,24 // Is 38,7-8).
Người đạo đức cần gạt bỏ nỗi sợ hãi trước các dấu chỉ (x. Gr 10,2; Mt 24,6 // Mc 13,7 // Lc 21,9).

Tìm các dấu lạ:

-  Khi Chúa ưng nhận (x. Tl 6,17; Is 7,11; 38,22).

-  Có khi Chúa kết án (x. Mt 16,1-4 // Mc 8,11-12; Mt 12, 38-39 // Lc 11,29; Lc 11,16; 12,54-56; 23,8; Ga 2,18 4,48; 6,30; 2Cr 1,22).

 

Linh mục Phaolô PHẠM QUỐC TÚY - GP PHÚ CƯỜNG

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Điếc
Điếc
Điếc là tình trạng của một người hoàn toàn hoặc một phần nào không nghe được. Từ điếc có thể dùng để diễn tả những giới hạn về thể lý hay thiêng liêng, nó thường được dùng để mô tả sự nổi loạn thiêng liêng.
Thanh tẩy
Thanh tẩy
“Họ thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa” (Mc 7,2).
Tin, nhận chúa Giêsu
Tin, nhận chúa Giêsu
Vừa định cư tại Đất Hứa, dân Chúa đã bị cám dỗ chạy theo các thần ngoại lai, khiến Giosuê phải mời gọi họ lặp lại giao ước với Thiên Chúa. Dân đã đáp lời (Gs 24).
Điếc
Điếc
Điếc là tình trạng của một người hoàn toàn hoặc một phần nào không nghe được. Từ điếc có thể dùng để diễn tả những giới hạn về thể lý hay thiêng liêng, nó thường được dùng để mô tả sự nổi loạn thiêng liêng.
Thanh tẩy
Thanh tẩy
“Họ thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa” (Mc 7,2).
Tin, nhận chúa Giêsu
Tin, nhận chúa Giêsu
Vừa định cư tại Đất Hứa, dân Chúa đã bị cám dỗ chạy theo các thần ngoại lai, khiến Giosuê phải mời gọi họ lặp lại giao ước với Thiên Chúa. Dân đã đáp lời (Gs 24).
Thân thể Đức Kitô
Thân thể Đức Kitô
Sách Châm Ngôn mời gọi “Hãy đến mà ăn bánh của ta, và uống rượu do ta pha chế” (Cn 9,5). Chúa Giêsu tự giới thiệu “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi ban tặng chính là...
Bánh
Bánh
Thành phần căn bản của bữa ăn thời Kinh Thánh là bánh. Bánh thánh được thường xuyên thay thế tại nơi thánh, tại Nhà Tạm hay Đền Thờ. Chúa Giêsu tự nhận mình là “Bánh trường sinh” (Ga 6,35) “Bánh từ trời xuống” (6,41).
Dấu chỉ và mục đích
Dấu chỉ và mục đích
Các dấu chỉ được thực hiện để củng cố lời Chúa. Chúng có thể cảnh báo các phản loạn hay khích lệ kẻ tin. Dân chúng có thể tìm kiếm dấu chỉ như là kết quả của một ước muốn chân thực để phụng sự Chúa.
Quan phòng
Quan phòng
“Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây... Người nói thế để thử ông, chứ Người biết mình sắp làm gì rồi” (Ga 6,5-6).
Lòng thương của Chúa Giêsu Kitô
Lòng thương của Chúa Giêsu Kitô
“Chúa Giêsu thấy đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt Mc 6,34.
Chúa Giêsu Kitô là tiên tri
Chúa Giêsu Kitô là tiên tri
Chúa Giêsu Kitô được tung hô là tiên tri, bởi những người đã chứng kiến những phép lạ Người làm và đã nghe những lời Người dạy. Họ nhận biết Ngài là người nói lời Thiên Chúa, nói với uy quyền về bản chất và những mục tiêu của Thiên...