Ðể lời nguyện tín hữu gần gũi hơn

Lời nguyện giáo dân trong thánh lễ nêu lên những tâm tình chung của cộng đoàn, vì vậy, theo hướng dẫn của Giáo hội, các ý cầu nguyện cần được đầu tư, soạn thảo cho phù hợp, đánh động mọi người…

CÔNG ĐỒNG VATICAN II TÁI LẬP LỜI NGUYỆN TÍN HỮU

Linh muc Pham DInh Ai.jpg (77 KB)

Linh mục Giuse Phạm Đình Ái, dòng Thánh Thể: Trong phụng vụ ngày xưa, những người chưa Rửa Tội chỉ được tham dự phần đầu của thánh lễ, gọi là phần Tiền thánh lễ hay Lễ dự tòng. Khi phần công bố Tin Mừng và giảng xong, anh chị em dự tòng được mời ra về. Bấy giờ, toàn thể cộng đoàn đứng lên dâng lời cầu nguyện. Vì thế, những lời nguyện này được mệnh danh là “Lời nguyện tín hữu” (oratio fidelium), nghĩa là, lời nguyện thuộc về dân tư tế của Chúa chứ không thuộc về chủ tế và chỉ những người đã trở thành tín hữu cũng như hiệp thông hoàn toàn với Giáo hội mới có quyền tham dự. Tới thế kỷ III, nhờ bút tích của thánh Hippôlytô trong cuốn Truyền thống tông đồ, người ta biết rõ những lời nguyện này là phần dành riêng cho các tín hữu bởi vì lời nguyện của những người chưa lãnh Bí tích Rửa Tội thì “chưa được tinh tuyền”. Thánh nhân viết: “Giáo lý viên phải đặt tay trên những người dự tòng. Họ phải cầu nguyện rồi sau đó, mới giải tán những người này”.

Từ thời Đức Grêgôriô Cả (thế kỷ VI), Lời nguyện chung bị quên lãng trong phụng vụ Rôma, mỗi năm chỉ đọc một lần vào chiều thứ Sáu Thánh. Lý do được các sử gia như Callewaert và Jungmann đưa ra là vì trong Kinh Tạ Ơn (Lễ quy Rôma) cũng đã có những Lời chuyển cầu cho các nhu cầu của Hội Thánh, vì thế không nên lập lại ở chỗ khác.

Mãi đến thế kỷ XX, Công đồng Vatican II mới tái lập lời nguyện này trong thánh lễ. Hiến chế về Phụng vụ của Công đồng Vatican II (PV) đã quyết định lấy lại Lời nguyện phổ quát hay Lời nguyện tín hữu trong thánh lễ.

MỘT CÁCH CHO GIÁO DÂN THAM GIA

NGỌC GIÀU  - GX THIÊN ÂN.jpg (105 KB)

Chị Trương Thị Ngọc Giàu (giáo xứ Thiên Ân, TGP TPHCM): Tôi đã từng đọc tài liệu của cha Phạm Đình Ái, dòng Thánh Thể, ngài là giáo sư dạy về phụng vụ, đã nhắc nhở vài điều lưu ý khi soạn lời nguyện mà tôi vẫn nhớ. Chẳng hạn có thể tự soạn các ý nguyện nhưng không mượn dịp này để gây chia rẽ trong cộng đoàn nhằm chỉ trích ai, phê phán ai; không nên giảng dạy lý thuyết cao siêu như định nghĩa về Giáo hội, Thiên Chúa…; tránh rơi vào việc sử dụng các ý này như một bài giảng ngắn về luân lý, bài hướng dẫn đời sống Kitô hữu, chứa đựng ngôn từ mang tính chính trị hay như một bản cáo trạng; và cũng không nêu các ý chung chung, đại khái… mà gợi ra một ý cụ thể mọi người cùng hiểu. Theo tôi, đọc lời nguyện trong sách có sẵn cũng tốt nhưng sẽ bị hạn chế vì không cụ thể. Giáo xứ có thể cho các hội đoàn, cá nhân tham gia vào hoạt động chung này. Đây cũng là cách đóng góp của họ. Tôi tin cá nhân hay hội nhóm nào được giao trách nhiệm sẽ không lơ là, qua loa, mà sẽ có sự đầu tư công phu.

CHÚ Ý GIỌNG ĐỌC

KIM LIÊN.jpg (86 KB)

Bà Huỳnh Kim Liên (giáo xứ Tân Triều, giáo phận Xuân Lộc):  Lời cầu nguyện nhiều khi tôi thấy cao siêu quá, sẽ ít chạm vào tâm tình, thậm chí khó hiểu, nên mong sao khi soạn lời nguyện giáo dân, người chịu trách nhiệm sẽ chú ý vào hiện thực hơn là đề cập chuyện cao xa, hoặc trừu tượng. Tôi thấy cứ gần gũi, cụ thể, càng giản dị thì cộng đoàn sẽ thấy đó như lời nguyện của mình mà hướng lòng vào hơn. Cứ cầu xin những gì chân thật, cần thiết cho mọi người trong giáo xứ, trong xã hội ở thời điểm đó, không nói chung chung hay xa vời. Ngoài nội dung thì mong rằng cách thức thể hiện cũng đơn giản, nhẹ nhàng. Tức là giọng đọc và cung điệu nhấn nhá vừa phải, dễ nghe. Tôi nghĩ người đại diện cộng đoàn đọc lời nguyện trong thánh lễ cần đọc rõ ràng là được, cũng không nhất thiết tạo dấu ấn cá nhân trong trường hợp này.

LỜI NGUYỆN RIÊNG CHO TỪNG THÁNH LỄ

Chị Đinh Thị Phương Mai.jpg (99 KB)

Chị Đinh Thị Phương Mai (giáo xứ Mông Triệu, giáo phận Long Xuyên): Là người phụ trách thiếu nhi, theo thiển ý, lời nguyện tín hữu trong thánh lễ dành cho các em nếu được soạn riêng sẽ phù hợp và sốt sắng hơn. Chẳng hạn như vào những dịp các em nhận lãnh các bí tích Hòa giải, Thêm Sức, dịp tới mùa thi cử, Tết Trung thu…, những lời nguyện đơn sơ, gần gũi sẽ giúp thiếu nhi dễ hiệp thông, dâng Chúa những tâm tình, mơ ước bé nhỏ. Tôi đã có dịp cảm nhận điều ấy khi được cha sở giao việc soạn lời nguyện tín hữu. Dựa vào nội dung Tin Mừng và bối cảnh của cộng đoàn, xứ đạo, tôi biên soạn lời nguyện cho các thánh lễ thiếu nhi, lễ kính Lòng Chúa Thương Xót, bổn mạng giáo xứ, quan thầy các giới… sao cho phù hợp nhất. Tôi cho rằng, lời nguyện tín hữu là tâm tình chung của cộng đoàn, vì vậy một khi trở nên gần gũi, thiết thực với cuộc sống, sẽ là ý nguyện mà nhiều người cùng hướng tới.

 

BÁM SÁT ĐỜI SỐNG

Ong Ninh Duc Hoang, Gx Thanh Tong Viet Buong.jpg (87 KB)

Ông Ninh Đức Hoàng (Chủ tịch HĐMV giáo xứ Thánh Tống Viết Bường, TGP TPHCM): Được trao việc soạn lời nguyện giáo dân trong thánh lễ, tôi luôn lấy Lời Chúa làm chuẩn mực, dựa vào đó rồi kết hợp với việc theo dõi đời sống thường ngày của xã hội, của Giáo hội và giáo xứ… để có những lời nguyện ý nghĩa và thiết thực. Bên cạnh những quy chuẩn chung phải tuân thủ, cũng cần có sự sáng tạo riêng cho các lời nguyện; mà để có thể làm được điều này, mình phải chú ý quan sát cuộc sống xung quanh, những thao thức của thời đại để viết những lời nguyện phù hợp với bối cảnh. Khi cầu cho Đức Giáo Hoàng thì lời nguyện có thể gần giống nhau, nhưng với các lời cầu cho tín hữu trên toàn thế giới thì phải chuyển tải được những ý gần gũi với đời sống hiện tại, bám sát thực tế hay khó khăn mà những người anh em mình đang đối diện, đang cần hay thiếu điều gì… Với lời nguyện cho giáo dân trong xứ đạo thì tôi căn cứ trên hoàn cảnh của giáo xứ để thấy được vấn đề nào cần quan tâm, nguyện xin; ở các thánh lễ mừng bổn mạng hoặc dành cho một giới nào, lại có lời nguyện riêng cho giới đó. Để an tâm không bị thiếu sót hay sai phạm gì về tín lý, cha chánh xứ thường coi lại trước khi các lời nguyện được đọc trong thánh lễ.

PHÂN CHIA CỤ THỂ

NGỌC ĐOAN.jpg (62 KB)

Ông Đinh Ngọc Đoan (giáo xứ Đa Minh, giáo phận Xuân Lộc): Một số nơi đọc theo mẫu soạn sẵn cho mọi thánh lễ, từ người lớn tới thiếu nhi. Đôi khi, với lễ thiếu nhi lại đọc những lời nguyện chung không phù hợp với các em. Độ tuổi học sinh sẽ khó hình dung những ý nguyện “xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc”, “dựng xây hòa bình”, “bắc nhịp cầu huynh đệ”, “chiến tranh Trung Đông”…, mà sẽ hiểu những điều đơn giản hơn như xin cho thi cử kết quả cao, cầu nguyện cho các em bé khuyết tật, mồ côi… Để phần này trở nên ý nghĩa, phù hợp, tôi cho rằng giáo xứ nên giao hẳn cho một nhóm biên soạn. Tôi rất chú ý lắng nghe lời cầu nguyện tín hữu và thực sự hướng lòng mình vào đó. Tôi tin là không chỉ có mình mà nhiều người khác dự lễ cũng chú tâm phần này. Ở nhiều thánh lễ, khi nghe các ý cầu nguyện có cập nhật, theo sát tình hình thời sự, tin tức sự kiện của Giáo hội và xã hội, sẽ có cảm giác gần gũi và giúp nhiều người quan tâm hơn.

Nhóm phóng viên (thực hiện)

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Giữ vẻ thanh tịnh nơi tôn nghiêm
Giữ vẻ thanh tịnh nơi tôn nghiêm
Nhà thờ, khuôn viên nhà thờ, nhà xứ là nơi tôn nghiêm, cần sự thanh tịnh. Bạn nghĩ gì, khi thánh lễ bị làm phiền và nhiều giáo xứ dùng khuôn viên, nhà xứ làm nơi kinh doanh, buôn bán?
Bạn trẻ với  đại hội giới trẻ
Bạn trẻ với đại hội giới trẻ
Không ít bạn trẻ sau khi tham dự đại hội đã khám phá ra ơn gọi của mình, và đã thay đổi định hướng cuộc đời.
Người trẻ làm gì để truyền giáo?
Người trẻ làm gì để truyền giáo?
Trong Tông huấn Christus Vivit, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh: “Người trẻ không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại của Giáo hội. Người trẻ đang làm phong phú thế giới bằng những đóng góp của họ”.
Giữ vẻ thanh tịnh nơi tôn nghiêm
Giữ vẻ thanh tịnh nơi tôn nghiêm
Nhà thờ, khuôn viên nhà thờ, nhà xứ là nơi tôn nghiêm, cần sự thanh tịnh. Bạn nghĩ gì, khi thánh lễ bị làm phiền và nhiều giáo xứ dùng khuôn viên, nhà xứ làm nơi kinh doanh, buôn bán?
Bạn trẻ với  đại hội giới trẻ
Bạn trẻ với đại hội giới trẻ
Không ít bạn trẻ sau khi tham dự đại hội đã khám phá ra ơn gọi của mình, và đã thay đổi định hướng cuộc đời.
Người trẻ làm gì để truyền giáo?
Người trẻ làm gì để truyền giáo?
Trong Tông huấn Christus Vivit, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh: “Người trẻ không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại của Giáo hội. Người trẻ đang làm phong phú thế giới bằng những đóng góp của họ”.
Luce Biểu tượng của hy vọng từ trái tim
Luce Biểu tượng của hy vọng từ trái tim
Trước thềm Năm Thánh 2025, Tòa Thánh Vatican đã cho ra mắt một nhân vật biểu tượng hoạt hình với hình ảnh vui tươi, đại diện cho Năm Thánh sắp tới của Giáo hội Công giáo hoàn vũ.
Nhà chờ Phục Sinh để người chết được “nhẹ nhàng” và người sống được thoải mái
Nhà chờ Phục Sinh để người chết được “nhẹ nhàng” và người sống được thoải mái
Tại Việt Nam, việc lưu giữ tro cốt của các tín hữu đã qua đời ở Nhà chờ Phục Sinh tại các xứ đạo, từ lâu là một truyền thống tốt đẹp, vừa theo đúng tinh thần của Hội Thánh, vừa mang nét văn hóa tâm linh đặc trưng của...
Từ việc tăng, giảm nguồn nhân lực trong Giáo hội
Từ việc tăng, giảm nguồn nhân lực trong Giáo hội
Vatican vừa công bố thống kê về nhân lực trong Giáo hội. Số tín hữu gia tăng ở những vùng truyền giáo, nhưng lại giảm ở Âu châu. Số nữ tu và chủng sinh giảm.
Bài giảng lễ cần súc tích và đừng kéo dài lê thê
Bài giảng lễ cần súc tích và đừng kéo dài lê thê
Mới đây, trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư ngày 12.6.2024, Ðức Thánh Cha  Phanxicô một lần nữa nhắc nhở các linh mục giảng thuyết: “Bài giảng phải ngắn gọn: một suy tư, cảm thức, một điểm nhấn để hành động và cách thực hiện.
Hiệp thông với 7 tội Giáo hội xin Chúa tha thứ
Hiệp thông với 7 tội Giáo hội xin Chúa tha thứ
Dõi theo tiến trình Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới đang diễn ra tại Roma, nhiều người có những tâm tình hiệp thông trước việc Giáo hội nhìn nhận tội lỗi và xin Chúa tha thứ trong ngày khai mạc khóa họp.
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…